Những thầy cô thay đổi số phận nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số
Trong số hơn 50.000 nhà giáo đang hàng ngày cống hiến cho ngành giáo dục, những người thầy vùng cao, dân tộc thiểu số hoàn toàn thuyết phục mọi người bởi sự đóng góp thầm lặng đã và đang thay đổi rất nhiều số phận học sinh vùng khó khăn nhất cả nước.
Tri ân những nhà giáo trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đại diện 63 thầy cô giáo đến từ 24 dân tộc thiểu số, trong đó những thầy cô thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, đã khiến mọi người cảm phục bởi sự kiên trì, tâm huyết của họ trong suốt nhiều năm công tác ở những vùng khó khăn để giúp hàng nghìn, hàng vạn em nhỏ ở những vùng khó khăn nhất của đất nước được dạy dỗ được yêu thương và có cơ hội thay đổi số phận của mình cũng như bản làng mình.
Trong số 63 nhà giáo dân tộc thiểu số được tôn vinh lần này, người nhiều tuổi nhất đã công tác hơn 33 năm, cô giáo trẻ nhất sinh năm 1996, đã có hơn 3 năm công tác.
Thay vì hàng ngày được đến những ngôi trường khang trang, đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, các thầy cô nơi vùng cao mỗi ngày di dạy đều phải vượt qua những cung đường dài vài chục cây số gập gềnh hiểm trở, một bên là vách cao, một bên là vực sâu.
Đó là các thầy cô ở lại với những phòng học tranh tre nứa lá, trời mưa thì dột, trời rét thì lạnh thấu xương, nhường những chỗ tốt nhất cho học trò của mình để các em có thể yên tâm an toàn học tập.
Thầy A Phiên, giáo viên cụm Đắk Ka, Trường PTDT bán trú Tiểu học – THCS Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cùng các thầy cô trích một khoản tiền hàng tháng để nấu ăn cho học sinh của mình.
Bên cạnh việc giảng dạy, các thầy cô còn kiêm luôn những công việc của người cha, người mẹ.
Cô Hồ Thị Thùy Vân và thầy A Phiên cùng đồng nghiệp góp tiền nấu cơm trưa để kéo trò đến lớp. Thầy A Phiên, giáo viên cụm Đắk Ka, Trường PTDT bán trú Tiểu học – THCS Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết: “Việc nấu ăn mặc dù mệt, nhưng không nấu thì học sinh không đi học.
Video đang HOT
Điều đó khiến mình phải cố gắng, nấu cơm cho các cháu ăn, giữ học sinh lại trường, không bỏ học. Chúng tôi góp mỗi tháng 100 nghìn đồng, chỉ vừa đủ. Hoàn cảnh của các em quá khổ, tôi sẵn lòng đóng góp vì các em”.
Cô Hồ Thị Thùy Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho hay: “Rất khó khăn trong việc vận động học sinh tới trường khi chưa có “Bữa cơm tình thương”. Khi các thầy cô cùng góp tiền để nấu cơm trưa cho học sinh ăn tại trường, tỉ lệ chuyên cần tăng lên đáng kể, kết quả học tập của học sinh cũng tốt hơn rất nhiều”.
Cô giáo Vàng Ha De, dân tộc La Hủ, giáo viên Trường Mầm non Bum Tở (huyện Mường Tè, Lai Châu) chia sẻ, nhận thức của người dân ở địa phương, điều kiện kinh tế và tinh thần còn nhiều hạn chế nên người dân chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
“Những năm trước, dường như ngày nào chúng tôi cũng phải xuống bản để gọi học sinh chứ các em không bao giờ tự đến học. Như tôi là người bản địa nên biết tiếng dân tộc và hiểu được phong tục, tập quán nên dễ dàng trong việc tuyên truyền nhưng với các giáo viên ở dưới xuôi lên thì thực sự rất vất vả.
Bản thân tôi cũng đã rất nhiều lần phải lên nương để thuyết phục. Nhiều phụ huynh đáp rằng các cháu còn nhỏ nên không cần phải học, ở nhà thì không có gì ăn nên phải đi theo bố mẹ để làm nương. Do đó, việc vận động rất vất vả”- cô Vàng Ha De cho biết.
Thầy Thạch Bình Thanh, giáo viên Trường Tiểu học Thạch Thía, xã Loan Mỹ, Tam Bình, Vĩnh Long kể về công việc hàng ngày như đi từng nhà vận động học sinh đến trường, làm sao lo cho các cháu được ăn trưa tại lớp hay nhiều điểm trường còn chưa có điện, không có sóng điện thoại, nhà vệ sinh, nước sạch…
Khó khăn, vất vả trong là thế nhưng “5 điều ước” được các thầy cô nhắc đến lại chỉ nói đến quyền lợi của học sinh. Đó là các trường, điểm trường chưa có điện sẽ có điện, dù là điện lưới hay điện mặt trời; Được phủ sóng điện thoại để tạo điều kiện cho các thầy cô sử dụng, cập nhật bài giảng, kiến thức giảng dạy mới; Hỗ trợ học sinh ở các điểm trường xa có bữa ăn trưa; Có đủ sách vở đồ dùng dạy học, nhất là bằng tiếng dân tộc; Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: Mỗi câu chuyện về cống hiến âm thầm của các thầy cô giáo là hạnh phúc bình dị khác nhau. Hạnh phúc đó có vất vả, gian truân, nhưng tựu trung lại đều được đền đáp bằng niềm vui đến trường, sự trưởng thành của học trò.
Bộ trưởng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã và đang công tác trong ngành Giáo dục bởi những cống hiến không mệt mỏi trong suốt thời gian qua. Đồng thời mong rằng, dù còn nhiều gian khó, song các thầy cô tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người” cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Bản lĩnh giáo viên vùng cao vượt qua khó khăn, bám nghề "gieo chữ"
Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.
Tối 17/11, tại Hà Nội, 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu của 26 dân tộc đã được tuyên dương tại chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020. Đây là các tấm gương nhà giáo không chịu khuất phục trước những khó khăn để đưa con chữ đến với con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và cả sự thấu hiểu của các phụ huynh, gia đình.
Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.
Tìm sự thông cảm và gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học. Là công việc chung mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường. Mỗi người một cách, nhưng nhìn thấy học sinh vui vẻ đến trường hàng ngày là cả hành trình dài mà các thấy cô giáo nỗ lực thuyết phục gia đình đồng bào dân tộc, đặc biệt là đối với những dân tộc có quy mô dưới 10 nghìn người.
Thầy K'Dĩnh, Tổng phụ trách Trường Tiểu học Tân Phúc 1 (Hàm Tân, Bình Thuận) thì chia sẻ tại địa phương, học sinh tiểu học thường ít khi bỏ học, nhưng qua cấp 2,ở lớp 7, lớp 8 thì bỏ học nhiều. Nhiều em có xu hướng không muốn đi học mà chọn đi làm công nhân ở các thành phố lớn. Trong những năm qua, thầy giáo K'Dĩnh đã luôn đổi mới hình thức sinh hoạt đội và phong trào thiếu nhi góp phần tạo thêm không gian sinh hoạt, vui chơi, khai phá tài năng bổ ích cho thanh thiếu nhi địa phương.
Một tiết học tiếng Gia Rai tại Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).
"Đi nhiều biết nhiều thấy hoàn cảnh khổ nhiều mình thêm gánh nặng, ưu tư nên muốn làm gì đó hỗ trợ giúp đỡ các em từ hoạt động vui chơi đến hoạt động văn hóa văn nghệ, tạo động lực để các em yêu thích đến trường. Các em ngay từ chăm sóc của gia đình không tới nơi tới chốn. tôi thấy rất tội cho ác em , nên luôn hỗ trợ giúp đỡ để các em có thể được tới trường, động viên ba mẹ chúng, rồi mình tới những nơi hay tập trung đông người, có những người có thể tiếp lửa cho các em đi học", thầy giáo K'Dĩnh tâm sự.
Với lợi thế là người con địa phương nên cô giáo Đinh Thị Kem, dân tộc H're, giáo viên Trường Tiểu học Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hiểu rõ nỗi vất vả của những người dân còn thiếu thốn về vật chất và nhất là đời sống tinh thần nên chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ..
Với suy nghĩ muốn đời sống no ấm, hạnh phúc thì chỉ có một con đường duy nhất là con em đồng bào được học chữ. Cô Đinh Thị Kem đã nỗ lực tới từng nhà, động viên phụ huynh cho con đi học và động viên từng em đến trường.
Các thầy cô giáo vùng cao Ba Chẽ, Quảng Ninh vẫn tiếp tục những chuyến vào bản, công việc vốn rất cần sự kiên nhẫn và tình yêu nghề để đưa các em tới trường.
"Tôi phải đến từng nhà một lần không được thì 2-3 lần. Có năm tôi dạy nhất là lớp 1, các em còn trong độ tuổi ham chơi, bước vào lớp lần đầu tiên các em không chịu đi, có em cô phải chạy theo đến tận nhà động viên để em đến trường. Kỷ niệm nữa là các em thường xuyên nghỉ học vì lý do lên nương theo bố mẹ, tôi cũng phải theo bố mẹ lên nương, trèo đèo lội suối để đón các về học. Đến bây giờ cũng đã thuyết phục được rồi", cô Đinh Thị Kem nói.
Dạy học cách nhà hơn hơn 30km ở miền núi hiểm chở, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng cô giáo Pi Năng Thị Hải, dân tộc Raglai, giáo viên Trường mầm non Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận vẫn kiên trì bám điểm trường để chăm sóc và dạy dỗ các em học sinh.
Cô Pi Năng Thị Hải mong muốn có nhiều chính sách khuyến khích giáo viên tới dạy vùng sâu, vùng xa, vùn đồng bào dân tộc."Mong muốn sắp tới giáo viên sẽ được nhận nhiều chính sách ưu đãi hơn đặc biệt là giáo viên mầm non. Đây là ngành nghề có công việc đặc thù vất vả hơn so với các cấp khác. Cần đảm bảo đủ 2 cô một lớp trẻ, bởi như đầu năm tôi nhận lớp dạy thì 34 cháu với 1 cô giáo dạy, thì không thể đáp ứng được, bởi các cháu mầm non nghịch ngợm, thậm chí chọc bạn. Với vấn đề đó em nghĩ là cần đáp ứng đủ giáo viên để đảm bảo an toàn cho các cháu cũng như chăm sóc...".
Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm nay, Ban tổ chức tuyên dương 63 thầy cô giáo người dân tộc thiểu số tiêu biểu của 26 dân tộc. Mỗi tấm gương thầy cô giáo người dân tộc thiểu số được tuyên dương trong Chương trình là một bông hoa đẹp trong vườn hoa thơm ngát, luôn nỗ lực, vượt qua khó khăn, vất vả, trau dồi kiến thức để gieo con chữ tới cho các em học sinh dân tộc, vùng sâu, vùng xa; cùng ngành giáo dục nâng cao trình độ, dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước./.
Tấm lòng những người 'gieo chữ' Khác với đồng nghiệp ở vùng thuận lợi chỉ chuyên tâm công việc chuyên môn, những giáo viên vùng khó còn thêm bao nỗi bộn bề, trong đó có việc lo cho trò ăn no, mặc ấm. Bởi không có cái ăn, không đủ áo mặc, con trẻ sẽ không đủ sức đến trường, sỹ số sẽ vơi dần theo ngày tháng... "Tiếp...