Những người không nên ăn nhiều măng
Măng tre chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy vậy, theo báo Life Times, những người sau đây không nên ăn nhiều măng.
Đối với các loại măng độc, nên ngâm bằng nước vôi trong, khi luộc, nên mở vung cho chất độc bay hơi – Ảnh: Internet
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người bị sỏi thận
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị xuất huyết thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Người dùng aspirin thường xuyên
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân giải với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Video đang HOT
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Người vừa bị gãy xương
Nếu bạn vừa gặp tại nạn chấn thương đến xương khớp, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng. Nguyên nhân là do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vết xương gãy rạn cũng vì thế mà khó lành hơn.
Người mới ốm dậy
Người mới ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn măng do măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể ốm yếu, glucoxit phân giải với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.
Lưu ý những điều sau để tránh bị ngộ độc khi ăn măng
- Ngâm măng với nước gạo, luộc măng với 1 nắm lá rau ngót…
- Đối với các loại măng độc, nên ngâm bằng nước vôi trong, khi luộc, nên mở vung cho chất độc bay hơi.
- Măng ngâm phải để ngả sang màu vàng ươm và có mùi chua thì mới được ăn.
- Nếu muốn phơi khô măng để ăn măng khô, cần luộc kĩ qua nước muối trước khi phơi rồi mới xào nấu.
Hà Anh
Theo motthegioi
Măng cực độc với những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa
Theo Đông y, măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn. Nhưng măng lại tốt với người này nhưng độc với người khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Ảnh minh họa: Internet
Theo quan niệm Đông y, măng là một thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một món ăn có giá trị chữa bệnh. Dựa vào giá trị dinh dưỡng của măng sẽ giúp bạn nhận biết mình có nên ăn măng hay không.
Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.
Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Đây là lý do vì sao bạn nên hiểu về việc măng tốt với người này nhưng lại xấu với người khác, bị mang tiếng "thị phi" như vậy.
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị xuất huyết thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng. Ảnh minh họa: Internet
Một số người không nên ăn măng
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người bị sỏi thận
Axit oxalic kết hợp với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.
Người mắc bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị xuất huyết thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Người dùng aspirin thường xuyên
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc, trước khi nấu, bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng. Tuyệt đối không ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric.
Khi vào dạ dày, glucozit bị phân giải với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi. Ảnh minh họa: Internet
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Đi khám vì đau bụng, thiếu nữ 16 tuổi phát hiện ung thư dạ dày di căn Hơn 1 tháng gần đây, Hoa liên tục thấy đau bụng dưới nên đến BV kiểm tra. Các bác sĩ kết luận, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày di căn xuống buồng trứng. BS Dương Trọng Hiền, Trưởng Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hoá, BV Việt Đức cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, khoa liên tiếp điều trị cho 2...