Những người bắt rễ tre “đẻ” tiền
Trừ lá tre, những bộ phận khác đều có thể làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mỹ nghệ . Những gốc tre tưởng chừng bỏ đi lại là thứ có giá trị nhất khi qua bàn tay của những người thợ lành nghề.
Du khách tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm làm từ tre Trà Lân.
“Nếu như trước đây người ta biết đến “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” trong Bình Ngô đại cáo thì nay, sẽ biết đến tre Trà Lân qua những sản phẩm mỹ nghệ”, Thái Đăng Dũng (SN 1990, Phó GĐ Công ty TNHH Trà Lân Bambo) nói về những sản phẩm làm ra từ tre.
Từ tre xây dựng đến tre mỹ nghệ
Sinh ra và lớn lên ở miền đất bạt ngàn cây tre, chưa bao giờ Dũng nghĩ đến việc sẽ khởi nghiệp bằng cây tre này dù hơn 5 năm trời “kiếm cơm” bằng loại cây này. Nói “kiếm cơm” cũng không sai bởi chàng thanh niên này chuyên cung ứng tre, mét cho các công trình xây dựng trên địa bàn.
Nhưng rồi, chính cậu đã thay đổi cách suy nghĩ về giá trị kinh tế của tre Trà Lân.
Thái Đăng Dũng đang giới thiệu cho khách về sản phẩm của công ty.
“Tôi nhận được đơn hàng cung ứng nguyên liệu cho một số cơ sở mỹ nghệ ở phía Nam chuyên sản xuất thìa, cốc, ống hút bằng tre. Tre quê mình đầy rẫy, sao mình cứ như anh làm thuê, chặt tre đi bán với giá trị thấp mà không tận dụng nguồn nguyên liệu khổng lồ này để sản xuất mỹ nghệ, tăng giá trị của nó?”, Dũng trăn trở.
Cũng phải mất 5 năm trời thai nghén ý tưởng, Dũng mới mạnh dạn bàn với anh trai mở công ty để sản xuất các sản phẩm từ cây tre. Anh Thái Đăng Tiến – anh trai Dũng là chủ một cơ sở sản xuất mộc dân dụng có tiếng ở Con Cuông, nhìn thấy tiềm năng đối với cây tre trong kế hoạch của Dũng nên quyết định đầu tư.
Hai anh em gom góp vốn liếng, cầm cố đất cho ngân hàng để đầu tư thành lập công ty. Đi vào làm kinh tế mới thấy mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ, cái gì cũng phải học. Tạo hình sản phẩm như thế nào? Xử lý mối mọt, nhuộm màu ra sao để vẫn phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng? Anh em Dũng cứ vừa học, vừa làm rồi mọi thứ cũng đi vào quỹ đạo với tiêu chí sản phẩm xanh – sạch, an toàn với người dùng và môi trường.
Bộ ấm chén được làm từ tre trong đó chiếc ấm chế tác từ gốc cây tre và được tạo hình giống con gà khá thu hút người xem.
Đến nay, ngoài 2 ông chủ, công ty tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương từ 4-6 triệu đồng/tháng và gần 10 lao động thời vụ.
Video đang HOT
Gần nửa năm hoạt động, hiện các sản phẩm từ tre Trà Lân đã được trưng bày, giới thiệu và bán cho du khách một số điểm du lịch nội tỉnh. Sản phẩm của công ty khá đa dạng, từ những bộ ly uống trà xinh xắn, thìa gỗ, hộp đựng bút, thân bút bi, cốc uống nước cho đến bình hoa hay những bộ ấm chén tinh xảo, cầu kỳ.
“Ngoài việc giới thiệu tại các khu du lịch trong tỉnh, hiện chúng tôi cũng triển khai quảng bá và nhận làm các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng thông qua mạng xã hội. Một số khách hàng tin tưởng gửi mẫu để chúng tôi sản xuất rồi mang sang châu Âu làm quà tặng. Rất mừng là các sản phẩm của chúng tôi nhận được sự phản hồi tích cực từ các khách hàng”, Thái Đăng Dũng cho hay.
Bắt rễ tre “đẻ” tiền
Sản phẩm từ tre có nhiều loại đa dạng. Ngoại trừ lá, những bộ phận của cây tre Trà Lân đều trở thành nguyên liệu sản xuất và có thể giúp anh em Dũng kiếm ra tiền.
Những cành tre nhỏ được tận dụng để làm quai ấm, vòi ấm nước.
“Sản xuất sản phẩm từ ống tre không quá phức tạp vì bản thân nó đã có thể định hình được sản phẩm, chỉ cần sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ. Bởi vậy, mức giá của sản phẩm cũng khá bình dân, từ 20 đến 150 nghìn đồng, tùy từng loại sản phẩm. Các sản phẩm từ gốc tre đòi hỏi sự sáng tạo và công sức đổ ra nhiều hơn. Đây cũng là bộ phận có giá trị cao nhất của cây tre sau chế tác”, anh Nguyễn Văn Hùng – thợ tiện của công ty, cho biết.
Thường thì sau khi khai thác tre, người ta sẽ vứt gốc đi. Thế nhưng dưới con mắt nhà nghề, anh Thái Đăng Tiến – giám đốc công ty nhận thấy thứ bỏ đi ấy sẽ là “hái ra tiền” nếu được chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Vậy là ông giám đốc doanh nghiệp thuê máy múc lên rừng “trốc” rễ tre tìm nguyên liệu.
Gốc tre sau khi rửa sạch, phơi khô, xử lý để chống mối mọt sẽ được các thợ tiện chế tác thành sản phẩm, chủ yếu là ấm pha trà, cốc hay bình cắm hoa.
Anh Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm: “Gốc cây tre rất cứng, lại đâm rễ tua tủa, trông khá xù xì. Bởi vậy, phải có một ít kiến thức về hội họa, tạo hình mới có thể chọn gốc nào sẽ phù hợp với loại sản phẩm nào để chế tác. Khoét lõi là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng bởi chỉ cần lưỡi dao đi chệch quỹ đạo thì gốc tre chỉ còn là thứ vứt đi.
Một đoạn rễ tre tưởng là đồ bỏ đi dưới con mắt những người thợ thành nghề trở thành điểm nhấn cho nắp ấm khiến người dùng liên tưởng đến hình ảnh chú sơn lâm.
Những phần như nắp ấm, tay cầm, vòi nước… cũng được dùng từ những phần cành, rễ, nhánh của cây tre, tất nhiên là phải lựa chọn rất kỹ để vừa đảm bảo hài hòa về mặt mỹ thuật, vừa đảm bảo công năng sử dụng cũng như độ bền của sản phẩm”.
Cũng bởi được chế tác từ phần gốc, rễ của cây tre nên các sản phẩm dù cùng chủng loại cũng không thể giống nhau mà sẽ mang nét đẹp riêng biệt. Do vậy, mức giá của sản phẩm cũng khác nhau, giao động từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng tùy vào độ tinh xảo.
Vừa làm, vừa học, vừa sản xuất, vừa tìm thị trường tiêu thụ, anh em Dũng xoay như chong chóng. Động lực lớn đối với họ là các sản phẩm được người sử dụng đánh giá cao bởi có công năng, tính thẩm mỹ, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường và mức giá khá cạnh tranh với sản phẩm làm từ nguyên liệu khác.
“Trong thời gian tới, bên cạnh các sản phẩm thông dụng như hiện nay, chúng tôi sẽ nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm từ cây tre có tính đột phá, mang bản sắc riêng và mẫu mã thiết thực hơn cho người dùng”, Thái Đăng Dũng chia sẻ.
Ông Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện ủy Con Cuông – cho biết: “Ý tưởng sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ của anh em Thái Đăng Dũng không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của cây tre vốn rất sẵn, rất nhiều ở Con Cuông mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường. Cá nhân tôi và các đồng chí trong lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện rất ủng hộ và chỉ đạo phòng ban chuyên môn quan tâm các chính sách hỗ trợ. Với ý tưởng táo bạo này, tôi hi vọng đây sẽ là một bước đột phá trong khởi nghiệp của thanh niên miền núi Con Cuông”.
Thuốc và món ăn cho người tiểu ra máu
Tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định, Đông y gọi niệu huyết.
Nguyên nhân chủ yếu do viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u bàng quang, u thận, lao thận, sang chấn... Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ điều trị bệnh.
Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu (viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp)
Người bệnh tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít hay mơ; mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
Bài 1: lá tre 16g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, mộc hương 12g, cỏ nhọ nồi 16g, tam thất 4g, kim ngân 16g.
Bài 2 - Tiểu kế ẩm tử: sinh địa 20g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, mộc thông 12g, chích thảo 6g, bồ hoàng (sao) 12g, đạm trúc diệp 12g, ngẫu tiết 12g, đương quy 6g, sơn chi 12g. Gia thêm: kim ngân, liên kiều, bồ công anh để thanh nhiệt giải độc. Sắc uống trong ngày.
Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận
Người bệnh đi tiểu ít đỏ, khát nước, họng khô; chất lưỡi đỏ, ít rêu; mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt chỉ huyết.
Bài 1 - Đại bổ âm hoàn gia giảm: hoàng bá 12g, tri mẫu 8g, thục địa 16g, quy bản 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sinh địa 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 8g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, trắc bá diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đại hoàng nấu trứng gà bổ âm huyết, mát máu nhuận táo, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn
Người bệnh tiểu ra máu và có các triệu chứng cơn đau quặn thận do sỏi. Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết. Dùng bài thuốc: đan sâm 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, cỏ nhọ nồi 16g, huyết dư 12g, bách thảo sương 4g, ngẫu tiết 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiểu ra máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết
Người bệnh đi tiểu nhiều lần có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn; mạch hư nhược. Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết.
Bài 1 - Bổ trung ích khí thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, trần bì 8g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, cỏ nhọ nồi (sao) 16g, ngải cứu (sao) 12g, xích thạch chi 12g, ngẫu tiết (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoài sơn 12g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, thạch hộc 12g, ngẫu tiết (sao đen) 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 12g, ngải cứu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Món ăn thuốc hỗ trợ điều trị
Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu 20 phút, vớt bỏ bã, thêm đường. Ngày 1 thang chia 2 lần sáng và tối, ăn hồng uống nước. Ăn liên tục 4-5 ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu cầm máu.
Rau muống 500g, mật ong 50g. Rau muống rửa sạch thái nhỏ, đổ 500ml nước nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã; tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào. Ngày uống 2 lần. Công dụng: lương huyết chỉ huyết. Chữa đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, ra máu cam.
Mướp đắng 200-300g rửa sạch bỏ ruột thái mỏng; lươn vàng 200g làm sạch, bỏ nội tạng. Tất cả nấu với lượng nước vừa phải, chia làm 2 lần ăn trong ngày.
Ô mai 15g, rau mã đề 15g. Hai thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 10 phút, cho ít đường, uống thay nước trà. Công dụng: bổ âm, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc. Tác dụng: thanh nhiệt lợi tiểu giữ ấm cầm máu. Dùng tốt cho người đi tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Đại hoàng 2g, trứng gà 2 quả. Trứng gà luộc bóc bỏ vỏ; đại hoàng nghiền nát. Hai thứ cho vào bát, nấu cách thủy; ăn khi đói; mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 3-4 ngày. Công dụng: bổ âm huyết, mát máu nhuận táo, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Ô mai 10 quả đập nát cho vào nồi, đổ 2 bát nước, đun sôi 20 phút, thêm ít đường trắng quấy tan. Uống mỗi ngày 1 lần. Công dụng: dưỡng âm sinh tân dịch, bổ nội tạng.
Liên nhục (hạt sen) 30g cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Ăn cái, uống nước.
Mứt hồng 2-3 quả, đốt tồn tính thành than, nghiền bột trộn với nước cơm, uống lúc đói, mỗi lần 6g.
Gừng tươi 8 lát, mật ong 60g, rễ cỏ tranh 20g. Gừng, cỏ tranh cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, sắc, bỏ bã rồi cho mật ong vào pha uống.
Rau cần tươi lượng vừa đủ, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước. Mỗi lần uống 100-150ml.
TPHCM: Làng bánh ú lá tre "cháy hàng" dịp Tết Đoan Ngọ Với tuổi đời hơn 50 năm, nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM, làng bánh ú lá tre vẫn còn giữ nguyên được nghề truyền thống mà cha ông để lại. Mặc dù chưa đến Tết Đoan Ngọ (rơi vào thứ năm, mùng 5 tháng 5 Âm lịch), nhưng bánh ú nơi đây đã liên tục "cháy hàng", ai...