Những nghề tay trái “hái ra tiền” trong mùa dịch
Để kiếm thêm thu nhập trong lúc nghỉ dịch ở nhà, nhiều người đã tìm đến những nghề tay trái và thu về cả triệu đồng tiền lãi mỗi ngày, thậm chí cao gấp 2 – 3 lần so với nghề chính.
Vừa ngồi ghi đơn vừa đóng hàng cho khách, chị Thùy Linh ( Thái Nguyên) cho hay, từ ngày có dịch Covid-19, chị mở quán bán đồ ăn online. Vốn là giáo viên hợp đồng tại 1 trường mầm non nên khi nghỉ dịch chị không hề có chế độ. Để kiếm thêm đồng ra đồng vào, chị mở bán các món ăn vặt như chân gà, sữa ngô, sung muối, nem tai.
Do là người có khiếu ẩm thực nên đồ nhà chị bán rất chạy, hàng ra tới đâu là khách tranh mua đến đấy. Có ngày cao điểm chị còn thu về cả triệu đồng tiền lãi, mức thu nhập có thể cao gấp 2 – 3 lần so với nghề nghiệp hiện tại.
Nhưng với chị, việc bán đồ ăn chỉ là giải pháp tạm thời, đến khi hết dịch, chị dự định sẽ quay trở làm công việc cũ. “Mặc dù nghề tay trái hiện đang giúp tôi có mức thu nhập ổn nhưng tôi thấy mình vẫn yêu trường, yêu lớp và yêu bọn trẻ nhiều hơn” – chị Linh tâm sự.
Để kiếm thêm thu nhập trong lúc nghỉ dịch, nhiều người chọn cách bán đồ ăn online
Cùng chung cảnh ngộ, chị Nguyễn Thảo, giáo viên mầm non ở quận Hà Đông (Hà Nội) nhận làm giúp việc theo giờ. Do con bé nên chị chỉ nhận làm ở các khu vực gần nhà như Hà Đông, Thanh Xuân, Nguyễn Trãi khi có lịch cố định trước.
Công việc của chị là dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu nướng theo thỏa thuận của người thuê. Tiền công dao động là 50.000 – 60.000 đồng/giờ và chủ nhà sẽ trả khi hết buổi.
“Tôi vẫn hay đùa chị em là đi làm trái nghề đôi khi thu nhập còn cao hơn đi dạy. Ở trường tôi, 1/3 giáo viên đều chuyển sang đi bán hàng online, bán đồ ăn vặt hoặc đi trông trẻ, giúp việc tại gia” – chị Thảo kể.
Video đang HOT
Tranh thủ lúc nghỉ dịch, chị Kim Thoa (nhân viên văn phòng ở Hà Nội) nhận thêm vài nghề tay ngang bán thời gian. Vốn khéo tay nên chị nhận may thêu các hình hoa lá, cỏ cây, con vật ngộ nghĩnh lên khẩu trang tại nhà. Dù mới mở bán hơn 2 tuần nhưng lượng khách đặt hàng nhà chị lúc nào cũng kín sổ.
Khẩu trang thuê tay đắt khách
Tương tự, anh Ngọc Hoàng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã chuyển sang làm nghề giao đồ ăn nhanh đã hơn 1 tháng nay. Bởi từ khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách sụt giảm nghiêm trọng khiến cánh xe ôm như anh rơi vào cảnh “đói” khách.
Trong khi đó, các quán bán đồ ăn nhanh liên tục tuyển shipper với mức lương ổn định nên anh quyết định nhảy việc. Do đặc thù công việc chủ yếu tập trung vào ban trưa và chiều tối nên buổi sáng anh vẫn tranh thủ chạy được 4 – 5 chuyến khách.
“Tính ra, nghề shipper vừa ổn định vừa đỡ vất hơn là chạy xe ôm. Tôi làm chuyên cho 1 quán nên việc cũng đều, lương thưởng khá ổn định. Buổi sáng thường ít việc nên tôi còn chạy thêm vài cuốc xe ôm” – anh Hoàng nói.
An Chi
Dịch vụ đi chợ hộ ăn nên làm ra trong mùa dịch
Do hầu hết người dân phải ở nhà, các dịch vụ đi chợ giúp nở rộ và tăng trưởng trong thời gian gần đây.
Phải làm việc tại nhà, chị Thảo (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) thường xuyên đặt đồ ăn, thức uống qua ứng dụng. Dạo gần đây, thi thoảng chị có đặt mua thêm các loại hàng hoá tươi sống để cuối tuần nấu nướng.
"Trong thời gian cách ly xã hội, tôi chỉ ở nhà và đặt mua tất cả hàng hoá thiết yếu online, không ra ngoài. Dạo gần đây mua thêm các loại thực phẩm để nấu ăn vào cuối tuần, vì ở một mình cũng không nấu thường xuyên", chị Thảo cho biết.
Một tài xế công nghệ đang đi chợ theo đơn hàng của khách. Ảnh: be
Đáp ứng nhu cầu này, hầu như ứng dụng gọi xe nào hiện nay cũng đều có tính năng đi chợ giúp. Các bên đều ghi nhận tăng trưởng mạnh các đơn hàng đi chợ và mua đồ ăn thức uống.
Hồi cuối tháng trước, Grab thử nghiệm dịch vụ GrabMart tại TP.HCM, và sau đó triển khai thêm tại Hà Nội. Dịch vụ cho phép khách hàng đặt mua trên ứng dụng các loại rau củ quả, trái cây, thịt cá... từ các nhà cung cấp như BigC, Co.op Food và một số cửa hàng thực phẩm lớn khác.
Phía Grab cho biết GrabMart đang tăng trưởng tốt, đơn hàng tăng cao trong giai đoạn này.
Với phí vận chuyển khoảng 15.000-20.000 đồng cho 5km đầu, dịch vụ "đi chợ" này khá hợp lý đối với người dùng, nhưng số lượng đối tác của GrabMart chưa nhiều.
Bện cạnh GrabMart, Grab còn có dịch vụ Assisstant, một tính năng cộng thêm của tính năng giao hàng, cho phép người dùng ghi chú cho tài xế đi mua bất kỳ món gì, trong đó bao gồm cả việc đi siêu thị mua hàng hoá.
Hồi đầu tháng 3, ứng dụng be cũng ra mắt tính năng Đi chợ (Shopping). Tính năng này cho phép người dùng chọn các siêu thị, cửa hàng bất kỳ ở 9 tỉnh thành lớn, ghi chú các món hàng cần mua, sau đó tài xế beBike sẽ đi mua giúp.
Đại diện be cho biết trong tuần đầu tiên ra mắt, mỗi ngày be Đi chợ chỉ nhận được khoảng 100 đơn hàng, thì hiện nay con số này đang tăng trưởng theo cấp số nhân.
Dịch vụ này có mức phí khởi đầu là 30.000 đồng, tuỳ theo khoảng cách có thể tăng lên. Tuy nhiên, tính năng Đi chợ còn khá sơ khai, người dùng phải ghi chú chính xác cần mua mặt hàng nào, nhãn hàng nào, khối lượng, số lượng bao nhiêu... khá mất thời gian và có thể gây nhầm lẫn. Be cho biết đang chuẩn bị phát hành phiên bản đầy đủ hơn của tính năng này.
Triển khai lâu hơn và có lượng đối tác lớn chính là Now, với dịch vụ NowFresh. Người dùng có thể mua thực phẩm tươi sống và nhiều hàng hoá khác thông qua dịch vụ này.
Now cho biết triển khai dịch vụ từ 2018 và có sự gia tăng đơn hàng qua thời gian. "Với sự thích ứng và thay đổi theo hướng tích cực của thói quen tiêu dùng của người dân, chúng tôi kỳ vọng NowFresh sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới", phía Now cho hay.
Mới đây nhất, chuỗi cửa hàng Bách hoá Xanh cũng triển khai tính năng "Đi chợ giùm bạn". Người dùng vào trang bachhoaxanh.com, click vào banner quảng cáo dịch vụ, sau đó chọn các hàng hoá trên trang này để đặt mua. Dịch vụ này hiện chỉ áp dụng tại TP.HCM, trừ một số quận huyện ngoại thành, với phí vận chuyển 30.000 đồng mỗi đơn hàng.
Dịch vụ ra mắt ngày 2/4 và hiện tăng trưởng gần gấp đôi so với số đơn hàng ngày đầu ra mắt. Trong khi đó, tăng trưởng riêng của Bách hóa Xanh cũng lên 200% so với trước khi có dịch.
Bản thân Bách hoá Xanh đã có sẵn đội ngũ giao hàng online. Tuy nhiên, dịch vụ mới của chuỗi này tận dụng khối lượng nhân viên của Điện máy Xanh, Thế Giới Di Động đang phải nghỉ việc do đóng cửa cửa hàng, để làm nhân viên giao hàng. Khi mua online trên Bách hoá Xanh, người dùng sẽ nhận hàng từ các kho của Bách hoá Xanh online, còn khi dùng dịch vụ "Đi chợ giùm bạn" thì nhân viên sẽ mua hàng trực tiếp ở các cửa hàng Bách hoá Xanh gần nơi ở của khách hàng.
Hải Đăng
Giá thịt heo siêu thị giảm Từ hôm nay (10/4), nhiều siêu thị đã giảm 6-25% giá thịt heo để bình ổn và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng trong mùa dịch. Từ ngày 10-13/4, hệ thống siêu thị Big C hai miền giảm giá thịt heo. Mức giảm mạnh nhất là thịt vai với 20%, kế tiếp là ba rọi giảm 14%, sườn non giảm 11%... Khách...