Những sự kiện y tế nổi bật nhất năm 2019
Whitmore ăn mòn cơ thể tái xuất khiến nhiều trẻ tử vong thương tâm; Miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến;… là sự kiện nổi bật nhất ngành y tế năm 2019
Whitmore ăn mòn cơ thể tái xuất khiến nhiều trẻ tử vong thương tâm
Trong năm 2019, rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì bị vi khuẩn whitmore ăn mòn cơ thể tấn công.
Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore (tên người tìm ra bệnh), trong đó có 4 ca đã tử vong.
Trong năm 2019, rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì bị vi khuẩn whitmore ăn mòn cơ thể tấn công
Đặc biệt, tháng 11/2019, một gia đình ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mất 3 người con từ 1 đến 7 tuổi, trong đó xác định 2 cháu trai 2 và 5 tuổi tử vong do mắc vi khuẩn Whitmore.
Theo kết luận của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, 3 trường hợp tử vong trong cùng một gia đình đều có biểu hiện sốt cao, diễn tiến tử vong nhanh. Trong đó có hai bé được khẳng định mắc bệnh Whitmore.
PGS.TS.BS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội, môi trường sống của gia đình 3 trẻ không có gì khác biệt với những gia đình xung quanh về đất, nước (nước giếng khoan).
Bệnh Whitmore cũng là bệnh nhiễm trùng thông thường đã có từ hàng trăm năm nay, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, bệnh đã có phác đồ điều trị. Đây không phải là bệnh lạ, bệnh mới hay tái nổi.
Do đó, người dân không nên hoang mang. Bệnh không thành dịch, khó lây từ người sang người nhưng có thể ghi nhận chùm ca bệnh như trường hợp trên.
Miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày 22/11, Quốc hội chính thức bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Mặc dù có những đồn đoán về trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Y tế trong một số vụ việc như VN Pharma nhưng việc Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức danh bộ trưởng y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhưng thực tế bắt nguồn từ quy định về tuổi nghỉ công tác quản lý theo pháp luật và quy định của Đảng.
Ngày 22/11, Quốc hội chính thức bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, suốt 8 năm qua, trên cương bị Bộ trưởng, bà nhận thấy, ngành y tế được Quốc hội và Chính phủ hỗ trợ chính sách rất nhiều.
Bên cạnh đó, các nhân sự toàn ngành cũng quyết liệt và sáng tạo, vận dụng các chính sách hội nhập quốc tế nhưng có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Ngoài ra, nữ Bộ trưởng cũng cho hay, trong thời gian của nhiệm kỳ của mình,bà luôn xác định nỗ lực hết sức, phải có những sản phẩm dù bé nhỏ nhưng có ích, chứ mình không buông trôi, cũng đấu tranh, cũng áp lực, cũng làm việc, phải hy sinh – nhưng mà đó là cuộc đời.
Video đang HOT
Bác sĩ đỡ đẻ kéo đứt đầu trẻ sơ sinh tại Hà Tĩnh
Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vào đêm 30/6, khi sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982, ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc) nhập viện vì có dấu hiệu sắp sinh.
Tuy nhiên, 1 tiếng sau, kíp trực thông báo thai nhi vừa sinh ra đã chết, trên cổ có vết đứt dài được khâu lại. Phía gia đình cho rằng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, đã kéo đứt cổ bé khi đỡ đẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền (Khoa Ngoại, chuyên khoa Răng, Hàm, Mặt) là người trực chính vào thời điểm bé sơ sinh đứt cổ
Là người trực chính vào thời điểm bé sơ sinh đứt cổ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền (Khoa Ngoại, chuyên khoa Răng, Hàm, Mặt) cho biết, dù có kinh nghiệm trong ngành y nhiều năm nhưng chưa lần nào ông đỡ đẻ.
Theo bác sĩ Quyền, dù chưa từng đỡ đẻ, nhưng ông được phân trực khối tại Khoa Ngoại và Khoa Sản.
Sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ thông tin thai nhi chết lưu 2-3 ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Bộ Y Tế sau đó, Sở Y tế Hà Tĩnh nêu thông tin, thai nhi chết lưu trước 7 ngày.
Sau điều tra, 4 cán bộ bị kỷ luật gồm hộ sinh Hoàng Thị Trinh bị kỷ luật cảnh cáo; Hộ sinh Hoàng Thị Định và bác sĩ răng hàm mặt Nguyễn Hữu Quyền bị kỷ luật khiển trách; Trưởng khoa sản Nguyễn Minh Đức bị nhắc nhở.
Liên tiếp các vụ tai biến sản khoa khiến sản phụ tử vong
Trong tháng 10 và 11/2019, tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng đã xảy ra 3 vụ tai biến sản khoa nghiêm trọng khiến 2 sản phụ tử vong là Lê Huỳnh Phương Triều, Lê Huỳnh Phương Triều. 1 sản phụ nguy kịch là chị Nguyễn Thị Huyền.
Trong tháng 10 và 11/2019, tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng đã xảy ra 3 vụ tai biến sản khoa.
Các sản phụ gặp tai biến sau khi được sử dụng thuốc gây tê Bupivacain WPW Spinal 0,5% Heavy.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngành y tế cùng lực lượng chức năng đã tiến hành vào cuộc điều tra. Ngày 17/12, Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, Hội đồng chuyên môn đã có kết luận về các vụ tai biến sản khoa này.
Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn, cả 3 ca bệnh đều là sự cố y khoa nghiêm trọng liên quan đến thuốc gây tê Bupivacaine với chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc gây tê và tử vong nghĩ nhiều đến sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê.
Hàng loạt ca hôn mê, tử vong do thẩm mỹ
Tháng 10, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM tiếp nhận cấp cứu một phụ nữ 65 tuổi bị biến chứng nặng và tử vong sau khi xăm chân mày làm đẹp thẩm mỹ.
Đây là ca tử vong thứ 3 sau thẩm mỹ làm đẹp trên địa bàn TP chỉ trong vòng hai tuần gần đây, 2 phụ nữ tử vong trước đó bị tai biến sau làm đẹp căng da mặt và nâng ngực.
Tháng 4/2019, nữ bệnh nhân 25 tuổi tử vong sau khi hút mỡ bụng tại Bệnh viện An Việt.
Ngày 12/10, các bác sĩ BV Chợ Rẫy tiếp nhận một bệnh nhân từ Trung tâm cấp cứu 115 chuyển qua do căng da mặt tại BV Kangnam.
Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, ngưng tim ngoại viện rồi tử vong sau 3 ngày điều trị.
Tại Hà Nội, tháng 4/2019, nữ bệnh nhân 25 tuổi tử vong sau khi hút mỡ bụng tại Bệnh viện An Việt. Người phụ nữ này được chẩn đoán tử vong khi hôn mê sâu, tổn thương thiếu máu não diện nặng, phù não nặng sau ngừng tuần hoàn…
Nhiều trẻ phản ứng sau tiêm vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five
Đầu tháng 1/2019, vắc xin ComBe Five mới đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng vừa qua khiến nhiều trẻ bị phản ứng sau tiêm như: sốt cao, khóc, khó thở… Đặc biệt có 3 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin ComBE Five khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
Nhiều trẻ phản ứng sau tiêm vắc-xin 5 trong 1 ComBE Five.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, với trường hợp trẻ tử vong, có thể giải thích là do trùng hợp với một số bệnh lý ngẫu nhiên hoặc nhiều nguyên nhân như ngạt thở, sặc sữa, nằm nghiêng gây ngạt, suy hô hấp… hoặc do cơ địa trẻ mẫn cảm, phản ứng mạnh hơn với kháng nguyên có trong vắc xin ComBE Five. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ khả năng, trẻ có phản ứng sau tiêm song gia đình chưa phát hiện kịp thời, hoặc trẻ không được xử lý sốc phản vệ nhanh nhất.
Do vậy, Bộ Y tế tiếp tục tiêm loại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có thể gây tử vong trong vòng 48 tiếng
Nói đến vi khuẩn ăn thịt người (vi khuẩn whitmore) ai cũng nghĩ chỉ có trong những câu truyện kinh dị hay trong thế giới điện ảnh. Thế nhưng trên thực tế căn bệnh này đã được phát hiện từ năm 1911 tại một số quốc gia trên thế giới, nó xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.
Mũi bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore tấn công. Nguồn bachmai.gov.vn
Căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao (từ 40% đến 60%) thậm chí có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân trong vòng 48 tiếng. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh...
Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh
Những ngày gần đây người dân đang hết sức quan tâm đến thông tin về bệnh whitmore sau khi bệnh viện Bạch Mai phát đi cảnh báo về mức độ nguy hiểm cũng như nguy cơ bùng phát của căn bệnh này.
Cụ thể, chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Điển hình là trường hợp của nữ bệnh nhân quê ở Thanh Hoá vào viện hồi tháng 8, người này bị whitmore ăn cụt cánh mũi. Đây là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên mắc whitmore.
Trước khi được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân này được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng sau khi cấy cấy mủ tại bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện dương tính với whitmore. Ngay lập tức các bác sĩ đã phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng.
Theo đó, bệnh nhân được điều trị tấn công bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng: Rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi - họng.
Rất may bệnh nhân này chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau 2 tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất 3 tháng nữa để tránh tái phát vì nếu bị lại, tỉ lệ tử vong rất cao.
Whitmore và cách điều trị
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.
Theo tìm hiểu thì trung bình mỗi năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng 30 người nhiễm vi khuẩn Whitmore. Số người mắc và nhập viện thường tăng nhiều vào mùa mưa và những người mắc do chủ yếu tiếp xúc với bùn đất.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai: Nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Bệnh thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Hiện tại đang là mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, nghiện rượu, sử dụng thuốc corticoid dài ngày ...., làm nghề nông, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước, sống ở vùng dịch tễ vi khuẩn whitmore lưu hành.
Vi khuẩn whitmore có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhưng đặc biệt gây bệnh cấp tính ở phổi rất nguy hiểm. Biểu hiện gây bệnh ở phổi có thể nhẹ, giống như viêm phế quản hoặc nghiêm trọng như viêm phổi và dẫn đến sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong trong vòng 48 giờ.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ khuyến cáo, viêm phổi do vi khuẩn whitmore tiến triển rất nhanh, bệnh nhân dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh do whitmore lên tới 40-60%.
Whitmore lây truyền qua các vết chầy xước da, niêm mạc, qua đường hô hấp, do con người hít phải, gây viêm và áp xe tại chỗ hoặc vào máu đến gây bệnh ở các cơ quan khác trong cơ thể. Khi có những biểu hiện viêm nhiễm ở bất cứ bộ phận nào mà chưa có chẩn đoán xác định cần phải nghĩ đến vi khuẩn whitmore.
Bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do tụ cầu, liên cầu. Không chỉ khó khăn về chẩn đoán bệnh mà cả việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Khi phát hiện ra bệnh cần điều trị đúng cách, ít nhất 2 tuần dùng kháng sinh liều cao đặc hiệu với whitmore vì hiện nay whitmore kháng rất nhiều loại kháng sinh.
Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn whitmore có sẵn trong đất, trong môi trường khói bụi. thệm chí chúng có sẵn trong phổi của con người chờ khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu sẽ phát triển lên. Do đó cần tăng cường hơn nữa các phương tiện bảo hộ, phòng hộ khi lao động cũng như trong sinh hoạt sẽ tránh được nguy cơ vi khuẩn trong đất xâm nhập cơ thể qua các vết thương.
Hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh cho nên biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.
Tuấn Anh
Theo baophapluat
Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền của khuẩn "ăn thịt người" đang khiến dư luận hoang mang Vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn, thường bùng phát vào tháng 7, 11. Mới đây, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi mắc...