Những thực phẩm cần lưu ý khi sử dụng nếu bị bệnh gút
Nhờ vào chế độ ăn uống hợp lý, tránh những loại thực phẩm dưới đây, cơn đau khớp do bệnh gút có thể được cải thiện hơn.
Gút là một dạng viêm khớp phổ biến, hay viêm khớp gây đau đớn do sự tích tụ của các tinh thể axit uric sắc nhọn. Mỗi lần đau đớn bùng phát có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng, với ngón chân cái là chỗ đau phổ biến nhất.
Giống như các dạng viêm khớp khác, nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên khi già đi, đàn ông, phụ nữ mãn kinh và người béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tương tự, các tình trạng bệnh vốn có từ trước như bệnh tiểu đường (ảnh hưởng đến khoảng 25% người Mỹ trên 60 tuổi) và bệnh thận (ảnh hưởng đến khoảng 1/5 nam giới và 1/4 nữ giới từ 65 tuổi trở lên) cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nếu đang ở độ tuổi hoặc có nguy cơ dễ bị bệnh gút, thực phẩm đóng vai trò chính trong việc giữ cho các khớp không bị đau.
Lona Sandon, Tiến sĩ dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Tây Nam Texas cho biết, cần cắt giảm khẩu phần hải sản và thịt trong thời gian bùng phát cơn đau do gút.
Hải sản rất giàu purin mà cơ thể sẽ phân giải thành axit uric. Người mắc bệnh gút có thể tự do trong lựa chọn thực phẩm nhưng vẫn nên giữ lượng thịt và hải sản ở mức tối thiểu – tối đa 170 gram mỗi ngày. Sò điệp và cá hồi là hai loại hải sản khá ổn cho cơ thể bị gút.
Đối với bệnh nhân gút, một số loại hải sản vẫn có thể được ăn, nhưng một số loại như cá trích, cá ngừ và cá cơm không nên xuất hiện trong thực đơn. Các loại tôm, lươn và cua tương đối an toàn khi sử dụng, Scott Zashin, giáo sư nghiên cứu thấp khớp tại UT Southwestern nói.
Bia
Video đang HOT
Uống bia là một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều lần đối với những người dễ bị bệnh gút, Tiến sĩ Zashin nói. Không chỉ làm tăng mức axit uric, bia còn khiến cơ thể khó khăn hơn trong việc loại đào thải chất này.
Gà tây và ngỗng có lượng purin cao hơn các loại thực phẩm khác, vì vậy tốt nhất người mắc gút nên tránh chúng. Và những người dễ bị bệnh gút cũng nên giữ lượng tiêu thụ ở mức tối thiểu. Gà và vịt là lựa chọn an toàn nhất và ngoài ra, thịt phần chân cũng tốt hơn so với ức và da gà.
Thịt đỏ
Khi nói đến hàm lượng purin, thịt trắng thường ít hơn so với màu đỏ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh nhân gút vẫn có thể ăn một số loại thịt đỏ. Tiến sĩ Zashin nói rằng sẽ tốt hơn nếu ăn thịt lợn chứ không phải gà tây hay thịt cừu. Hoặc nếu muốn sử dụng thịt cừu thì nên chọn phần sườn thay vì phần chân, đùi.
Đồ uống có đường
Bệnh nhân gút cần tránh xa đồ uống có vị ngọt với xi-rô có hàm lượng đường cao, chẳng hạn như soda không ăn kiêng hoặc nước ngọt, do nó sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều axit uric. Ngoài ra, giảm những đồ uống này còn là một cách dễ dàng để giảm cân.
Gan
Theo Tổ chức viêm khớp, Các loại nội tạng, chẳng hạn như gan, thận và cả bánh ngọt, là những thứ bệnh nhân gút không nên sử dụng.
Măng tây
Măng tây, rau bina và nấm có hàm lượng purin cao hơn các loại rau khác. Vào khoảng thời gian trước đây, các chuyên gia nghĩ rằng những người bị bệnh gút nên tránh tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, Tiến sĩ Sandon nói rằng suy nghĩ đó đang thay đổi, nếu thích những thực phẩm này, không có lý do gì để hoàn toàn tránh dùng chúng. Rau không gây ra vấn đề về gút nhiều như các loại thịt.
Thêm vào đó, chế độ ăn giàu rau quả thực sự giúp loại bỏ purin khỏi cơ thể, và cơ thể dường như bài tiết purin dễ dàng nhờ các thực phẩm có nguồn thực vật.
phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cà phê và trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Mỗi người nên uống 12 đến 16 cốc chất lỏng hàng ngày. Chất lỏng ở đây không nhất thiết phải là nước lọc, nước trái cây không đường, trà và cà phê cũng là những lựa chọn khá tốt.
Hương Giang
Theo: Health/vietQ
10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh gút
Theo y học cổ truyền, gút (thống phong) thuộc chứng tý. Bệnh do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh.
Cành dâu khô sắc lấy nước thêm đường phèn làm thành cao uống chữa thống phong.
Biểu hiện bệnh gút: Người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt, tại khớp sưng, nóng, đỏ, cự án; lưỡi đỏ, rêu vàng, dày. Mạch huyền, hoạt sác. Phép trị: Trừ thấp thanh nhiệt, tiết trọc thông lạc.
Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh gút theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Cành dâu 1kg, đường phèn 500g. Trước hết, đem cành dâu sắc lấy nước, thêm đường phèn vào làm thành cao, mỗi buổi sáng uống nửa thìa, hòa vào nước sôi, uống ấm.
Bài 2: Lá vừng tươi 60g. Lá vừng rửa sạch, băm nhỏ, sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Lưu ý: Về mùa đông không có lá vừng có thể thay bằng thân cây vừng. Đơn thuốc này có thể đề phòng viêm khớp tái phát.
Bài 3: Cỏ hy thiêm 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Cỏ hy thiêm 90g, cam thảo 10g. Nghiền cả hai vị thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sôi để ấm, ngày uống 3 lần.
Bài 5: Kê huyết đằng 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài 6: Đậu tương 50g, lá ngô 30g, đào nhân 15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần. Đây là một nghiệm phương bí truyền trong dân gian, hiệu quả điều trị rất tốt.
Bệnh gút (thống phong) làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ.
Bài 7: Lá vừng 30g, mộc qua 15g, bạch quả (còn gọi ngân hạnh) 12g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 - 2 lần.
Bài 8: Vỏ mướp 30g, ý dĩ nhân 30g, gừng khô 3g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài 9: Lá lốt phơi khô 5 - 10g, nếu dùng lá tươi thì 15 - 30g sắc với 2 chén nước đặc tới khi còn 1/2 chén để uống sau khi ăn tối. Dùng liên tục 10 ngày.
Bài 10: Lá lốt, lá vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước tươi cắt nhỏ mỗi vị 30g, sao vàng và cho vào ấm sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén thì chia làm 3 lần uống 1 ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần.
Theo thoidai
6 nhóm người này dù thèm đến mấy cũng đừng ăn rau muống luộc hay xào vì có thể sinh trọng bệnh Vào những ngày hè oi bức, rau muống xào hay luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết loại rau này có thể gây hại cho một số đối tượng. Không ai có thể phủ nhận mức độ bổ dưỡng của rau muống đối với cơ thể. Trong loại rau "giá rẻ" này...