Những thực phẩm nên ăn để giữ ấm cơ thể trước khi ra đường
Dưới đây sẽ là danh sách những món nên ăn trước khi ra đường để giữ ấm cơ thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giữ cho bạn khỏe mạnh.
Vào mùa đông, hầu hết mọi người thường quan tâm đến quần áo ấm và sửa chữa lò sưởi ở nhà nhưng lại quên đi cách quan trọng và dễ dàng nhất để tăng cường sức khỏe, nâng cao thân nhiệt trong những tháng lạnh giá đó là bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể.
Cơ thể chúng ta cần nhiều năng lượng hơn trong mùa đông để giữ ấm. Do đó, lượng calo được đốt cháy nhanh hơn và tốc độ trao đổi chất cao trong những tháng mùa đông.
Ngoài ra, vào mùa đông, bạn cần ăn những thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch, vì khả năng mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến cảm lạnh là rất cao.
Dưới đây sẽ là danh sách những món nên ăn trước khi ra đường để giữ ấm cơ thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giữ cho bạn khỏe mạnh.
1. Mật ong
Một trong những thực phẩm tốt nhất cho mùa đông, mật ong rất giàu chất dinh dưỡng và đường tự nhiên giúp bạn tăng cường năng lượng nhanh chóng.
Mật ong có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta và làm cho nó mạnh hơn, và tránh sự khởi phát của các bệnh nhiễm trùng, có thể liên quan đến đặc tính kháng khuẩn của nó.
Mật ong cũng giúp giảm đau họng, một vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người phải đối mặt vào mùa đông.
2. Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là một loại thực phẩm tốt khác có hàm lượng calo cao và nên được tiêu thụ trong những ngày đông giá rét để kích thích cơ thể tỏa nhiệt.
Đường thốt nốt có thể được thêm vào các món ngọt và đồ uống có chứa caffein, để giữ ấm cho cơ thể.
3. Quế
Thêm quế vào các món ăn của bạn trong mùa đông có thể giúp tăng cường trao đổi chất và do đó tạo ra nhiệt trong thời tiết lạnh giá.
Bột quế trộn với nước hoa hồng có hiệu quả trong việc điều trị da khô vào mùa đông và uống nước pha quế có thể giúp kiểm soát ho và cảm lạnh.
4. Mù tạt
Mù tạt là một loại gia vị cay nồng khác được biết là có tác dụng giữ ấm cho cơ thể của bạn trong mùa đông. Cả mù tạt trắng và nâu đều sở hữu một hợp chất cay nồng chính gọi là allyl isothiocyanate, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn một cách lành mạnh.
Video đang HOT
5. Hạt vừng
Hạt vừng được sử dụng phổ biến trong những tháng mùa đông lạnh giá. Những hạt này được biết là có tác dụng làm nóng cơ thể và giúp bạn cảm thấy ấm áp trong mùa đông.
6. Gừng
Gừng đã được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị hoặc vị thuốc dân gian trên khắp thế giới. Gừng chứa các polyphenol có vị cay nồng được gọi là gingerols như 6-shogaol, 6-gingerol và zingerone có tác dụng sinh nhiệt và được biết là làm ấm cơ thể.
7. Ớt
Ớt có chứa một hợp chất hóa học gọi là capsaicin có thể trực tiếp tạo ra nhiệt, một quá trình mà qua đó các tế bào của cơ thể chuyển hóa năng lượng thành nhiệt.
Capsaicin kích hoạt một thụ thể có trong tế bào thần kinh cảm giác, tạo ra cảm giác nóng và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều ớt, bởi nó có thể gây cảm giác nóng rát trong ruột ở một số người.
8. Hạt tiêu đen
Hạt tiêu đen có chứa piperine, một hợp chất tạo cho hạt tiêu đen có vị cay nồng, có thể giúp giữ ấm cơ thể của bạn trong mùa đông. Bạn có thể đạt được lợi ích của hạt tiêu đen bằng cách thêm nó vào súp nóng và món hầm.
9. Hành tây
Hành tây đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để giữ ấm cơ thể và kiểm soát nhiệt độ cơ thể khi thời tiết lạnh. Thêm hành tây vào thức ăn của bạn có thể giúp tăng nhiệt độ và giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông lạnh giá.
10. Tỏi
Là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn, tỏi có một lượng cao canxi, kali, cũng như một số hợp chất sulfuric có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng khởi phát và tăng thân nhiệt một cách lành mạnh.
11. Rau củ
Các loại rau củ như củ cải, cà rốt, củ cải tây… nên được ăn nhiều trong mùa đông. Vì chúng có chứa một hợp chất gọi là allyl isothiocyanate giúp giữ ấm cho cơ thể. Khoai lang cũng là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn trong mùa đông.
12. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp tuyệt vời, cần nhiều thời gian để tiêu hóa trong cơ thể. Trong quá trình này, cơ thể sử dụng thêm năng lượng để tiêu hóa thức ăn, và điều này làm cho cơ thể bạn ấm hơn.
Do đó, bạn nên thêm ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch, lúa mì nứt… vào chế độ ăn uống của mình.
13. Thịt bò
Thịt bò là một nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn, axit linoleic liên hợp (CLA) và các chất dinh dưỡng khác như protein, sắt, kẽm, vitamin B6, vitamin B12, vitamin D, phốt pho, magiê và kali.
Khi bạn ăn thịt bò, cơ thể tiêu tốn thêm năng lượng để tiêu thụ thức ăn và điều này sẽ sinh ra nhiệt lượng làm nóng cơ thể.
Vị trí nào trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm hiệu quả?
Thời tiết lạnh khiến mọi người dễ bị ốm hơn. Vậy vị trí nào trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm hiệu quả nhất?
Nhiệt độ miền Bắc giảm mạnh, đây là đợt rét đậm rét hại khiến nhiều người lo lắng. Đặc biệt những gia đình có thành viên có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người cao tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền.
Khi nhiệt độ giảm sâu chỉ còn 7 đến 12 độ C là mối lo ngại của hầu hết mọi người. Nếu không giữ ấm cơ thể, bạn rất dễ bị ốm. Vậy phòng ngừa ốm bằng cách nào đem lại hiệu quả nhất?
TS.BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam còn cho biết thêm, khi thời tiết lạnh cơ thể sẽ có hiện tượng co mạch. Đây là nguyên nhân khiến các lỗ chân lông bị đóng lại để giữ nhiệt cho cơ thể.
Đặc biệt một số vùng như khớp gân, dây chằng thường có ít mạch máu nuôi dưỡng nên lưu lượng máu tuần hoàn kém dẫn đến tình trạng bị ứ trệ và giảm lưu thông tuần hoàn. Đây cũng là nguyên nhân khiến mùa đông mọi người bị đau nhức và tê bì xảy ra nhiều hơn.
Muốn bảo vệ cơ thể khỏi bị ốm, có những vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn khỏe mạnh trong mùa đông:
1. Không quên giữ ấm vùng vai gáy và đầu
Trong y học cổ truyền, tính hàn khi trời lạnh thường gây ra tình trạng ngưng trệ. Trong khi đó, phong hay còn được biết là gió thường là di chuyển. Khi phong hàn kết hợp lại còn gây ra hiện tượng khí huyết ngưng trệ phần bên ngoài và nửa trên cơ thể. Đây cũng là lý do vào mùa đông khiến các bệnh xương khớp phát triển nhiều hơn, đặc biệt những vùng như vai gáy.
Khu vực vai gáy và đầu là vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn khỏe mạnh trong mùa đông - Ảnh pouted
Vì vậy, giữ ấm vùng vai gáy đem lại tác dụng giúp bạn tránh được tình trạng xương khớp đau nhức, tê bì. Đây cũng là bộ phận nếu được giữ ấm sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn trong mùa đông.
Trong khi đó, đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp lưu thông rất nhiều mạch máu trong cơ thể. Do đó, nếu để lạnh vùng đầu có thể khiến bạn lạnh toàn cơ thể, dễ xảy ra tình trạng ê buốt và đau nhức đầu.
Đầu là bộ phận cực kỳ quan trọng bởi đây là nơi lưu thông hàng trăm mạch máu trong toàn cơ thể. Do đó, nếu bạn để đầu bị lạnh dễ dẫn đến lạnh toàn cơ thể, đặc biệt là tình trạng ê buốt và đau nhức đầu, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh đau đầu mãn tính khó chữa.
2. Phòng ngừa ốm bằng cách giữ ấm vùng cổ và mũi
Như đã biết, cổ là trung tâm của thần kinh và đây là con đường duy nhất giúp cơ thể vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất từ tim lên não. Vì vậy, nếu bạn chủ quan và để hở cổ vào mùa lạnh thì có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho hoặc viêm họng và khàn giọng.
Chưa kể, nếu để lạnh cổ vào mùa đông thậm chí còn gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt khi trời lạnh, bạn cần lưu ý giữ ấm cho cổ và đây là cách phòng ngừa ốm hiệu quả.
Giữ ấm cho cổ và đây là cách phòng ngừa ốm hiệu quả - Ảnh Internet
Giữ ấm cổ bằng cách mặc các loại áo cao cổ hoặc sử dụng khăn quàng cổ khi mùa đông đến. Giữ ấm cổ là cách giúp bạn hạn chế được nhiều bệnh phát sinh.
Nếu bảo vệ mũi không tốt khi thời tiết lạnh có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như: sổ mũi, viêm mũi dị ứng hoặc mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang. Nhiều người bệnh còn có thể bị khô mũi, vỡ mao mạch, thậm chí chảy máu khi trời lạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
3. Bụng là vị trí trên cơ thể càng giữ ấm càng giúp bạn phòng ngừa ốm
Bụng được xem là bộ phận quan trọng và có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa cũng như cực kỳ nhạy cảm khi trời bắt đầu trở lạnh. Trong khi đó, nếu không giữ ấm bụng còn có thể dẫn tới tình trạng bị nhiễm lạnh vùng bụng và nhu động ruột có thể tăng lên gây ra tình trạng đi ngoài, tiêu chảy, những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.
Thời tiết lạnh mùa đông, hầu hết mọi người đều mặc nhiều lớp áo với tác dụng chống lạnh nên phần bụng luôn được giữ ấm.
Tuy nhiên, ngoài việc chống lạnh từ thời tiết bên ngoài, cần giữ ấm bụng từ bên trong. Thời điểm mùa đông, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống lạnh. Thay vào đó nên uống các loại nước ấm hoặc thức ăn ấm có hiệu quả tăng cường độ ấm cho bụng.
Ngoài việc chống lạnh từ thời tiết bên ngoài, cần giữ ấm bụng từ bên trong bằng các loại nước uống ấm - Ảnh Internet
4. Giữ ấm tay và chân
Những người mắc bệnh vùng khớp đặc biệt tay chân càng cần giữ ấm khu vực này hơn vào mùa đông. Giữ ấm vùng tay và chân bằng cách đeo găng tay, tất chân.
TS Võ Tường Kha cho biết: "Các đầu ngón tay, chân có huyệt gọi là huyệt tĩnh, đó là nơi khí huyết ra vào, phong hàn tà khí có thể xâm nhập gây ra tình trạng khí huyết bế tắc, không lưu thông được và đau nhức".
Vì vậy, muốn tránh tình trạng bế tắc khí huyết có thể gây đau nhức thì cần sử dụng dầu có tính nóng bôi vào các vị trí khớp. Biện pháp này đem lại hiệu quả chống co mạch và làm mạch máu lưu thông cũng như giảm đau.
>> Đeo tất chân mùa đông là điều cần thiết để giữ ấm cơ thể, phòng ngừa ốm. Tuy nhiên, đeo tất chân đi ngủ có đúng không? Đọc thêm tại bài viết: Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không?
Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng cồn ngâm với rượu hoặc một số vị thuốc có tính ôn và ấm như: quế chi, gừng,... thực hiện xoa bóp hoặc ngâm và chườm đắp cũng đem lại hiệu quả giúp làm nóng huyệt, khớp và làm lưu thông khí huyết.
Đặc biệt, bàn chân là khu vực có lớp mỡ dưới da khá mỏng nên khả năng chịu lạnh của bàn chân tương đối kém. Chưa kể, bàn chân còn ở xa tim nhất, vì thế việc lưu thông máu đến bộ phận này cũng kém hơn. Nếu không giữ ấm bàn chân sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút đáng kể, càng dễ có nguy cơ mắc các bệnh do trời lạnh gây ra.
Lưu ý, thời tiết mùa đông đặc biệt những ngày lạnh giá, mọi người hạn chế tối đa việc tắm khuya. Nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm. Sau khi tắm xong cần lập tức lau khô người và mặc quần áo ấm, làm khô tóc để giảm tối đa nguy cơ bị ốm có thể gặp phải.
Trời rét đậm, ăn 7 loại thực phẩm để giữ ấm cơ thể, tăng cường dương khí và thúc đẩy tuần hoàn máu Khi nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp dưới 10 độ C, có nơi xuống tới dưới 0 độ, việc làm sao giữ ấm cơ thể được đặt lên hàng đầu. Miền Bắc nước ta đang bước vào những ngày rét kỉ lục trong năm. Khi nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp dưới 10 độ C, có nơi xuống tới dưới 0 độ, việc...