Những “nốt ruồi” oan nghiệt và căn bệnh ung thư da đe dọa người dân trong mùa hè
Trong khi các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục cảnh báo về khả năng ung thư da với mức tia UV cao ngất, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi: Ung thư da là gì, liệu mình có khả năng cao mắc ung thư da hay không?
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, tại một số thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội, nhiệt độ ngoài trời có hôm lên đến 40 độ C, cùng với đó là bức xạ tia UV trong ánh nắng mặt trời chạm mức 12 – ngưỡng báo động.
Những “ nốt ruồi” oan nghiệt
Bước ra từ căn phòng hậu phẫu, mặt chú B.V.T (68 tuổi, quê Trảng Bàng, Tây Ninh) thoáng buồn. Vết thương sau khi mổ vẫn còn rỉ dịch, mặt chú bị cắt ngang bởi một chiếc băng trắng. Có ai ngờ chú vừa trải qua giây phút hú vía khi các bác sĩ thông báo mình bị ung thư.
“Tôi làm vườn mấy chục năm nay, thường xuyên ở ngoài trời, tiếp xúc với ánh mặt trời. Thời gian gần đây vùng mũi tôi xuất hiện một nốt ruồi có mủ. Tưởng bình thường, tôi bứt cọng gai nhọn lể nó ra.
Nhưng kể từ đó, nó trở thành độc, không hết mà còn phình to hơn. Tôi sợ quá lên bệnh viện khám thì bác sĩ nói tôi bị ung thư da vùng mặt. Tôi hơi bất ngờ bởi trong nhà chưa ai bị bệnh này cả…
Bác sĩ nói bệnh của tôi còn ở giai đoạn sớm nên mổ là trị khỏi dứt điểm. Tôi vào phòng mổ khoảng 30 phút là được ra” – chú T. nói.
Bệnh nhân B.V.T
Không may mắn như người đàn ông trên, cô H.T.B. (65 tuổi, An Giang) đã mang một sang thương rất lớn khi nhập viện.
Hồ sơ ghi nhận bệnh nhân đã xuất hiện 1 nốt ruồi đen trên mặt từ 6 năm trước. Nhưng thay vì đi viện điều trị, cô tự uống thuốc nam. Hậu quả là chỉ sau một thời gian ngắn, nốt ruồi nhỏ bé ngày nào dần phình to rồi lan ra cánh mũi gây xuất huyết. Trước khi nhập viện, phần sụn cánh mũi trái của cô đã bị ăn rất sâu, khối bướu hiện rất rõ và gây rất nhiều đau nhức.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, khoa Ngoại 3, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết sau khi làm các xét nghiệm, cô B. được chẩn đoán bị ung thư da vùng mặt giai đoạn 2.
Video đang HOT
Kíp điều trị đã tiến hành cắt rộng sang thương khẩn cấp cho bệnh nhân để loại trừ khối u ác nghiệt. Bệnh nhân bị mất đi vùng da rất lớn nên trong thời gian sắp tới, các bác sĩ sẽ dùng vạt da nơi khác để đắp vào.
Ung thư da: Nhiều hơn tất cả các loại ung thư khác cộng lại!
Phó Giáo sư Phạm Hùng Cường, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết, da chiếm diện tích rất rộng trên cơ thể nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh ung thư này thuộc hàng cao nhất, nhiều hơn tất cả các loại ung thư khác cộng lại.
Có 2 loại ung thư da chính là: Ung thư da carcinoma tế bào đáy và Carcinoma tế bào gai.
Ung thư da trên mặt thường là carcinoma tế bào đáy. Nó biểu hiện bằng một vết loét, nông, bề mặt hơi lấm tấm đen mà ta lầm tưởng là nốt ruồi hoặc thay đổi da ở người lớn tuổi. Đây là loại ung thư diễn tiến chậm, ít khi di căn hạch và di căn xa.
Với loại carcinoma tế bào gai, ngoài vùng mặt, thân người, tay và chân bệnh nhân cũng cũng là nơi yêu thích cho tế bào ung thư bùng phát.
Ung thư da tế bào gai xuất phát trên nền sang thương có sẵn như sẹo, bỏng, vết thương chiến tranh cũ… nên các vết thương thường rộng, sâu, khả năng di căn hạch cao.
Để điều trị, bác sĩ thường phải cắt rộng vùng tổn thương, khiến bệnh nhân mất rất nhiều da, vấn đề phục hồi sau mổ chậm.
Với ung thư do carcinoma tế bào đáy gây ra, việc điều trị dù có phần thuận lợi hơn khi tế bào ung thư ít di căn, nhưng vì nằm trên vùng mặt nên vấn đề tạo hình, phục hồi thẩm mỹ sau đó cho bệnh nhân rất quan trọng.
Tiếp xúc với tí cực tím trong ánh mặt trời: Yếu tố nguy hiểm gây ung thư da
Theo Phó Giáo sư Cường, có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư da nhưng yếu tố tiếp xúc thời gian dài với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là quan trọng nhất.
Tia cực tím làm đột biến, tổn thương những tế bào đáy của da. Do đó trong các loại ung thư đã kể, ung thư carcinoma tế bào đáy biểu hiện rõ nhất hậu quả của tia cực tím.
Vấn đề đặt ra là tia cực tím tác động thế nào thì mới có thể gây ung thư da?
Người ta thấy rẳng tia cực tím thay đổi theo vị trí, thời gian trong ngày và còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Những người sinh sống, làm việc thời gian dài ngoài trời, ở các vị trí cao (như vùng núi) dễ tiếp xúc tia cực tím hơn người ở đồng bằng.
Từ 11h-16h chiều là khoảng thời gian tia cực tím xuyên thấu qua khí quyển vào mặt đất nhiều nhất. Do vậy những người làm việc ngoài trời thường xuyên vào lúc này nên có những phương tiện, trang thiết bị bảo hộ cho da.
“Chúng ta là vùng khí hậu nhiệt đới, không thể tránh tiếp xúc với ánh nắng hoàn toàn. Do đó cần chú ý phát hiện sớm những thay đổi trên da. Không phải bất cứ thay đổi nào cũng là ung thư nhưng nếu phát hiện và thăm khám kịp thời thì việc điều trị sẽ rất đơn giản.
Một trong những triệu chứng báo động ung thư da là việc da xuất hiện sang thương sẫm màu có từ lâu nhưng gần đây thay đổi về kích thước, màu sắc, một vết loét lâu lành…”, Phó Giáo sư Cường nói.
Đừng để biến dạng mặt, mất chân vì ung thư da vì bệnh có thể trị dứt điểm
Tùy theo từng loại ung thư da, việc điều trị sẽ đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, mấu chốt là phải phát hiện sớm để có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.
Việc phát hiện bệnh trễ mà xử lý không đúng cách sẽ để lại rất nhiều tai hại, di chứng đáng tiếc.
Cũng giống như các loại ung thư khác, có 3 vũ khí điều trị ung thư da chính là phẫu trị, xạ trị và hóa trị.
Cho đến bây giờ, phẫu thuật vẫn là phương pháp trị ung thư da chủ yếu. Về kỹ thuật mổ, bao gồm cắt rộng và sâu, bên cạnh đó là tạo hình thẩm mỹ.
Những trường hợp xâm lấn sâu, di căn hạch, việc cắt lọc không đủ mà phải kèm thêm nạo hạch, đoạn chi. Khi vẫn không hiệu quả mới nghĩ đến hai vũ khí còn lại.
Một số trường hợp do bệnh nhân không quan tâm điều trị, điều trị sai cách, tự bỏ điều trị khiến tế bào ung thư xâm lấn xương, bệnh tái phát. Những bệnh nhân này dù có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng hậu quả để lại là khuyết đi một phần cơ thể hay khuôn mặt bị biến dạng nặng. Đây là điều mà theo các chuyên gia là hết sức đáng tiếc.
Vì nguyên nhân sâu xa của ung thư da là tia cực tím, ánh nắng mặt trời, bác sĩ khuyên người dân khi ra đường trong thời gian nắng có nhiều tia UV nên có những biện pháp phòng ngừa như mặt áo dày tay, đeo khẩu trang, đội nón…
Ngoài ra, phải chú ý thêm việc dùng kem chống nắng để hiệu quả hơn trong tác động tránh tia UV.
Theo afamily
Mắc ung thư da vì... tẩy nốt ruồi
Mới đây khoa Ung Bướu Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 51 tuổi nhập viện phẫu thuật và điều trị vì ung thư da do tẩy mụn ruồi.
Phẫu thuật nốt ruồi ung thư cho bệnh nhân.
Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 10 năm bỗng nhiên bệnh nhân thấy trên sống mũi xuất hiện một nốt ruồi. Vì thấy xấu, và "không hợp phong thủy" nên nam trung niên đã tự ra quántẩy nốt ruồi đi.
Mặc dù đã đi tẩy, nhưng nốt ruồi này không thấy hết mà 2 năm trở lại đây thấy ngứa ngáy, khó chịu nên bệnh nhân này quyết định đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Sau khi được bác sĩ tư vấn làm sinh thiết vùng da, bệnh nhân này nhận kết quả bị ung thư davà phải nhập viện phẫu thuật và điều trị.
Trao đổi về trường hợp bệnh nhân này, bác sĩ Tẩn A Pao (Phó trưởng khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ) đã khuyến cáo: Nếu bạn thấy nốt lạ nổi lồi trên da rõ nét thì nên đến các cơ sở y tế kiểm tra. Vì các khối u ác tínhthường phát triển nhanh chóng về kích cỡ hoặc độ lớn.
Một nốt ruồi cứ lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc ra máu thực sự là dấu hiệu đáng báo động của ung thư nốt ruồi.
Minh Châu
Theo GDTĐ
Nốt ruồi ở vị trí nào cảnh báo bệnh ung thư? Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,... nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương - cho biết nốt ruồi là tên gọi để...