Những thực phẩm cần chú ý đối với người bị bệnh tuyến giáp
Những người bị bệnh tuyến giáp: suy giáp hoặc cường giáp, cần hiểu rõ sự tương tác giữa thực phẩm, thuốc điều trị với tình trạng sức khỏe của mình, theo About.
Dầu dừa là lựa chọn tuyệt vời để thay thế chất béo trong chế độ ăn của bệnh nhân tuyến giáp – Ảnh: Shutterstock
Thưc phẩm goitrogenic
Goitrogens là chất tự nhiên có trong một số loại thực phẩm nhất định có thể khiến tuyến giáp to ra hay còn được gọi là bướu cổ. Thực phẩm goitrogenic thường có trong rau họ cải như: bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, bắp cải và kể cả đậu nành. Những người suy giáp không cần phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm goitrogenic, bởi các enzym tham gia vào sự hình thành goitrogenic thường sẽ bị nhiệt phá hủy ít nhiều khi được hấp hoặc nấu chín.
Dầu dừa
Dầu dừa được khuyến cáo cho bệnh nhân tuyến giáp, và được xem là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng thật ra nó không phải là giải pháp tuyệt vời để điều trị bệnh tuyến giáp. Nó chỉ là một lựa chọn thân thiện để thay thế chất béo và các loại dầu khác trong chế độ ăn uống của các bệnh nhân tuyến giáp mà thôi.
Đậu nành
Video đang HOT
Đậu nành chứa goitrogen nên gây ức chế sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều các sản phẩm từ đậu nành.
Cà phê và thuốc tuyến giáp
Tuyệt đối không nên dùng cà phê một giờ sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp. Nếu không, cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc trong việc điều trị.
Canxi, nước ép cam và thuốc tuyến giáp
Theo các chuyên gia y tế, hãy hết sức thận trọng trong viêc uống thuốc điều trị tuyến giáp. Không nên dùng nước cam hay nước có hàm lương canxi cao để uống thuốc tuyến giáp. Chờ ít nhất 3-4 giờ sau khi dùng thuốc tuyến giáp rồi mới được uống nước ép các loại quả giàu canxi hoặc nước bổ sung chất sắt, vì các loại nước này có thể gây cản trở sự hấp thu thuốc.
Thưc phẩm giàu chất xơ
Theo About, nhiều bệnh nhân tuyến giáp thường phải đối phó rất vất vả với chứng táo bón, vì thế một trong những chiến thuật quan trọng có thể giúp gia tăng lượng chất xơ là tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ.
Chia nhỏ bữa ăn
Để nâng cao sự trao đổi chất, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thói quen này không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà còn rất tốt cho bệnh nhân bị tuyến giáp. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp quản lý mức hormone leptin và insulin trong cơ thể một cách hiệu quả. Leptin là loại hormone gây no, có tác dụng điều chỉnh cảm giác thèm ăn và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và cũng chính leptin đảm nhận việc gửi tín hiệu cho não bộ là lượng mỡ trong cơ thể chúng ta cần bao nhiêu là đủ. Nếu nồng độ hormone tuyến giáp giảm thì tỷ lệ trao đổi chất cũng giảm; kết quả sẽ làm giảm năng lượng, gây trầm cảm, tiêu hóa kém, táo bón và tăng cân.
Nước
Một trong những lời khuyên tốt nhất để giúp bệnh nhân tuyến giáp khỏe mạnh và tăng cường sự trao đổi chất là uống đủ nước. Nước giúp chức năng trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, xóa sổ tình trạng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và chống táo bón.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Nhận biết dấu hiệu thiếu i ốt
Thiếu i ốt gây mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn không làm việc cật lực hay nặng nhọc. Những người thiếu i ốt luôn tìm cách nghỉ ngơi bất cứ khi nào họ có thời gian.
Thiếu hụt i ốt là nguyên nhân chính gây suy giáp. Bệnh tuyến giáp tấn công cả những người ở độ tuổi 20. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây thực sự là căn bệnh gây đau đớn vì khiến bạn không thể di chuyển dễ dàng, dù trong thời gian ngắn.
Đau ê khắp cơ thể là một triệu chứng khác của thiếu i ốt hoặc bệnh tuyến giáp. Cơn đau vẫn dai dẳng ngay cả khi bệnh nhân dùng thuốc giảm đau. Cơn đau nhiều khi vượt quá khả năng chịu đựng của bạn.
Một trong những triệu chứng đặc trưng của thiếu i ốt là nổi nhiều bướu da. Chúng có thể mọc ở bất kỳ phần nào của cơ thể và kích thước có thể thay đổi theo thời gian. Nếu bạn phát hiện có u bướu như vậy trên cơ thể nên đến bác sĩ sớm.
Thiếu i ốt khiến bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe yếu, khó có thể ngồi được lâu. Cảm giác buồn ngủ luôn thường trực, làm giảm năng suất làm việc. Thiếu i ốt có thể gây khô da và do đó dẫn đến tình trạng làn da bị bong tróc. Thỉnh thoảng còn gây ngứa, khô tóc.
Ngoài muối i ốt, các nguồn tự nhiên của i ốt gồm hải sản như cá, rong biển, tôm, cua, nghêu, sò, các sản phẩm từ sữa và trứng.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
6 lý do lúc nào bạn cũng mệt mỏi, uể oải Chúng ta thường đổ lỗi cho một lối sống quá bận rộn khiến chúng ta mệt mỏi. Nhưng nếu điều này diễn ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, theo Prevention. Suy giáp sẽ gây mệt mỏi, mất khả năng tập trung và đau nhức cơ bắp - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Dưới...