Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền năng lượng cho các em học sinh
Ngày 7/10, Hội đồng xét duyệt Giải thưởng “ Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo” tiếp tục nghe báo cáo, sáng kiến trong giảng dạy của các nhà giáo tiêu biểu cấp Tiểu học.
Giáo viên trình bày báo cáo trước Hội đồng
Để lại ấn tượng đặc biệt cho Hội đồng chuyên môn trong ngày xét giải dành cho khối Tiểu học là cô Đặng Hoàng Hà – Giáo viên trường Tiểu học Giáp Bát ( quận Hoàng Mai) – người đã sở hữu kho tàng bài giảng điện tử phong phú với hàng trăm trò chơi khởi động tạo hứng thú cho các em học sinh và củng cố kiến thức trong các tiết dạy.
Năng động và sáng tạo, cô Hà đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tốt năng lực học sinh. Cô còn tự tìm tòi, nghiên cứu làm các bộ phim, các clip tình huống, gắn với thực tế học sinh của mình để đưa vào bài dạy, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút các em vào tiết học, giúp cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
Cô Đỗ Thị Hoàng Mai – Giáo viên trường Tiểu học Nông nghiệp ( huyện Gia Lâm) nhiều năm nay đã có ước mơ xây dựng lớp học của mình thành “Lớp học hạnh phúc” và đã tạo dựng được nhiều giờ dạy hạnh phúc, truyền năng lượng cho các em học sinh.
Thông qua các hoạt động, cô đã giúp các em học sinh “Xây dựng mục tiêu cá nhân”, đặc biệt cô giáo đã có những giây phút “Chia sẻ điều em muốn nói” để từ đó giáo viên thấu hiểu học trò của mình và đặc biệt các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Cô Bùi Bích Phượng- Giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình)
Cô Bùi Bích Phượng- Giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) luôn chủ động tìm hiểu các kỹ thuật dạy học và học tập những phương pháp tiên tiến vào quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh.
Cô đã tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, thông tin trên mạng và làm các clip để bài học được sinh động, hấp dẫn hơn. Dạy các em học sinh cách soạn bài chuẩn bị bài theo sơ đồ tư duy để các em dễ học, dễ nhớ.
Ngoài ra, cô còn tổ chức cho các em đóng kịch, chơi trò chơi, làm việc nhóm dự án theo tổ, theo cá nhân. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức, phát triển tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu và hứng thú say mê với bài học hơn.
Cô Nguyễn Thị Thúy Vân- Giáo viên Trường Tiểu học An Hưng (quận Hà Đông) luôn xác định rõ trọng tâm vấn đề, tìm ra các phương pháp dạy học tích cực nhất để giờ học diễn ra nhẹ nhàng mà hiệu quả, trong các phương pháp đó, tiêu biểu là phương pháp sơ đồ tư duy.
Bên cạnh đó, để khuyến khích các con phấn đấu, cô đã tạo ra một “Siêu thị phần thưởng” nho nhỏ với những món quà nho nhỏ, sau mỗi ngày học tập, hoặc mỗi tuần học tập, các con chăm ngoan, tiến bộ sẽ được đi siêu thị lựa chọn món đồ mà mình yêu thích.
Video đang HOT
Thầy Đặng Thế Hiếu- Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Bằng (huyện Thạch Thất)
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần thiết phải trang bị kỹ năng sống cho học sinh, thầy Đặng Thế Hiếu- Giáo viên Trường Tiểu học Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) đã sáng lập Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống toàn cầu, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh.
Tại đây, hàng trăm học sinh đã được học tập, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như: Kỹ năng sinh tồn, kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng giáo tiếp….
Ngoài ra, nhằm giúp trẻ tự học và sử dụng máy tính, internet hiệu quả, thầy Hiếu đã tập hợp đội ngũ các thầy cô giáo giỏi, tâm huyết xây dựng website học trực tuyến hochieuqua.vn, tạo kênh học tập chất lượng cho các em học sinh. Website này đã được sử dụng hiệu quả trong đợt các em học sinh nghỉ học do dịch bệnh Covid-19.
Nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19: Bố mẹ và các con thành "bạn học"
Từ khi nhà trường triển khai dạy học trực tuyến vì học sinh nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều phụ huynh đã trở thành bạn đồng hành cùng con trong học tập.
Vừa làm việc vừa kèm con
Kể từ đầu tháng 4, chị Tâm cùng con gái đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) lại đồng hành cùng nhau. Người mẹ vừa làm việc từ xa, vừa hỗ trợ con học trực tuyến.
Hôm nay con gái chị Tâm học trực tuyến 2 môn Tiếng Việt và Toán.
Lịch học này được giáo viên chủ nhiệm đều đặn gửi tới phụ huynh vào cuối mỗi tuần. Trong đó thông báo rõ: thứ mấy các em sẽ học môn gì, bài nào, học sinh cần chuẩn bị đồ dụng học tập gì và sau khi học xong sẽ làm bài tập nào.
Kết thúc mỗi ngày học, giáo viên lại gửi tin nhắn tới nhóm phụ huynh của lớp để nhờ gia đình hỗ trợ, hướng dẫn các em hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được giao.
Tuỳ tình hình học tập của học sinh, giáo viên sẽ có lưu ý, hướng dẫn và yêu cầu luyện tập phù hợp với các em.
Việc trao đổi giữa thầy cô và phụ huynh diễn ra thường xuyên, để bố mẹ nắm bắt được việc học của con và có những hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời, giúp con học online hiệu quả.
Những ngày đầu con học trực tuyến, chị Tâm ngồi học cùng con để nắm bắt cách dạy - học, từ đó hỗ trợ con học tập hiệu quả; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng ứng dụng học online.
Cô giáo ở Tuyên Hoá, Quảng Bình đến tận nhà để kèm học sinh mùa dịch Covid-19.
Bây giờ con gái chị Tâm đã tự vào được lớp học trực tuyến, biết cách giơ tay xin phát biểu, bật micro khi trả lời cô giáo và tắt micro lúc nghe cô giảng bài để tránh làm ồn ào.
Làm việc bên cạnh lúc con học online, chị Tâm vừa giám sát, nhắc nhở con tập trung ý thức, lúc con phát biểu, người mẹ dừng các cuộc trao đổi điện thoại, vừa để không làm ồn lớp học, vừa nắm bắt xem con đã hiểu bài chưa và hỗ trợ về sau.
Chị Tâm cho biết, trước đây mình chỉ giám sát và hướng dẫn con làm bài tập cô giao mỗi tối khi ở nhà, chưa từng xem con học tập tương tác với giáo viên và bè bạn như thế nào chứ chẳng nói đến việc ngồi học cùng con.
Việc liên lạc, phối hợp với giáo viên, nhà trường cũng diễn ra chỉ định kỳ hoặc khi có vấn đề gì xảy ra với riêng con.
"Con nghỉ dài ngày và học trực tuyến, bố mẹ phải thay nhau ở nhà trông hai bé và hỗ trợ con lớn học tập.
Khó khăn đó đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội để chúng tôi được ở gần con hơn, cùng trải nghiệm và tham gia với con vào quá trình học tập theo phương thức mới." - chị Tâm cho biết.
Phụ huynh một trường tiểu học ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cũng đều đặn nhận được thông báo và lời nhắn nhủ của giáo viên liên quan đến việc học từ xa của học sinh.
Một phụ huynh có con học lớp 1 nói: "Phụ huynh ở quê bận rộn công việc đồng áng nên giáo viên nhiệt tình tổ chức lớp học trực tuyến tương tác thầy - trò.
Mỗi tuần vài lần, cô giáo lại gửi hướng dẫn bài học, yêu cầu bài tập vào nhóm zalo của lớp để phụ huynh phối hợp cho con học bài.
Nhà tôi không có điều kiện in tờ bài tập cho con, cô giáo chủ nhiệm lại hỗ trợ in ra để bố mẹ tới lấy về".
Học sinh học trực tuyến tại nhà mùa Covid-19.
Bố mẹ và con thành "bạn học"
PGS.TS Nguyễn Văn Biên (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu đề xuất mô hình gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế") cho rằng, việc học sinh phải học ở nhà vì dịch Covid-19 đã làm chuyển đổi vai trò của cha mẹ đối với giáo dục các con.
Trước đây, phần lớn phụ huynh chủ yếu chỉ dành thời gian buổi tối để hướng dẫn con ôn bài hoặc thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của thầy cô.
Các cuộc trò chuyện với con thường về nội dung: tình hình học tập trên lớp, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
"Với khoảng thời gian ấy và các câu chuyện đó, cha mẹ hầu như đóng vai trò là người dõi theo và quan sát hoạt động ở trường của con.
Nhưng trong 3 tháng nay, cha mẹ và con cái ở bên nhau. Vì vậy, họ không còn là quan sát viên nữa, mà thực sự trở thành người đồng hành cùng con trong học tập và thực hiện sứ mệnh cao cả là trở thành một nhà giáo dục cho chính các con", PGS.TS Nguyễn Văn Biên nói.
Ông Biên cho rằng, dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu cấp thiết trong phối hợp giữa gia đình - nhà trường để giáo dục học sinh khi các em không thể đến trường.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Biên, từ các nguyên tắc trên, có thể thấy lời giải cho bài toán phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường sao cho hiệu quả, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục trực tuyến này.
Thứ nhất, các hoạt động phối hợp giữa gia đình - nhà trường cần được xây dựng trên nền tảng niềm tin. Tức là giữa cha mẹ và giáo viên cần có sự tin tưởng, tín nhiệm từ đó sẵn sàng phối hợp cùng nhau trong hoạt động hỗ trợ học trò.
Thứ hai, gia đình - nhà trường cần ủng hộ nhau, tạo động lực cho cả hai bên.
Thứ ba, phụ huynh và giáo viên cần đồng hành trong hoạt động học tập của học sinh.
Cuối cùng, để sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình đạt hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn học từ xa này, việc cung cấp thông tin phản hồi hai chiều là cực kỳ quan trọng.
Do đó, cần tăng cường trao đổi, phản hồi hai chiều để các gia đình và giáo viên nắm bắt chính xác tình hình học tập của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Quỳnh Nguyễn
Cam go như con vào lớp 1: Chưa thuộc mặt chữ vẫn phải học lò, học thêm, khốc liệt chẳng kém đi thi Đại học! Trừ những phụ huynh đã "vượt rào", cho con học trước lớp tiền tiểu học thì không ít cha mẹ quyết cho con đi học thêm. Vì "Học trên lớp thôi không thể kịp" hoặc "Ở nhà dạy con không hiệu quả, day 3h không băng cô day 1h". Trong quan niệm của nhiều phụ huynh, "lớp 1 là tuổi ăn, tuổi chơi....