Những người này không nên ăn rau muống
Những người bị viêm khớp, bụng dạ yếu, đang dùng thuốc Đông y, bị sỏi thận hay mắc bệnh gout đều không nên ăn rau muống.
Trong rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Theo các chuyên gia, ăn rau muống thường xuyên còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt…
Mặc dù có nhiều công dụng tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Dưới đây là những nhóm người nên tránh xa rau muống nếu không muốn rước họa vào thân.
Rau muống có rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
Người bị viêm khớp
Những người bị đau xương khớp không nên ăn rau muống bởi nó sẽ khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, nhức nhối.
Người bị gout
Trong rau muống có chứa hàm lượng đạm rất cao vì thế nó không phải là thực phẩm tốt cho những người bị bệnh, nhất là bệnh gout. Bởi những người mắc bệnh này cần phải tránh các loại thức ăn có lượng đạm cao.
Người bị sỏi thận
Lý do để người bị sỏi thận không nên ăn rau muống là vì trong rau muống có chứa hàm lượng oxalate cao. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi.
Người đang uống thuốc Đông y
Video đang HOT
Người đang uống thuốc Đông y ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Không phải ai cũng có thể ăn rau muống. (Ảnh: Phunu.net)
Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng
Trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn rất phổ biến có tên là Fasciolopsis buski. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Nguy hiểm hơn, những ký sinh trùng này khi vào cơ thể sẽ neo mình vào thành ruột, gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Chính vì vậy, những người có bụng dạ yếu tốt nhất không nên ăn rau muống để tránh mang họa.
Ăn rau muống thế nào cho đúng?
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước.
Ngoài ra, do thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ, nên rau muống rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn bởi có thể mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng…
Khi ăn, bạn nên chọn những cây rau muống cọng nhỏ, vì ăn sẽ giòn, ngon và an toàn hơn rau muống có cọng quá to.
Theo VTC
Những sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay tránh rước họa vào thân
Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Song khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau để tránh rước họa vào thân.
Rau muống là thực phẩm được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt... nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như: Chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.
Tuy giàu dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này. Trong đó nhóm những người sau không nên ăn rau muống:
- Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ
Nhiều người thích ăn món rau muống chẻ hoặc xào tái. Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại kí sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
- Ăn rau muống khi đang có vết thương hở
Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
- Ăn rau muống khi bị suy nhược
Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng.
- Ăn rau muống khi uống thuốc đông y
Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
- Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận
Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
- Ăn rau muống khi bị đau khớp
Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
- Ăn rau muống trái mùa
Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Ba sai lầm khi ăn rau muống nhiều người mắc Ăn rau muống chưa nấu chín kỹ, ăn rau trái mùa, ăn khi bị vết thương hở... sẽ có hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...