Những thực phẩm bạn không nên ăn cùng một ngày
Thực phẩm cay, humberger, đồ chiên, trứng sữa, cafe … là những thực phẩm bạn không nên ăn trong cùng một ngày.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào trong quá trình tiêu hóa có thể gây áp lực cho đường ruột, dạ dày, gan, kích thích trung ương thần kinh, gây ra mất ngủ. Ngoài ra khi sử dụng đồ chiên với thực phẩm cay dễ khiến bạn nóng trong người và cảm giác ngán đồ ăn nhanh.
Dùng thực phẩm quá cay cùng các món ăn khác dễ khiến bạn không chịu được nhiệt, nóng trong người, nổi mun. Ngoài ra buổi tối ăn quá nhiều đồ ăn cay sẽ dẫn đến mất ngủ và nguy hiểm đối với những người mắc bệnh nóng tim.
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa tyrosine sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn. Nếu bạn thường ăn thực phẩm chế biến sẵn như bánh humberger, xúc xích …cùng với đồ cay sẽ khiến bạn mất ngủ. Ngoài ra khi bạn dùng chung humberger với đồ chiên sẽ khiến lượng calo trong cơ thể sẽ tăng cao.
Video đang HOT
Bên cạnh những lợi ích mà cafe mang lại như: giúp giảm cân, ngừa ung thư, lợi tiểu, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, ngừa xơ gan, tăng cường hoạt động não bộ… thì cà phê cũng là tác nhân làm rối loạn nhịp tim, tắc mạch máu, gây buồn nôn, tạo cảm giác lo lắng, bồn chồn, run rẩy, khó ngủ… nếu dùng nhiều. Vì vậy bạn chỉ nên dùng một lượng cafe nhỏ vào buổi sáng để tinh thần được tỉnh táo.
Nhiều người cho rằng trong bữa sáng có trứng và sữa thì sẽ rất bổ dưỡng. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tuy trứng và sữa là hai loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng không nên dùng chung với nhau. Việc nạp loại thực phẩm giàu protein và vitamin cùng lúc như trứng, sữa với đồ cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ sẽ dễ khiến lượng vitamin trong cơ thể bạn bị tăng quá mức cần thiết.
Spaghetti loại thực phẩm chứa chất béo cao, nhiều cacbonhydrate nhất mà bạn cần tránh trước giấc ngủ và nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả. Ăn mì spaghetti kèm thực phẩm cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ dễ làm nóng người và khiến cơ thể mệt mỏi để tiêu hóa nhiều hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể như gây buồn nôn, tiêu chảy… Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm và không nên ăn nhiều trong ngày.
Tỏi là thực phẩm rất tốt cho cơ thể như phòng ngừa bệnh cảm cúm, chống các bệnh ung thư và trị mụn … Tuy nhiên việc thức ăn sử dụng nhiều tỏi sẽ tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi. Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
Món soup chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đủ để cung cấp năng lượng cho bạn trong cả buổi sáng .Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm sản sinh ra nhiều khí trong quá trình tiêu hóa, nếu trước khi ngủ tiêu hóa không hết sẽ gây cảm giác trương phình, cản trở giấc ngủ. Vì vậy cần hạn chế sử dụng nhiều món ăn như soup, đồ chiên, thực phẩm chế biến sẵn ….trong một ngày để đảm bảo sức khỏe và lượng calo vừa đủ cho cơ thể.
Theo Thanh Ngoan/Báo Kiến Thức
Vì sao không nên ăn nhiều nội tạng?
Sở dĩ có lời khuyến cáo hạn chế dùng nội tạng là vì các bộ phận nội tạng của động vật tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ bị nhiễm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển.
Tôi được biết nội tạng động vật chứa rất nhiều protein, kẽm, sắt... Tuy nhiên, nhiều người khuyên không nên ăn nội tạng. Vì sao vậy?
Nhật Minh (Hà Giang)
Đúng là nội tạng động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100 đến 150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não, tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận.
Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Nó cũng chứa selen, kẽm, phốt pho, niacin và riboflavin. Óc giàu niacin, phosphorus, B12 và vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt và các loại vitamin. Dạ dày bò chứa vitamin B12 và một lượng đáng kể protein.
Sở dĩ có lời khuyến cáo hạn chế dùng nội tạng là vì các bộ phận nội tạng của động vật tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ bị nhiễm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển. Ngoài ra, nếu trong quá trình chăn nuôi, thức ăn nhiễm hóa chất như: Thuốc trừ sâu, chì, cadimi, asen... hoặc không tuân thủ liệu trình chữa bệnh như dùng quá nhiều kháng sinh, thuốc tẩy giun sán... sẽ để lại dư lượng hóa chất, thuốc thú y cao trong nội tạng động vật.
Chưa kể các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên". Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh(do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người. Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.
Theo gia đình xã hội
Sai lầm khi chế biến thức ăn khiến nguy cơ ung thư rình rập Ngoài các tác nhân vật lý, hóa chất, môi trường, vi sinh vật, căng thẳng cảm xúc... thì việc chế biến thức ăn sai lầm cũng là một trong những thủ phạm hàng đầu dẫn tới căn bệnh ung thư chết người. Cho quá nhiều dầu mỡ khi nấu thức ăn Người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, ruột...