Những nẻo đường…canh chua Nam Bộ (Kỳ 1)
Nếu coi canh chua Nam Bộ như một bản giao hưởng ẩm thực thì các loại nguyên liệu để nấu món này như: cá, tép (hoặc thịt, hoặc… ), rau, me chua, khế, cơm mẻ…
là những nốt nhạc cơ bản. Phối âm, biến tấu như thế nào cho chúng thành những bản nhạc hay là do sự sáng tạo của người nấu.
Dân Nam Bộ, ai cũng coi món canh chua là “gia bản”, bởi nó dễ ăn, dễ nấu. Tùy theo khẩu vị, vùng nguyên liệu mà người ta có cách nấu, cách nêm nếm gia vị riêng của mình.
Trong các món canh chua Nam Bộ, phổ biến nhất là món canh chua bạc hà, giá, khóm, rau thơm nấu với các loại cá da trơn như: cá vồ, cá basa, cá hú, cá bông lau… (nói chung là các loại cá da trơn ôm cái bụng đầy mỡ béo ngậy rất giàu Omega 3).
Cách nấu canh chua cũng đơn giản: cho cơm mẻ vào một nồi nước với dung lượng vừa phải bắc lên bếp nấu, khi nước thật sôi thì dằm me, khế, bần (hoặc dùng rổ lược xác cơm mẻ, tùy ý thích) chắt nước vào nồi để tạo vị chua rồi bỏ cá đã làm sạch vào. Sau khi cá chín, cho tiếp rau gồm: khóm, giá, bạc hà, đậu bắp, cà chua… vào. Trước khi tắt bếp nêm thêm đường, nước mắm, ớt, các loại rau thơm xắt nhỏ, chút tỏi phi vàng… Thế là người ta đã có ngay nồi canh chua cá bốc khói thơm ngào ngạt, rất thích hợp dùng chung với dưa mắm, cá kho quẹt… trong những trưa hè oi ả và trong cả những ngày mưa gió bão bùng.
Về cơ bản, canh chua Nam Bộ là món ăn dễ nấu, dễ làm vậy đó. Tuy nhiên, đối với người sành văn hóa ẩm thực thì chỉ cần nhìn nồi canh chua là người ta sẽ nhận ra ngay nồi canh chua này được nấu từ bàn tay người tỉnh nào, thậm chí huyện nào. Bởi ẩm thực là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất cái hồn văn hóa của một vùng đất, một dân tộc.
Canh chua truyền thống với cá, khóm, giá, bạc hà, đậu bắp, cà chua. Ảnh: Internet.
Ở các tỉnh đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền như An Giang, Đồng Tháp dồi dào tôm cá, rau tươi mơn mởn thì món canh chua nơi đây thường được nấu với cá linh, cá hú, cá bông lau…và “hợp tấu” với trái me tươi, bông điên điển vàng, bông so đũa trắng hay cánh hoa sầu đâu đắng ngắt nhưng lại có hậu ngọt. Đặc biệt, canh chua nơi đây thường được nêm với nước mắm cá linh và… rất nhiều đường. Thực khách không quen ăn ngọt nhiều người phải ngạc nhiên, không hiểu sao người ta lại nêm đường nhiều vậy?
Tuy nhiên, nếu lỡ gắp miếng ức cá trắng phau, ngọt lừ chấm vào chén nước mắm nhĩ dầm ớt cay xé lưỡi, húp cái rột miếng nước canh chua chua, ngọt ngọt đằm thắm thì thực khách sẽ hiểu ngay rằng cái gì cũng có lý do của nó: chua, cay, mặn, ngọt, béo, bùi… tổng hòa chỉ trong một miếng ăn thì hỏi sao không nhớ thương, không day dứt nếu vì một lý do nào đó, lỡ vắng nó một thời gian dài.
Xuôi dòng sông Hậu, đến tỉnh hạ nguồn Sóc Trăng thì lại có món canh chua canh chua sim-lo trứ danh được nấu bằng đầu cá biển khô, cơm mẻ, bắp chuối nêm bằng mắm bò hóc. Nghe nói, món ăn này có nguồn gốc từ thói quen ẩm thực của người Khmer, nhưng nó đã biến tấu và hòa hợp để rồi chinh phục khẩu vị của người Kinh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam bằng nét duyên ngầm rất riêng của nó.
Trước đây, đầu khô cá biển là phụ phẩm, chỉ dành cho bữa cơm của nhà nghèo thậm chí làm thành phần của thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, khi nó được sánh duyên cùng bắp chuối (hoa chuối), cơm mẻ, ngò om, ngò gai, chút mắm bò hóc làm từ con cá đồng thì diện mạo thay đổi hoàn toàn. Hương vị biển khơi hòa quyện cùng cái nồng nàn của những sản vật châu thổ phù sa đủ sức thuyết phục những người sành ăn nhất, khó tính nhất. Có một điều khá thú vị là món canh chua sim-lo chỉ thích hợp dùng chung với muối ớt thật cay mặc dầu bản thân canh chua sim-lo đã khá mặn mòi bởi vị mặn tiết ra từ đầu cá biển khô. Ai ăn món này mà chấm nước mắm là “không biết ăn”, là ăn “sai chính tả”.
Canh chua sim-lo, có nguồn gốc từ thói quen ẩm thực của người Khmer. Ảnh: NHK.
Một buổi chiều mưa gió, trong một phum sóc nghèo của người Khmer ven đê biển Vĩnh Châu, tôi và anh Nguyễn Quốc Quân – nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Sóc Trăng – được bà con đãi bữa cơm với món canh chua sim-lo đầu cá rún. Thấy anh nằng nặc xin thêm chén muối ớt, tôi tròn mắt hỏi: “Anh ăn mặn dữ vậy?”. Anh cười: “Canh chua sim-loi ăn với muối ớt thì nó lại ngọt hơn, thơm hơn. Ăn vậy mới đúng điệu đó chú!”.
Video đang HOT
Thế nhưng, theo cá nhân tôi, món canh chua “liều mạng” nhất, khó quên nhất lại là món canh chua… chuột đồng mà tôi đã từng được thưởng thức trong một bữa cơm chiều bên bờ kinh Dương Văn Dương (Đồng Tháp). Sở dĩ tôi dùng từ “liều mạng” ở đây bởi vì nó được chế biến từ thịt chuột – điều dễ tạo cảm giác e ngại cho những người không quen ăn và cũng vì món ăn này phá vỡ qui cách chế biến cơ bản của món canh chua Nam Bộ.
Những cách đồng sau mùa gặt trơ gốc rạ, lũ chuột không còn được thân cây lúa che chắn nên đào hang ở các bờ ruộng làm nơi chu rúc, trú ẩn. Thời điểm này cũng là lúc chuột mập nhất, béo nhất. Có lẽ do một thời gian dài trước đó, chúng đã được tẩm bổ thỏa thuê bằng những bông lúa vàng đầy chất dinh dưỡng mà chúng cắn trộm.
Sau khi đào bắt được những chú chuột mập ú ụ, người ta trụng nước sôi làm lông thật sạch, rồi đem đi thui bằng lửa rơm. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mẩn để da chuột vàng đều, không bị cháy sém. Đem những con chuột đã thui vàng rộm, cắt bỏ đầu, đuôi và mổ bỏ nội tạng (chỉ giữ lại tim, gan), người ta chặt chúng thành làm hai, làm tư tùy theo ý thích.
Canh chua chuột đồng, ngon và độc đáo nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Ảnh: NHK.
Canh chua chuột nhất thiết phải sử dụng cơm mẻ làm chất tạo chua, dùng me, khế, bần…sẽ cho ra một hương vị rất khác và không ngon bằng. Đồng thời, trong khi các loại canh chua khác cần nêm rất nhiều đường mới chuẩn vị Nam Bộ theo thói quen ẩm thực “phi đường bất thành canh canh chua” thì canh chua thịt chuột lại không sử dụng đường để tránh mùi tanh. Cái vị chua có hậu ngọt dịu của cơm mẻ “đi chung” với cái chát nhẹ của chuối cây xắt mỏng, vị ngọt béo của thịt chuột đồng dư sức làm nên bản giao hưởng ẩm thực đặc sắc đồng bằng.
Rong chơi trên khắp ‘nẻo đường” canh chua Nam Bộ, người ta dễ dàng cảm nhận được rằng chính từ sự hào phóng của thiên nhiên cùng sản vật của vùng đất trù phú này đã góp phần hình thành nên tính cách con người “miệt vườn” hồn hậu, hào sảng và đầy nghĩa khí như câu thơ Đồ Chiểu loang dài trên dòng sông Ba Tri lộng gió:
Cách nấu canh chua cá lóc ngọt mát bình dân cho những ngày nắng nóng
Nắm được bí quyết cách nấu canh chua cá lóc ngon, bạn sẽ không cần phải đắn đo nên ăn gì hôm nay. Vì, chế biến món canh này nhanh gọn, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại rất "đưa cơm" và không quá đắt đỏ. Vậy, mời bạn cùng Yeutre.vn vào bếp chế biến món ăn này luôn bây giờ nhé!
Canh chua cá lóc có lẽ là một món ăn khá dân dã, quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt, đặc biệt là ở những miền quê, đồng ruộng, sông nước. Tuy nhiên, để có thể nấu món canh này thơm ngon đúng vị, không mùi tanh nồng khó chịu của cá, cũng cần có bí quyết.
Canh chua cá lóc là một món ăn khá dân dã, quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt. Ảnh: Internet
1. Nguyên liệu nấu canh chua cá lóc
Những nguyên liệu không quá đắt tiền, cách nấu không quá cầu kỳ tỉ mỉ, món canh chua cá lóc cũng dân dã, gần gũi, đơn giản như tên gọi của nó.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món này gồm:
1 con cá lóc đồng khoảng 500 gram
2 nhánh môn bạc hà (còn gọi là dọc mùng)
2 trái cà chua lớn chín đỏ
1/2 trái thơm (dứa), khoảng 150 gram đậu bắp (10 - 15 trái)
100 gram giá đỗ
Một vắt me chua chín có bán trên thị trường (hoặc lá giang, hoặc lá cây atiso)Ngò gai (mùi tàu), ngò om (rau ngổ), 1 củ hành tím khô, tỏi, 3 trái ớt chín
Gia vị nêm nếm gồm 1 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê muối.
2. Cách nấu canh chua cá lóc
Sơ chế nguyên liệu
Bước 1:
Cá làm sạch ruột, đánh vảy, dùng muối và chanh tươi chà mạnh, kỹ cho sạch nhờn nhớt và giảm độ tanh của cá, rửa lại nhiều lần với nước sạch; để ráo nước rồi cắt miếng theo khoanh tròn dày khoảng 4 - 5cm.
Cá sơ chế sạch thì cắt thành từng lát vừa ăn và đẹp mắt. Ảnh: Internet
Bắt một nồi nước vừa phải lên bếp, để lửa lớn đun sôi, cho thêm chút muối, kế tiếp cho cá đã làm sạch kỹ vào luộc chín, khoảng 5 - 10 phút, cá đã chín kỹ thì gắp ra đĩa riêng.
Bước 2:
Ngâm me với ít nước nóng ấm, khuấy và dùng muỗng dằm cho me tan để lọc lấy phần nước cốt, vớt bỏ hạt me.
Bước 3:
Giá đỗ sống ngâm với nước muối pha cực loãng khoảng 15 phút, vớt ra rửa thật sạch rồi để ráo nước.
Thơm (dứa) chín gọt sạch và mắt, cắt lát nhỏ.
Môn bạc hà (dọc mùng) tước vỏ, ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 10 phút, cắt miếng xéo nhỏ vừa ăn; đối với nhánh môn bạc hà quá lớn thì chẻ đôi dọc theo thân, rồi cắt lát xéo.
Cà chua rửa qua rồi cắt múi cau, đậu bắp rửa và cắt xéo dày khoảng 2cm. Ngò gai (mùi tàu) và rau om (rau ngổ) rửa sạch đất cát, xắt nhỏ nhuyễn. Hành tím khô và tỏi đập dập rồi băm nhuyễn.
Nguyên liệu sơ chế sẵn sàng cho món canh thơm ngon hấp dẫn - Ảnh: Internet
Nấu món ăn
Bước 4:
Đặt nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, làm nóng dầu thì bỏ tỏi băm vào phi vàng thơm, sau đó cho cà chua và thơm vào xào chung khoảng 2 phút để cả hai chín mềm, ra nước màu đẹp, chua ngọt.
Bước 5: Đổ 1 lượng vừa đủ phần nước luộc cá vào nồi cà chua xào thơm, đậy kín nắp, để lửa lớn chờ nước sôi thì cho nước cốt me vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, hợp sở thích.
Bước 6: Tiếp theo cho đậu bắp, giá, môn bạc hà, để canh sôi lại thêm khoảng 3 phút thì cho cá lóc đã luộc chín vào nồi canh, nêm nếm lại và đến khi nước canh sôi trở lại thì tắt bếp, rắc ngò gai, ngò om, ớt cắt lát vào sau cùng, trộn đều sau đó múc canh ra tô lớn, bày trí - thưởng thức.
Món canh chua với hương thơm, mùi vị và màu sắc hấp dẫn - Ảnh Internet
Cách nấu canh chua cá lócchỉ đơn giản như thế. Chúng ta có thể ăn canh kèm canh với cơm nóng ấm sẽ rất tuyệt vời. Món canh chua cá lóc có đầy đủ các vị chua ngọt của cá - thơm - me, vị cay nhẹ của ớt, màu sắc bắt mắt của cà chua ra nước, và hương thơm hấp dẫn của các loại rau ngò gai, ngò om. Đôi khi chỉ cần một món canh này thôi, cũng đủ cho một bữa cơm ấm cúng thỏa vị giác rồi. Chúc các bạn luôn thành công khi vào bếp thực hành món canh ngon này cho cả nhà, nhất là trong những ngay oi ả, nắng nóng nhé!
Cách nấu canh chua cá bông lau ngon đơn giản kiểu miền Nam Cá bông lau lá loại cá sống ở vùng nước ngọt, thuộc họ cá da trơn nên nhiều mỡ và rất béo, nhưng vị béo của cá này rất dễ ăn làm cho nhiều người thích ăn. Hiện tại cũng có rất nhiều món ăn ngon đươc chế biến từ con cá bông lau nhưng phổ biến nhất là món canh chua cá...