Những nỗ lực thầm lặng vì niềm vui uống sữa của học sinh
Để chương trình sữa học đường được triển khai thành công tại nhiều địa phương, không thể không kể đến những nỗ lực âm thầm của hàng chục ngàn thầy cô giáo đang trực tiếp tổ chức, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục
Không có sự chung tay và tâm huyết của các thầy cô, chương trình sẽ khó có thể triển khai một cách thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích cho học sinh. Các em nhỏ tại Trường Mầm non Những Chú Ong Nhỏ Phúc Long (huyện Nhà Bè, TP HCM) đang xếp hàng ngay ngắn theo sự hướng dẫn của cô giáo, trên tay cầm vỏ hộp sữa đã được gấp gọn gàng, chờ đến lượt bỏ vào rổ được cô giáo chuẩn bị sẵn. Sổ ghi chép việc uống sữa cũng đã được các cô chuẩn bị sẵn, điền đầy đủ thông tin. Từ đầu tháng 11, hoạt động uống sữa này đã dần trở nên quen thuộc với cô trò khi chương trình sữa học đường (SHĐ) được chính thức thực hiện tại TP HCM.
Tấm lòng và trách nhiệm trong mỗi hộp sữa
Trong chương trình SHĐ, các học sinh sẽ được uống sữa từ 3 đến 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày một hộp. Công việc nghe có vẻ đơn giản nhưng đó là cả một quá trình với nhiều tâm sức của thầy cô dành cho các em. Hàng loạt công việc “không tên” như đặt hàng sao cho bảo đảm kế hoạch uống sữa của học sinh, bảo quản lưu kho, ghi chép báo cáo, kiểm tra từng hộp sữa, tập cho các em thói quen uống sữa đúng giờ tại lớp, học cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống để thuận tiện thu gom, tái chế…
Chị Thanh Mai (huyện Nhà Bè, TP HCM), một phụ huynh có con đang uống SHĐ, cho biết: “Ở nhà cháu không chịu uống sữa, ăn uống cũng khó khăn lắm. Nhưng từ ngày được cô giáo tập cho thói quen uống sữa trên lớp, về nhà không những cháu tự giác uống sữa đúng giờ, mà uống xong còn bóp dẹp, gấp hộp sữa lại ngay ngắn”.
Cô giáo và các em học sinh bên cạnh những mô hình làm từ vỏ hộp sữa trong chương trình Sữa học đường
Video đang HOT
Bên cạnh việc cho các em uống sữa, các thầy cô còn khéo léo lồng ghép những thông điệp bảo vệ môi trường vào hoạt động uống sữa cho các em như: dạy cách gấp dẹp vỏ hộp để dễ thu gom, tái chế; hướng dẫn các em làm ra những mô hình hay đồ chơi từ vỏ hộp sữa rất sáng tạo. Theo đó, giúp các em hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Thầy cô cũng là chuyên gia dinh dưỡng
Tại các địa phương thực hiện chương trình SHĐ, các thầy cô ngoài công việc chuyên môn tại trường, lớp còn “cắp sách” đi học, tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu nhằm bảo đảm việc triển khai chương trình được thực hiện đúng quy định và an toàn, các em học sinh được uống sữa đều đặn, bảo đảm chất lượng.
Thầy Huỳnh Đức Tâm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre – cho biết: “Thời gian đầu, nhà trường cũng gặp khó khăn khi nhiều phụ huynh băn khoăn về chương trình SHĐ. Sau khi chúng tôi tổ chức các cuộc họp triển khai tới từng phụ huynh giúp họ hiểu chương trình hơn; đồng thời mời phụ huynh tham gia giám sát quá trình giao nhận và trẻ uống sữa nên phụ huynh đã rất yên tâm”. Cô Lương Thị Thanh Lý, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Tân Phú, TP HCM), cũng cho biết: “Ban đầu cũng có nhiều vất vả nhưng đều rất vui khi các con được uống sữa mỗi ngày. Hơn nữa, nếu có các vấn đề phát sinh, chúng tôi có thể liên hệ trực tiếp với đường dây nóng, tư vấn riêng cho SHĐ của Vinamilk để được hỗ trợ ngay nên cũng khá yên tâm”.
Nhiều phụ huynh cho rằng SHĐ là một chương trình hữu ích, thông qua chương trình, các thầy cô không chỉ giúp học sinh có một thực đơn dinh dưỡng tốt hơn mà còn hình thành cho các em thói quen ăn uống, kiến thức dinh dưỡng an toàn, lành mạnh từ khi còn nhỏ. Cũng chính vì vậy mà chương trình SHĐ muốn thành công không thể thiếu nghiệp vụ sư phạm của các thầy cô và quan trọng hơn hết là tấm lòng, sự tận tâm của những người đang gánh vác trọng trách “trồng người” cao cả.
Theo người lao động
Cô vợ bị mỉa mai vì không rơi 1 giọt lệ khi con mất do tai nạn nhưng nửa đêm lại lúi húi ra ban công
Ngay trong lúc đưa con về nơi an nghỉ cuối cùng, Xuân cũng không gào khóc như "mẹ nhà người ta", mặt chỉ lạnh lùng đến mức đáng sợ, không ít người nguyền rủa "cái loại mẹ quạ tha"...
Sơn cũng cảm thấy Xuân thật là máu lạnh. Làm mẹ kiểu gì mà con mất vì tai nạn cũng chỉ gào lên 1 lần rồi thôi. Còn trước trong và sau đám tang vẫn lạnh tanh như đưa tiễn người dưng. Sơn bảo với Xuân: "Chuyện con mình như thế, anh biết em cũng đau lắm, nhưng muốn khóc thì cứ khóc lên. Không phải nén lại đâu". Xuân điềm nhiên bảo: "Em không sao. Dù gì con cũng ra đi rồi". Sơn thấy thế thì tức tối trách mắng cô làm mẹ kiểu gì mà cảm xúc khi con mất chỉ như người dưng, cô không có trái tim ư, rằng anh chưa từng thấy ai làm mẹ mà điềm nhiên trước nỗi đau như cô, rằng cả làng trên xóm dưới ai cũng dị nghị vì cái loại mẹ như cô... Xuân thì vẫn im lặng.
Ảnh minh họa
Từ đó chỉ vì chuyện này mà tình cảm vợ chồng cũng nguội lạnh. Thiếu vắng tiếng cười nói của con càng làm cho căn nhà thêm trống trải. Cả hai cứ tối ngủ là quay lưng vào nhau. Xuân thì Sơn hỏi gì đáp nấy, có mắng có chửi cũng không thanh minh. Cuộc sống thực sự rơi vào bi kịch.
Xuân từ ngày con mất còn đi mua nhiều thùng sữa tươi để lên phòng. Sơn hỏi thì cô bảo: "Em cảm thấy mệt cần tầm bổ". Điều đó càng khiến anh cảm thấy không thể chịu nổi. Loại mẹ kiểu gì con mất chẳng đau buồn còn lo đi tẩm bổ. Tuy nhiên, Sơn cũng không nói gì, vì nói ra điều đó thì thật quá đáng.
Một hôm Sơn tỉnh giấc, khi đó đã là 3 giờ sáng rồi không thấy Xuân nằm cạnh. Anh ngồi dậy thì thấy cửa ra ban công đang hé mở. Anh liền đứng dậy lén nhìn ra thì thấy Xuân đang ở đó. Anh ghé mắt vào nhìn kĩ hơn thì thấy tay cô cầm hộp sữa. Sơn nghĩ hóa ra nửa đêm vợ mình lén mang sữa ra đây uống, chứ không uống trước mặt chồng, chắc là ngại đây.
Nhưng không, anh thấy cô đang tưới sữa vào gốc cây đặt ngoài ban công. Tiếng Xuân thì thầm nhưng trong đêm như gió thoảng nhưng nghe vẫn rõ: "Con à, con có đói không, uống chút sữa con nhé. Mẹ nhớ con lắm nhưng mẹ không muốn để ai thấy cả. Mọi người ai cũng đau buồn rồi, mẹ phải mạnh mẽ đúng không con?
Con vẫn tưới cho cây mỗi ngày nên mẹ tin con sẽ ở đây. Con uống sữa đi cho đỡ đói. Mỗi ngày mẹ sẽ gặp con ở đây. Đừng xa mẹ nhé. Chỉ còn có con yêu mẹ thôi. Đến bố giờ cũng không còn thương mẹ nữa. Mẹ thèm ôm con quá. Gọi 1 tiếng mẹ đi con...".
Ảnh minh họa
Sơn thực sự choáng váng trước những gì anh nghe được. Hóa ra là như thế, không phải vợ anh không thương nhớ con mà cô ấy thể hiện mình cứng rắn cho người khác vững vàng. Còn cô vẫn tin rằng sẽ gặp được con ở đây, mang hết cả tình yêu và nỗi nhớ vào chiếc cây ấy.
Đúng là lúc con anh còn sống, con thường tưới cho chiếc cây đó và bảo: "Cây ơi lớn nhanh nhé, anh thương cây lắm". Sơn đấm ngực mà khóc vì đã không biết nghĩ cho vợ. Giá như anh đủ 1 chút tinh tế sẽ hiểu chẳng có người mẹ nào mà không thương con. Trước đây vợ anh đã chăm sóc con chu đáo thế, chẳng qua là nỗi đau quá lớn khiến cô câm nín như vậy thôi.
Sơn mở cửa bước ra. Xuân khá sững sỡ khi thấy chồng, Sơn ôm cô vào lòng mà khóc rồi chỉ nói được 1 câu trong tiếng nấc: "Anh xin lỗi, anh... xin lỗi vợ nhiều".
Theo toquoc.vn
Phụ nữ 30 tuyệt đối không làm những điều ngu ngốc này kẻo chồng chán vợ, con thất vọng về mẹ Phụ nữ 30 tuổi đừng dại làm những điều này trong hôn nhân, nếu không sẽ gánh hậu quả ê chề, chồng chán vợ, con cái cũng cảm thấy thất vọng về người mẹ của mình. Dưới đây là những điều phụ nữ 30 tuổi tuyệt đối nói không để giữ lửa hôn nhân, giúp gia đình luôn ấm êm, đồng thời khiến...