Dụ khách hàng thoát y để… gọi hồn
Sự việc xảy ra khi hai phụ nữ độ tuổi 20 đến gặp Karl Lang để gọi hồn người thân đã mất và được nhà ngoại cảm này yêu cầu cởi bỏ quần áo vì các linh hồn cũng khỏa thân. Karl Lang thuyết phục hai phụ nữ này thoát y để tăng sự linh thiêng.
Nhà ngoại cảm dởm này còn yêu cầu hai người phụ nữ gửi những bức ảnh nude của họ và thực hiện những hành vi tình dục như thủ dâm để ông ta tăng khả năng siêu nhiên.
Nạn nhân đầu tiên của ông này là một cô gái 27 tuổi, cô này muốn gọi hồn người cha đã mất cách đây 10 năm.
Karl Lang nói với cô gái rằng hắn là “hiện thân của chúa” và những điều họ đang làm là hoàn toàn bình thường. Hắn còn dọa cô gái rằng nếu cô này kể chuyện mọi chuyện với người khác thì cô sẽ không bao giờ có thể nói chuyện với cha mình.
Công tố viên Matthew Roberts nói “Đây đúng là một trò bịp bợm. Hắn ta là một gã dâm ô lừa đảo và hắn đã điều khiển các cô gái”.
Karl Lang phủ nhận 12 cáo buộc về tội ép phụ nữ thực hiện những hành vi dâm dục mà không được sự đồng ý của họ.
Video đang HOT
Theo ANTĐ
Tế Thần Rừng bằng...tiết canh chuột
Lễ cúng Thần Rắn với mâm thịt chuột diễn ra suốt 2 ngày, trong không khí cực kỳ trang nghiêm. Không ai cười đùa, cợt nhả.
Người La Chí có riêng một khu rừng, khu rừng được coi là rừng cấm linh thiêng rộng mênh mông. Đầu rừng cấm có ngôi nhà thờ thần. Ở đó, mỗi năm dân bản cúng rừng ở nhà thờ một lần và thịt một con trâu để tế Thần Rừng.
Nhiệm vụ của Thần Rừng là bảo hộ cuộc sống đồng bào, cho đất sản xuất, cho trời mưa xuống để cây lúa tốt tươi, cho sấm sét không đánh chết người. Có 3 loại lễ cúng rừng diễn ra, lễ cúng tại nhà thờ ở cửa rừng mỗi năm diễn ra một lần, còn lễ cúng ở miếu thờ trong lõi rừng cấm thì 15 năm mới diễn ra một lần.
Riêng lễ cúng Thần Rắn cứ 13 năm lại diễn ra một lần. Lễ cúng rừng hàng năm thì lễ vật hiến tế chính là trâu, lễ phụ là thịt chuột. Lễ cúng cúng 15 năm diễn ra một lần thì lễ vật bò là chính, thịt chuột cũng là phụ.
Truyền thuyết về Thần Rắn được kể rằng: Ngày xưa, có một cụ già râu tóc bạc phơ, sau nhiều ngày dạo chơi qua các bản làng thì đi vào rừng, chết luôn tại đấy và biến thành hai con rắn. Khu rừng đó được gọi là rừng Me Meo, chính là rừng cấm trên núi Lủng Cẩu bây giờ.
Trong bản có một anh đã 9 đời nghèo đói, cho dù anh cũng như tổ tiên mình đều làm việc rất chăm chỉ. Để hỏi xem vì sao cuộc đời mình cứ nghèo đói mãi vậy, anh liền đi tìm thầy mo.
Khi qua rừng Me Meo, anh gặp hai con rắn. Anh nhà nghèo kể lại sự tình. Rắn nghe vậy, liền nhờ anh chàng nhà nghèo: "Ngày trước tôi đi đâu cũng được, bay cũng được, thế mà giờ không tài nào làm được gì để kiếm ăn. Nhờ anh hỏi hộ xem vì sao lại thế?".
Gặp thầy mo, kể lại sự tình của mình và hai con rắn trong rừng Me Meo, thầy mo bảo: "Trước đây con rắn biết bay, nhưng giờ không bay được, cũng không đi được là vì hai bên mép của chúng có hai cái răng vàng. Nhổ đi sẽ khỏi hết. Nhưng nếu nhổ răng rắn thì cỏ cây sẽ khô héo, ngô lúa cũng chết.
Còn việc anh nghèo hay giàu thì tùy ở cách ứng xử và lòng tốt của anh". Thầy mo chỉ nói có vậy rồi biến mất. Gặp hai con rắn, anh cũng kể lại câu chuyện gặp thầy mo. Nhưng anh không nhổ răng vàng cho rắn, vì làm như vậy, bản làng anh sẽ chết đói. Rắn van xin: "Nếu anh không giúp chúng ta thì chúng ta đành phải chết đói, chết khát ở khu rừng này mất rồi".
Nghe hai con rắn than thở, anh nhà nghèo động lòng thương liền nhổ răng cho rắn. Để tỏ lòng biết ơn, hai con rắn đã tặng anh nhà nghèo 4 chiếc răng vàng và dặn, chiếc răng vàng này sẽ giúp nhân dân được no ấm, nhưng nhân dân phải bảo vệ rừng Me Meo nơi rắn ngự trị.
Anh nhà nghèo mang răng vàng về nhà, bỗng nhiên nương lúa trong bản tốt tươi, trâu bò đông đúc. Anh cũng trở nên giàu có. Từ đó, 13 năm một lần, người La Chí phải vào rừng Me Meo, tức là rừng cấm để cúng Thần Rắn.
Trong ngày lễ cúng Thần Rắn, đồng bào tụ tập quanh sàn cúng, được dựng giữa rừng, trước miếu thờ. Các thầy mo ngồi trên sàn cúng và thực hiện lễ cúng với hai mâm cỗ.
Một mâm toàn thịt chuột, với rất nhiều món đã được chế biến sẵn, như chuột hấp, chuột hầm, chuột xào mầm thảo quả. Nhiều nhất là các món chuột khô, chuột nướng. Một thứ không thể thiếu, đó là bát... tiết canh chuột!
Người La Chí cho rằng, ma gà thích ăn tiết canh gà, còn Thần Rắn thì thích nhất tiết canh chuột. Ngoài ra, còn 13 con chuột sống, đủ các loại to nhỏ, bị buộc vào dây và cột vào cọc trước sàn cúng.
Lễ cúng Thần Rắn với mâm thịt chuột diễn ra suốt 2 ngày, trong không khí cực kỳ trang nghiêm. Không ai cười đùa, cợt nhả. Tất cả đều hướng tâm trí về Thần Rắn và các vị thần cai quản khu rừng với sự thành kính sâu sắc.
Theo ĐVO
Cúng thần bằng...tiết canh chuột Lễ cúng Thần Rắn với mâm thịt chuột diễn ra suốt 2 ngày, trong không khí cực kỳ trang nghiêm. Không ai cười đùa, cợt nhả. Người La Chí có riêng một khu rừng, khu rừng được coi là rừng cấm linh thiêng rộng mênh mông. Đầu rừng cấm có ngôi nhà thờ thần. Ở đó, mỗi năm dân bản cúng rừng ở...