Những thói quen xấu làm chậm quá trình trao đổi chất
Chuyển hóa có thể được mô tả như là một nhóm các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể con người để duy trì các chức năng bình thường của nó.
Những thực phẩm này chứa chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe nhưng lại hạn chế ăn sẽ làm chậm trao đổi chất. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu tỷ lệ trao đổi chất không hiệu quả, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bắt đầu từ sự mệt mỏi và kết thúc ở các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và ung thư!
Vì vậy, có thêm kiến thức về quá trình trao đổi chất và làm mọi thứ bạn có thể để duy trì một tốc độ trao đổi chất bình thường là rất có ích cho sức khỏe.
Có một vài thói quen mà nhiều người có thể làm thường xuyên đã làm chậm quá trình trao đổi chất đáng kể. Hãy kiểm tra ngay một số thói quen phổ biến sau đây và ngưng ngay để tự bảo vệ mình trước bệnh tật, theo boldsky.
Ăn chất làm ngọt nhân tạo
Rất nhiều thực phẩm và đồ uống ngày nay có chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo và được cho là ít chất béo. Vì vậy, người ta cố thay đường bằng chất làm ngọt nhân tạo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các chất làm ngọt nhân tạo có thể không chỉ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất đáng kể, mà còn có thể gây ra bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến não…
Ăn ít canxi
Video đang HOT
Nhiều người ngày nay tuân theo chế độ ăn thuần chay, trong đó có tránh sữa và các sản phẩm sữa. Sữa là một trong những nguồn canxi tự nhiên tốt nhất và khi tránh hoàn toàn sữa, bạn có thể thiếu canxi. Thiếu canxi cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Vì vậy, cần bổ sung đủ canxi một cách thường xuyên.
Bỏ bữa
Cho dù là để giảm cân hoặc đơn giản vì không có thời gian, rất nhiều người có xu hướng bỏ bữa ăn hằng ngày. Thói quen này cũng có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất và gây tăng cân, cùng với các biến chứng sức khỏe khác. Vì vậy, tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
Không uống đủ nước
Hầu hết chúng ta đã biết rằng không tiêu thụ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày có thể gây mất nước và các vấn đề sức khỏe khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất nước có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, vì cần đủ nước để giữ cho quá trình trao đổi chất khỏe mạnh.
Ăn quá ít
Một lần nữa, những người có kế hoạch bận rộn hoặc muốn giảm cân, có xu hướng ăn ít hơn và đếm calo trước khi ăn. Ăn ít thực phẩm cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất vì cơ thể bạn cần đủ nhiên liệu để duy trì tốc độ trao đổi chất tốt.
Uống rượu
Rất nhiều người ngày nay, đặc biệt là thanh thiếu niên, uống rượu thường xuyên, và không xem đó là thói quen xấu. Rượu có một số ảnh hưởng sức khỏe nguy hiểm, nó cũng có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất, khi uống quá nhiều.
Không ăn chất béo tốt
Hầu hết mọi người có xu hướng tránh tất cả các loại chất béo để giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân. Tuy nhiên, các chất béo có lợi cho sức khỏe như a xít béo Omega-3, được tìm thấy trong các loại hạt, dừa, bơ… rất cần thiết để tăng tỷ lệ trao đổi chất. Vì vậy, tránh chất béo lành mạnh cũng có thể làm chậm trao đổi chất.
Căng thẳng thường xuyên
Nếu bạn là người bị căng thẳng quá mức dù chỉ là một việc nhỏ không đáng có, thì căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trao đổi chất chậm lại. Căng thẳng có thể tạo ra hoóc môn cortisol, có thể làm giảm tỷ lệ trao đổi chất.
Thực hiện chế độ ăn uống lỏng
Rất nhiều người đã trải qua chế độ ăn uống lỏng, trong nhiều ngày, để giải độc hoặc giảm cân, điều này sẽ tốt khi được thực hiện trong vài ngày. Tuy nhiên, không dùng thực phẩm rắn trong thời gian dài cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và gây ra thiếu hụt dinh dưỡng.
Không tập thể dục
Tập thể dục rất cần thiết cho cơ thể con người để duy trì sức khỏe. Ngay cả một vài giờ tập thể dục trong một tuần cũng có thể tạo ra sự khác biệt tích cực. Vì vậy, không tập thể dục chắc chắn sẽ làm chậm trao đổi chất, và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những lợi ích của việc ăn sáng không phải ai cũng biết
Theo Health, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy bữa ăn sáng rất quan trọng cho sự trao đổi chất và sức khỏe tổng thể. Gần đây, qua một số thử nghiệm cho thấy rằng ăn sáng đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ đối với người bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Trước và sau khi nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đo sự trao đổi chất cửa mỗi người, thành phần cơ thể, sức khỏe tim mạch và chuyển hóa.
Họ cũng đã sinh thiết của các tế bào chất béo để đo lường hoạt động của 44 gen và protein liên quan đến sự trao đổi chất và quá trình sinh lý khác nhau, cũng như khả năng của các tế bào để đưa lên đường, đó là phản ứng của cơ thể để thay đổi nồng độ insulin.
Ăn sáng đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ đối với người bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những người có trọng lượng bình thường, ăn sáng giảm hoạt động của các gen tham gia vào việc đốt cháy chất béo. Nói cách khác, đã có một số bằng chứng cho thấy bỏ bữa sáng thực sự tăng đốt chất béo.
"Bữa sáng tiêu thụ tăng tổng lượng calo trong người gầy, nhưng điều này được bù đắp bởi bữa sáng còn kích thích tiêu hao năng lượng hoạt động thể chất ở người gầy," ông Javier Gonzalez, phó giáo sư về dinh dưỡng và trao đổi chất tại Đại học Bath ở Anh nói.
Quan trọng hơn, ăn sáng cũng giảm hoạt động của gene liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng lượng đường các tế bào mất lên mà khả năng có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác theo thời gian.
Theo Nguyên Võ
Pháp luật TP HCM
10 niềm tin sai lầm về dinh dưỡng Thải độc bằng nước trái cây, uống 8 cốc nước mỗi ngày, ăn chất béo sẽ béo... là những "câu thần chú" sai lầm về sức khỏe. Mới đây, trang tin tức ;Insider thuộc hãng truyền hình CBS của Mỹ đã mời huấn luyện viên về sức khỏe và dinh dưỡng Grace Derocha và Frida Harju, chuyên gia dinh dưỡng để nói về...