Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc
Khi cho trẻ uống thuốc, mẹ cần đặc biệt cẩn thận, vì có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Sau đây là một số sai lầm các cha mẹ cần tránh khi cho trẻ uống thuốc.
Cho con uống thuốc nhưng không hiểu thành phần của thuốc
Do không hiểu rõ về thành phần có trong thuốc nên nhiều bố mẹ mắc lỗi cho con uống nhiều loại thuốc khác nhau nhưng có cùng tác dụng, dẫn đến việc trẻ bị ngộ độc thuốc ngày càng có xu hướng tăng lên.
Ví dụ, hoạt chất paracetamol có trong rất nhiều nhãn hiệu thuốc. Nhưng có mẹ vừa cho con uống thuốc hạ sốt efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại thuốc này cũng chứa paracetamol. Hay khi chưa được 4 tiếng con đã sốt lại, nhiều người vẫn vô tư dùng, vì nghĩ cứ sốt là uống mà không lường hết nguy cơ của việc lạm dụng thuốc, khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol.
Sử dụng thuốc dị ứng không đúng cách
Các thuốc dị ứng có cách sử dụng và thời gian điều trị khác nhau, có thuốc nhìn thấy công hiệu sau vài giờ, nhưng cũng có loại thuốc phải sau vài ngày, thậm chí vài tuần mới hoàn toàn kháng bệnh thành công. Lại có một số loại thuốc gây ra các phản ứng phụ trong một vài trường hợp khi không được dùng đúng liều lượng. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, khi bị dị ứng dù xuất phát từ nguyên nhân nào (do thời tiết, thực phẩm, hóa chất…) cũng phải được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, không cho bé uống thuốc dị ứng của người lớn.
Không hiểu rõ đơn thuốc
Nhiều bà mẹ sau khi cầm đơn thuốc của bác sĩ là cứ yên tâm ra về mà không hỏi rõ một số chi tiết liên quan đến việc uống thuốc. Cũng có trường hợp bà mẹ không đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ đã cho con uống thuốc. Những lỗi như thế này tuy nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả trị bệnh của thuốc và có thể kéo dài thời gian uống thuốc của bé.
Khi cho con đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc, ngoài liều lượng thuốc đã được ghi trong đơn, các mẹ nên hỏi rõ một số vấn đề như: Thời gian cho con uống thuốc là trước, trong hay sau bữa ăn? Có cần kiêng loại thực phẩm nào không? Nên ăn gì để có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho thuốc?
Một điều cần ghi nhớ là để trị tận gốc mầm bệnh và tránh nhờn thuốc, các mẹ cần cho bé uống thuốc đủ liều dù các biểu hiện bệnh đã chấm dứt, không nên tự ý cho con ngừng uống thuốc trước thời hạn bác sĩ kê trong đơn.
Video đang HOT
Để thuốc không đúng vị trí
Không phải ngẫu nhiên mà trên bao bì của rất nhiều loại thuốc lại nhấn mạnh “Để xa tầm tay với của trẻ em” trong phần hướng dẫn sử dụng, bởi trên thực tế không thiếu trường hợp các bé phải nhập viện do người lớn bất cẩn để thuốc ở nơi bé có thể lấy được nên các bé cho vào miệng nhai, nuốt vì tưởng đó là kẹo, hoặc vì muốn bắt chước người lớn uống thuốc.
Để phòng tránh trường hợp này, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt quy định phải cất thuốc vào tủ đựng thuốc gia đình được treo cao ngang tầm với của người lớn. Nếu không may bé uống nhầm thuốc, bạn cần nhanh chóng sơ cứu tại nhà rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa ruột và thực hiện các biện pháp y tế khác.
Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng”
Không thiếu các bà mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các bà mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình.
Cách làm này rất nguy hiểm vì rất có thể các mẹ chẩn bệnh không đúng do nhiều bệnh có một số biểu hiện bên ngoài giống nhau hoặc cho con uống thừa, thiếu liều lượng thuốc so với tình trạng bệnh.
Uống thuốc không chuẩn
Ví dụ khi trẻ mới bị cảm, chưa bị lây nhiễm vi khuẩn lại sử dụng thuốc kháng sinh, có nhiều lúc trẻ bị viêm nhiễm phổi nhưng bố mẹ lại cho trẻ uống thuốc cảm.
Liều lượng không đúng
Nếu bố mẹ cho trẻ 3-4 tuổi uống thuốc với lượng của trẻ em 1-2 tuổi thì không thể phát huyhiệu quả của thuốc. Còn cho trẻ uống liều dành cho trẻ từ 7-8 tuổi lại có tác dụng phụ rõ rệt.
Cho con uống thuốc Bắc và thuốc Tây cùng thời điểm
Khi con bị ốm, nhiều mẹ quýnh quáng &’có bệnh vái tứ phương’ nên ai mách gì cũng nghe. Bởi thế, không ít trường hợp trẻ bị cảm mạo, ho được điều trị theo phương pháp Đông -Tây y kết hợp.
Sự thật, một số loại thuốc bắc sẽ không phát huy hết khả năng nếu bị kết hợp với các loại thuốc tây y trong cùng một thời gian. Ngoài ra, thuốc bắc và thuốc tây y có thể cùng phản ứng với nhau và gây ra sự phản tác dụng.
Theo Phununews
Trà xanh, uống sai hại đủ đường
Rất nhiều người trong chúng ta không còn xa lạ với tác dụng của trà xanh trong việc giảm cân cũng như phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên uống nhiều trà xanh vì nó vẫn có một số tác dụng phụ nhất định.
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là 5 tác dụng phụ của trà xanh khi sử dụng không đúng:
1. Tác dụng giảm cân của trà xanh sẽ mất tác dụng nếu uống với đường
Chất caffein trong trà có thể nâng cao lượng dịch dạ dày tiết ra, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tăng cường tốc độ đốt cháy mỡ thừa. Các chất hỗn hợp vitamin trong trà cũng giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể nên có thể có ích trong công cuộc giảm cân. Hơn nữa, trà xanh không chứa calo nên rất tốt cho những người muốn giữ gìn vóc dáng.
Tuy nhiên, nếu bạn cho một chút đường vào trà để uống thì mọi chuyện lại được thay đổi hoàn toàn. Trà xanh không những không còn tác dụng giảm cân nữa mà còn có thể khiến bạn tăng cân nhanh hơn.
2. Trà xanh gây phản tác dụng của thuốc và gây hại cho gan
Tất cả các loại nước ngoại trừ nước lọc đều không được khuyến cáo dùng để uống thuốc, trà xanh cũng vậy. Nếu bạn uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.
3. Làm rối loạn tâm trí
Mặc dù trà xanh chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì sự trẻ khỏe, tránh lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống nhiều trà xanh hàng ngày. Nếu uống quá nhiều trà xanh hàng ngày, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn trong bài tiết hormone của các tuyến trong cơ thể. Điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rối loạn tâm trạng trầm trọng, bao gồm cả lo âu và thay đổi tâm trạng bình thường.
Vì vậy, bạn chỉ nên uống không quá 2-3 ly trong một ngày.
4. Gây rối loạn tiêu hóa
Tannin trong trà xanh có thể nguyên nhân rối loạn tiêu hóa vì nó kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Tác dụng phụ này có thể không quá nghiêm trọng với những người khỏe mạnh nhưng với những người có vấn đề về dạ dày bao gồm loét và trào ngược dạ dày thực quản thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gây ra rất nhiều khó chịu.
5. Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào máu
Đây là một tác dụng phụ của trà xanh được rất nhiều người biết. Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.
Chính bởi tiêu thụ trà xanh có thể đem lại một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như vậy mà các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kì.
Điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của thai nhi vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, uống nhiều trà xanh lúc mang thai có thể làm cho lượng sắt cung cấp cho cả mẹ và thai nhi bị thiếu hụt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả hai.
Theo TPO
Uống thuốc đúng lúc mới hiệu quả Khi uống thuốc, hầu như mọi người chỉ quan tâm đến hiệu quả mà thường không chú ý đến thời điểm uống trong ngày. Do khí huyết trong cơ thể vận động theo một quy luật nhất định nên uống thuốc đúng lúc mới phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, sự tương tác giữa các thuốc với nhau hoặc đôi lúc giữa...