Những nguy cơ tiềm ẩn của việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn
Một nghiên cứu quy mô lớn của Pháp mới được công bố ngày 11/2, lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và nguy cơ tử vong cao hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng lưu ý cần nghiên cứu sâu hơn để xác định cơ chế liên quan cụ thể.
Ảnh minh họa. (Nguồn: nation.co.ke)
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp theo dõi thực đơn của hàng chục nghìn người Pháp trong giai đoạn 2009-2017.
Cụ thể, khoảng 45.000 người từ 45 trở lên, phần lớn là phụ nữ, đã tham gia vào nghiên cứu này.
Mỗi 6 tháng, người tham gia được yêu cầu điền vào 3 bản khảo sát trực tuyến, được gửi ngẫu nhiên, về những thực phẩm và đồ uống họ đã tiêu thụ trong vòng 24 giờ trước đó.
Sau 7 năm, 600 người trong nhóm tham gia nghiên cứu đã qua đời.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu sau đó phân tích các con số và phát hiện ra khi thực phẩm chế biến sẵn tăng 10% trong khẩu phần ăn thì tỷ lệ tử vong cũng tăng 15%.
Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ vừa phải giữa việc tăng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và nguy cơ tử vong cao hơn trong giai đoạn nghiên cứu này.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Paris 13 cho rằng đây mới chỉ là một bước tiến tới những hiểu biết đầy đủ hơn về mối liên hệ giữa thực phẩm chế biến sẵn và sức khỏe.
Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống hàng ngày và tình trạng bệnh tật rất phức tạp và kết quả của các nghiên cứu thường bị hiểu lầm.
Vì vậy, các nhà khoa học thận trọng lưu ý kết quả nghiên cứu chỉ nên được coi là đã chỉ ra sự liên hệ quan trọng giữa thức ăn chế biến sẵn và nguy cơ sức khỏe, để phục vụ các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Năm ngoái, nhóm chuyên gia này cũng đã công bố kết quả một nghiên cứu về mối liên hệ giữa thực phẩm hữu cơ (organic) và nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm hữu cơ có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn so với những người không tiêu thụ thực phẩm này.
Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra kết luận chính thức về mối liên hệ nhân-quả trong vấn đề này.
Thức ăn chế biến sẵn thuộc nhóm thứ 4 trong hệ thống xếp loại thực phẩm NOVA được nhiều cơ quan y tế trong đó có Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc công nhận.
Những thực phẩm này thường trải qua một số quy trình chế biến như làm nóng ở nhiệt độ cao và có chất phụ gia, chất ổn định…Rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng đường hoặc muối cao, trong khi hàm lượng vitamin và chất xơ thấp.
Câu hỏi cho tới nay vẫn chưa có lời giải thích thực sự thuyết phục là những thực phẩm này chứa chất gì gây ra những tác động xấu tới sức khỏe của người tiêu thụ.
Một trong những giả thiết được công nhận nhiều nhất là do những thực phẩm này chứa chất phụ gia./.
Theo www.vietnamplus.vn
Những món ăn 'đại kỵ' với người bệnh ung thư
Đối với bệnh nhân ung thư vấn đề về dinh dưỡng là một trong những điều được quan tâm hàng đầu. Thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào nên kiêng để tốt cho người bệnh và chống lại căn bệnh 'sát thủ' này?
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo TS - BS Phạm Thị Việt Hương, Phó trưởng Khoa Nội Nhi, BV K Trung ương, thực tế, nhiều bệnh nhân đã kiêng quá nhiều, quá mức. Kiêng kỵ trong ăn uống là nội dung quan trọng trong việc cứu chữa cho người bị bệnh ung thư. Vậy kiêng hay không kiêng?
Nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm, nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Kiêng tùy món
Thống kê dưới đây một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v.... đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Người bệnh ung thư không nên ăn thuỷ hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm. Ảnh minh hoạ: Internet
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
TS - BS PHẠM THỊ VIỆT HƯƠNG
Theo www.tienphong.vn
5 giải pháp thải độc cơ thể cực dễ áp dụng sau kỳ nghỉ Tết Thải độc là quá trình loại bỏ các chất độc tích tụ trong cơ thể do "nạp" quá nhiều các loại thực phẩm, tinh chế, thực phẩm chế biễn sẵn, các loại đồ uống ngọt, có cồn... Dưới đây là một số bước đơn giản giúp bạn thải độc cơ thể sau kỳ nghỉ Tết kéo dài. Nước chanh Nước chanh rất giàu...