Những món mẹ bầu cần lưu ý khi ăn bởi có nguy cơ sẩy thai rất lớn
Nhiều món trong này tuy rất bổ dưỡng nhưng không có nghĩa là các mẹ bầu muốn ăn thế nào cũng được.
Sau khi có thai, nhiều mẹ bầu đều có điểm chung là ăn ngon và ăn nhiều. Mặc dù nhiều món ăn rất bổ dưỡng, nhưng không phù hợp với những người đang mang thai, thậm chí có thể nguy hại đối với thai nhi. Đó là những món ăn nào?
Trứng lòng đào là một dạng trứng chưa chín, bên trong chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Tiêu biểu là vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, nôn ói, chuột rút tử cung, tiêu chảy, dẫn đến nguy cơ đẻ non hoặc thai chết lưu.
Các mẹ bầu nên ăn trứng nấu chín, đừng lo lắng chất dinh dưỡng sẽ giảm so với trứng lòng đào. Hệ tiêu hóa của con người thường hấp thu 50 – 60% chất dinh dưỡng trong trứng tái, 90% chất dinh dưỡng trong trứng chín.
Để hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, phương pháp ăn trứng tốt nhất dành cho các mẹ bầu là trứng luộc. Khi luộc trứng, các mẹ nên dùng nước lạnh để luộc. Trứng thả vào nồi, khi sôi nghe âm thanh trứng nẩy trong nồi thì bạn bắt đầu tính giờ, 11 – 12 phút là vừa chín tới.
2. Sushi
Khi các mẹ bầu ăn sushi nghĩa là đang trực tiếp đưa hàng loạt vi khuẩn, ký sinh trùng vào cơ thể. Chẳng hạn Norovirus, Vibrio, Salmonella, Listeria monocytogenes…
Đương nhiên, một trong số vi khuẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người mẹ, gây ra tình trạng mất nước, suy nhược cơ thể. Và một phần vi khuẩn sẽ truyền nhiễm cho thai nhi đang nằm trong bụng mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, thậm chí gây ra tình trạng thai chết lưu.
Điển hình là vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cho các mẹ bầu, trong đó tỉ lệ người bình thường mắc vi khuẩn Listeria monocytogenes là 20%. Khi mẹ bầu mắc vi khuẩn nguy hiểm này nhưng có khả năng không có biểu hiện phát bệnh, vi khuẩn Listeria monocytogenes sẽ thông qua nhau thai truyền nhiễm cho thai nhi, khiến thai phụ đẻ non, sẩy thai và hàng loạt những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Thịt tái
Các mẹ bầu cần nhớ nguyên tắc, cho dù bạn ăn bất kì món nào, món ấy cần phải được nấu chín. Nhiều mẹ bầu thích ăn món thịt tái, vì theo họ cảm nhận thịt chín quá khô, mất dinh dưỡng và cảm giác không ngon miệng.
Mẹ bầu thường xuyên ăn thịt tái sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn vi khuẩn E.coli, Listeria monocytogenes, Salmonella. Nhóm vi khuẩn này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của thai nhi, khiến thai nhi tử vong hoặc nghiêm trọng hơn mắc bệnh thần kinh, bại não, mù lòa, động kinh.
Bạn cũng đừng nên nghĩ rằng những miếng thịt chiên khô vàng đã nấu chín, bởi rất có thể vi khuẩn vẫn còn ẩn mình trong những sợi cơ của thịt. Khi ăn hàng quán bên ngoài, các mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.
Thịt hộp cũng là món ăn các mẹ bầu cần lưu ý, thịt hộp đã qua gia công và bảo quản lâu dài vẫn có thể nhiễm khuẩn. Nếu ăn thịt hộp, các mẹ cần nấu chín lần nữa rồi mới sử dụng.
Video đang HOT
4. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa nhiều dinh dưỡng, chẳng hạn đồng, vitamin A, B1, B2. Bởi vậy, không thể phủ nhận ích lợi của việc hấp thu nội tạng tốt cho cả thai phụ và thai nhi trong bụng.
Nếu các mẹ bầu ăn nội tạng động vật có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo, sau khi nấu chín qua nhiệt độ cao thì việc ăn nội tạng động vật không nảy sinh vấn đề lớn. Tuy nhiên, điều các mẹ bầu cần lưu ý là hàm lượng hấp thu nội tạng vào cơ thể.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên hấp thu hàm lượng lớn vitamin A bắt nguồn từ nội tạng động vật. Bởi nếu hấp thu quá nhiều, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc vitamin A, và sự hấp thu bất thường của chất đồng vào cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân gia tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật và gặp vấn đề về gan.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc đồng và vitamin A, lời khuyên dành cho thai phụ là nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1 lần là đủ.
5. Sữa tươi
Thông thường, con người có 3 cách uống sữa như sau:
Thứ nhất: Mua sữa tươi tiệt trùng đóng hộp ở siêu thị. Các mẹ bầu có thể hâm nóng sữa tươi hoặc uống trực tiếp sau khi khui hộp. Đây là cách uống sữa an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu, chất lượng sữa vẫn đảm bảo, chỉ cần nhớ không nên uống sữa đã hết hạn.
Thứ hai: Đặt mua sữa tươi mới vắt, sau đó đun sôi rồi uống. Phương pháp uống sữa này không đảm bảo sức khỏe so với cách uống sữa thứ nhất.
Thứ ba: Uống sữa tươi mới vắt ngay tại nông trại. Điều này là không nên với hầu hết mọi người, đặc biệt là thai phụ. Sữa tươi mới vắt chứa nhiều vi khuẩn Listeria monocytogenes, Salmonella, E.coli.
Nhiều người nghĩ rằng, sữa đun sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn, an toàn hơn hẳn sữa tươi tiệt trùng mua ở siêu thị. Thực tế, sữa đun sôi và sữa tươi tiệt trùng đều an toàn như nhau, chỉ có phương pháp diệt vi khuẩn là khác nhau.
Ngày nay, chuyện các mẹ bầu bồi dưỡng cơ thể bằng những thực phẩm bổ dưỡng, giá thành đắt đỏ không còn là chuyện hiếm, nhưng các mẹ nên nhớ rằng sử dụng thực phẩm an toàn là điều cần được ưu tiên để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và con.
Theo Sohu
Triệu chứng phù nề trong thai kỳ mẹ bầu tưởng bình thường nhưng hóa ra lại có những ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cả mẹ lẫn con
Chứng phù nề khi mang thai vừa có thể là dấu hiệu sinh lý, vừa có thể là bệnh lý.
Chứng phù nề khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý, cũng có thể là bệnh lý. Phù nề sinh lý và phù nề bệnh lý được phân biệt như sau:
Phù nề sinh lý:
- Giai đoạn phù nề: Vào cuối tháng thai kỳ, thường là sau 28 tuần thai.
- Vị trí phù nề: xuất hiện ở chân, gót chân, bắp đùi.
- Mức độ nghiêm trọng: nhẹ
- Sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi, mức độ phù nề sẽ giảm.
Mẹ bầu không cần lo ngại nếu mắc chứng phù nề sinh lý, bởi điều này không ảnh hưởng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu chỉ cần theo dõi chỉ số cân nặng và huyết áp. Nếu cân nặng không tăng đột biến, huyết áp dao động trong mức cho phép, kiểm tra protein niệu không có dấu hiệu bất thường, vậy các mẹ bầu không cần lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, triệu chứng phù nề sẽ giảm sau khi sinh.
Phù nề bệnh lý:
- Giai đoạn phù nề: xuất hiện vào mọi thời điểm.
- Vị trí phù nề: mắt, mặt, eo, tứ chi cơ thể.
- Mức độ nghiêm trọng: nặng.
- Sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi, mức độ phù nề vẫn không giảm.
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề nghiêm trọng, chẳng hạn sau khi mẹ bầu nghỉ ngơi nhưng chứng phù nề vẫn không thuyên giảm, thường có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, và nhiều bộ phận khác đều sưng phù. Đây là dấu hiệu các mẹ bầu cần cảnh giác và nên đến ngay bệnh viện khám. Phù nề bệnh lý tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn cao huyết áp, viêm tắc động mạch chi dưới, bệnh gan, bệnh thận, suy tim.
1. Cao huyết áp khi mang thai
Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề, kèm theo biểu hiện đau đầu, nôn ói thì cần đến ngay bệnh viện khám và kiểm tra huyết áp.
Tình huống xấu là mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp và không điều trị kịp thời, khi bệnh diễn tiến nặng, mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ tiền sản giật, hôn mê, suy tim, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và con.
2. Viêm tắc động mạch chi dưới
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề ở chân, đồng thời xuất hiện gân xanh tím ở bắp chân, đi đứng đau đớn, chi dưới không cân xứng, thì mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra. Bởi viêm tắc động mạch chi dưới có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu cho cơ thể. Hậu quả nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tắc mạch phổi khiến thai phụ tử vong.
Để ngăn ngừa bệnh viêm tắc động mạch chi dưới, mẹ bầu nên nằm nghiêng một bên, tránh ngồi lâu, hoặc có thể rung chân để cải thiện tuần hoàn máu.
3. Bệnh thận
Bệnh thận là một trong những yếu tố gây ra chứng phù nề. Chẳng hạn viêm thận tiểu cầu mạn tính khi mang thai, biểu hiện lâm sàng là phù nề, protein niệu, cao huyết áp, tiểu máu.
Viêm thận tiểu cầu mạn tính sẽ khiến chức năng thận quá tải, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề bất thường, kèm theo các vấn đề liên quan hệ tiết niệu, chẳng hạn tiểu gấp, tiểu buốt thì cần đến bệnh viện khám.
4. Bệnh gan
Nếu mẹ bầu mắc chứng phù nề kèo theo biểu hiện nôn ói, chướng bụng, ghét dầu mỡ, vàng da, có thể là dấu hiệu cảnh báo thai phụ mắc bệnh gan.
5. Suy tim
Nếu mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề, kèm theo biểu hiện hô hấp khó khăn, không thể nằm ngửa, loạn nhịp tim, có thể là dấu hiệu cảnh báo thai phụ mắc bệnh suy tim.
Biện pháp ngăn ngừa chứng phù nề trong thai kỳ:
Hạn chế muối, tăng hấp thu protein
Các mẹ bầu không nên nạp quá 6g muối mỗi ngày, việc hấp thu nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ nước và gây ra chứng phù nề.
Mỗi ngày uống 1500ml-1700ml nước
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể duy trì lượng chất lỏng nhất định, giúp giảm chứng phù nề. Mỗi ngày, các mẹ bầu nên uống từ 7 - 8 ly nước. Căn cứ vào thể trạng của mỗi người có thể tăng lượng nước nạp vào cơ thể.
Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng như đi dạo có thể giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu chi dưới, ngăn ngừa máu tích tụ chi dưới dẫn đến phù nề. Phù nề là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu, khi thấy có triệu chứng bất thường, các mẹ nên đến ngay bệnh viện khám để tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trong quá trình điều trị.
Theo Sohu
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ khiến thai nhi trong bụng phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm này Các mẹ bầu lưu ý nên hạn chế đi ra ngoài những lúc không khí bị ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như của con yêu nhé. Theo một đánh giá phụ nữ mang thai phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm có thể sinh ra những đứa trẻ có đầu nhỏ hơn. Nitrogen...