Những sai lầm chết người của nhà ngoại cảm
Mới đây, trang Live.com đưa tin mẹ của Venus Stewart, một phụ nữ mất tích bí ẩn từ tháng 4/2010 và được cho là đã bị người chồng sát hại, sẽ xuất hiện trong show đối thoại trên truyền hình “Dr. Phil”.
Trong chương trình lên sóng vào tháng 11 tới, nhà ngoại cảm nổi tiếng John Edward sẽ cố gắng liên lạc với linh hồn của Stewart để có thể làm rõ thông tin về vị trí chôn giấu thi thể cô. “Tôi đã thực sự tuyệt vọng và mất hết niềm tin vào việc tìm kiếm Stewart”, người mẹ đau khổ Therese McComb nói.
Nếu Edward có thể dẫn cảnh sát và gia đình McComb đến nơi tìm được Venus Stewart, dù sống hay chết, thì đây sẽ là một trong những lần vô cùng hiếm hoi (nếu không muốn nói là đầu tiên) điều kỳ diệu đó xảy ra. Trước đây, thay vì dẫn cảnh sát đến chỗ người mất tích, các nhà tâm linh thường chỉ cung cấp những thông tin và cảm giác hết sức mơ hồ, đầy mâu thuẫn, nhìn chung là không mang lại kết quả gì.
Gần đây nhất, Harsha Maddula, sinh viên trường Đại học Northwestern đến từ Long Island New York, Mỹ, bỗng nhiên mất tích từ ngày 22/9, lần cuối cùng người ta nhìn thấy Maddula là tại một buổi tiệc bên ngoài khuôn viên trường ở Illinois. Trong khi phía cảnh sát đang rơi vào bế tắc thì những lời trấn an của nhiều nhà tâm linh đã làm yên lòng người thân Maddula. “Anh ấy còn sống và vẫn bình thường. Đừng quá lo lắng”, họ nói.
Gia đình có người mất tích thường tìm đến các nhà ngoại cảm
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, xác Maddula đã được tìm thấy dưới nước, trong tình trạng mắc kẹt giữa 2 con tàu ở Wilmette Harbor, khu vực gần ký túc xá của trường. Khám nghiệm tử thi cho biết Maddula đã chết cách đó gần một tuần. Không có bất kỳ dấu hiệu nào về một cuộc ẩu đả, cướp bóc, hành hung hay bị đầu độc. Cảnh sát tin rằng đây là vụ tai nạn chết đuối thông thường.
Đó chỉ là trường hợp mới nhất trong số rất nhiều (thậm chí là hầu hết) vụ mất tích tương tự mà các nhà ngoại cảm đã dự đoán sai. Mặc dù liên tiếp thất bại nhưng số người đến gặp họ với mong muốn xác định vị trí người mất tích không hề suy giảm, ngay cả khi người ta không tin vào tâm linh.
Một ví dụ điển hình khác, những khán giả trung thành của chương trình tâm linh được nhiều người yêu thích trên sóng TV show chắc hẳn vẫn chưa quên sự xuất hiện của nhà ngoại cảm nổi tiếng Sylvia Browne trong chương trình “The Montel Williams Show”. Browne khẳng định với cha mẹ của đứa trẻ mất tích Shawn Hornbeck rằng con trai họ đã bị bắt cóc và bị giết chết bởi một người đàn ông da sẫm màu rất cao và họ có thể tìm thi thể bé gần hai tảng đá lớn trong một khu rừng. Vậy nhưng trên thực tế, Browne đã sai. Hornbeck cùng cậu bé khác đã được phát hiện vào ngày 16/1/2007 trong tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh ở ngôi nhà của kẻ bắt cóc Michael Devlin, một người đàn ông da trắng. Câu chuyện này về sau không còn được nhắc lại vì bố mẹ Shawn Hornbeck quá vui mừng khi con của họ còn sống.
Video đang HOT
Trong nhiều vụ, cùng một người mất tích, hàng trăm nhà tâm linh khác nhau lại đưa ra hàng trăm ý kiến khác nhau và đáng buồn là tất cả đều không phải thông tin chính xác. Người mẹ đau khổ McComb ở trên cho biết bà hiểu điều này, tuy nhiên đây là hành động thường thấy ở những người mẹ tuyệt vọng như bà, những người không còn nơi nào khác để bấu víu, để hy vọng.
Tuy nhiên, theo các nhà ngoại cảm chân chính, cho dù không thể tìm ra manh mối nào thì gia đình các nạn nhân cũng cần phải được biết sự thật thay vì gieo vào suy nghĩ của họ những thông tin sai lệch và hy vọng giả tạo.
Theo plxh
Gái nhảy' Đài Loan mua vui cho người chết
Diện chiếc váy ngắn chỉ đủ che hông, hai cô gái bước lên sân khấu lấp lánh đèn neon và bắt đầu lắc cuồng nhiệt trong tiếng nhạc xập xình. Họ múa hát cho cả những người sống và các linh hồn lang thang.
Khi mặt tiền ngôi đền liên tục thay đổi màu sắc giữa những màn pháo hoa sáng rực trên bầu trời Đài Loan, màn biểu diễn của các cô gái được đẩy lên cao trào với những động tác múa cột và thoát y trước mặt đông đảo khán giả bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
"Công việc này thực sự vất vả nhưng tôi cần phải kiếm sống", En En, 18 tuổi, vừa nói vừa thở dốc sau vũ điệu bốc lửa trong một lễ hội tôn giáo gần đây.
En En chỉ kiếm được 3.000 TWD (100 USD) cho màn biểu diễn của mình. Cô bắt đầu trên sân khấu nhưng kết thúc giữa vòng vây của đám đông khán giả và để mặc cho những gã đàn ông thỏa sức vuốt ve cơ thể cô để đổi lấy tiền bo.
Các cô gái múa thoát y thu hút sự chú ý của đám đông nam giới, phụ nữ và trẻ em, tại một lễ hội tổ chức ở ngôi đền phía bắc Đài Loan. Ảnh: AFP
Tín ngưỡng dân gian ở Đài Loan là một sự pha trộn độc đáo của tâm linh và sự trần tục. Một trong những điểm đặc biệt nhất của tín ngưỡng này là thuê các "gái nhảy" trình diễn tại lễ hội, đám cưới và thậm chí cả đám tang.
Những cô gái này làm việc trên những chiếc "xe hoa điện tử" - những chiếc xe tải được trang trí bắt mắt bằng đèn và thiết bị âm thanh để có thể biến thành sân khấu di động, cho phép họ vừa di chuyển vừa biểu diễn, thường là tại những thành phố nhỏ và các vùng nông thôn.
"Nhóm các cô gái này thu hút sự chú ý của đám đông tại các sự kiện của chúng tôi. Họ biểu diễn cho thánh thần và những linh hồn để cầu phước cầu an", Chen Chung-hsien, một chức sắc tại đền Wu Fu, nơi thờ đạo Lão tại phía bắc Đài Loan, cho biết. "Họ đã trở thành một phần văn hóa tín ngưỡng và dân gian của chúng tôi".
Ở tuổi 26, Chiang Pei-ying được xem là một vũ công kỳ cựu với gần 20 năm kinh nghiệm, chu du khắp Đài Loan cùng cha và hai chị gái để kiếm cơm bằng cái nghiệp của gia đình: mua vui cho khán giả - cả người sống lẫn người chết.
Chiang bắt đầu đi diễn từ khi còn học mẫu giáo, vì cô rất thích hát múa trên sân khấu. Cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng cùng hai chị gái và kiếm được đến 80.000 TWD (gần 3.000 USD) chỉ với 20 phút biểu diễn. Chiang nói rằng cô thích công việc của mình, dù đôi lúc cô phải gặp phải những yêu cầu éo le từ các khách hàng như đi quanh quan tài hay hát cho người chết tại các đám tang.
"Tôi đã chứng kiến cảnh này từ lúc còn bé nên chúng chẳng có gì đặc biệt với tôi cả. Biểu diễn cho người chết thì cũng giống như biểu diễn cho người sống mà thôi", Chiang bình thản nói. "Họ thích hát khi họ còn sống và người thân của họ nghĩ rằng, họ cũng muốn có ai đó hát cho nghe lúc giã từ trần thế. Còn tôi, tôi kiếm được tiền và cũng hy vọng tích phúc".
Các vũ công nóng bỏng đã trở thành một phần văn hóa tín ngưỡng và dân gian của người Đài Loan. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, các vũ công khác không kiếm được nhiều tiền như Chiang và có xu hướng giữ kín nghề nghiệp của mình hơn, đặc biệt là những vũ công thoát y, do lo sợ bị bắt. Múa thoát y rất hiếm khi diễn ra trước công chúng vì hoạt động này bị xem là phạm pháp. Tuy nhiên, múa thoát y một phần vẫn được biểu diễn tại các lễ hội, những bữa tiệc và lễ tang cá nhân, theo tiết lộ của những người trong nghề.
"Một số người rất chuộng các vũ trường, vì thế khi họ qua đời, người nhà tổ chức biểu diễn múa thoát y để tái hiện sở thích khi còn sống của người thân", Chiang Wan-yuan, cha của Pei-ying và là một "lão làng" 30 năm trong nghề này cho biết.
Rất khó để tưởng tượng một buổi biểu diễn tương tự diễn ra bên ngoài một nhà thờ ở châu Âu. Một số nhà phê bình địa phương đã lên án hoạt động có từ những năm 1970 này là gây sốc và thô tục.
Trong khi đó, những người "thoáng" hơn chỉ nhìn nhận hoạt động này là một sự mở rộng tự nhiên của văn hóa dân gian truyền thống, thiếu sự phân định rạch ròi giữa tình dục và tín ngưỡng, cũng là điều thường thấy ở những nơi khác trên thế giới.
Marc Moskowitz, một nhà nhân chủng học tại đại học Nam Carolina, cho rằng hoạt động này được phát triển từ quan niệm "nóng bỏng và ồn ào" mang nhiều ý nghĩa tích cực của Trung Quốc.
"Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và văn hóa Đài Loan đương đại, hoạt động này dành cho một sự kiện vui vẻ hoặc đáng nhớ, đông người và ồn ào", Moskowitz, người đã ra mắt bộ phim tài liệu "Nhảy múa cho người chết" vào năm 2011 nói.
Ông thêm rằng hầu hết những người xem tác phẩm của ông đều thích nó và công nhận tập tục này là "một hiện tượng văn hóa thú vị và độc đáo", điều mà bản thân ông cũng chỉ tìm thấy ở Đài Loan.
"Khi tôi xem những màn biểu diễn này, tôi đánh giá cao ý tưởng tôn vinh cuộc sống của một ai đó để giúp xoa dịu cảm giác đau buồn", ông nói.
theo VNE
Những sai lầm chết người về đột quỵ Đột quỵ hiếm khi xảy ra và chỉ là vấn đề của người cao tuổi. Nhiều người vẫn tin vào những quan niệm này, dù thực tế hoàn toàn ngược lại. Đột quỵ chỉ xảy ra với người cao tuổi "Khi chúng ta già đi, nguy cơ đột quỵ cũng gia tăng, đó là sự thật", TS Eric Bershad thuộc Đại học Y...