Những món ăn người dân các nước không thể thiếu trong ngày đầu năm
Ẩm thực như một nét văn hóa thú vị giữa các nước. Cùng xem người dân các nước ăn gì để lấy may đầu năm mới.
Top 3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc
Với người Trung Quốc, 3 món rau củ tượng trưng cho sự giàu sang, trường thọ, may mắn và sum họp trong bàn tiệc đầu năm là: Xà lách, cải thìa và cải xanh. Không chỉ mang lại nhiều chất dinh dưỡng, 3 món rau củ này tượng trưng cho sự giàu sang, trường thọ, may mắn và sum họp trong bàn tiệc đầu năm của người Trung Quốc.
Xà lách – biểu tượng của sự giàu có
Ở Trung Quốc, xà lách được chọn làm thực phẩm để mở màn cho ngày đầu năm mới vì từ màu xanh của lá trong cả tiếng Quan Thoại và Quảng Đông đều đồng âm với từ phát tài. Tờ New York Times giải thích rằng khi màu xanh được nấu chín thì nó cũng tượng trưng cho sự may mắn. Xà lách khi xào có thể làm thành món khai vị với trứng chiên, tỏi băm và cơm. Một món đơn giản khác mà bạn có thể thưởng thức là nêm xà lách với nước tương, dầu hào, dầu mè, gừng và tỏi. Xà lách nấu chín có hương vị thơm ngon khi xào. Theo trang web chuyên về ẩm thực The Woks of Life, hương vị xà lách rất sảng khoái. Ngoài ra, khi xào, xà lách vẫn giữ hàm lượng nước cao và có độ giòn.
Cải thìa tượng trưng cho giàu có và sống lâu
Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, cải thìa còn tượng trưng cho sự giàu có và may mắn. Điều này khiến loại thực phẩm này trở thành một phần quan trọng trong bàn ăn dịp Tết Nguyên đán. Theo truyền thống ẩm thực Trung Quốc, cải thìa tượng trưng cho sự trường thọ với ý nghĩa nhấn mạnh tuổ.i thọ của cha mẹ và người lớn tuổ.i. Theo hãng tin Today, cải thìa để nguyên có ý nghĩa đặc biệt nhằm cầu chúc cha mẹ trường thọ. Bạn có thể ăn toàn bộ cải thìa, từ rau xanh đến cọng, vì hầu hết bộ phận đều có thể ăn được. Cho dù chế biến cải thìa vào món xào hay làm thành một món ăn phụ thì loại rau này đều rất ngon. Một công thức cải thìa xào đơn giản bao gồm tép tỏi, gừng tươi, dầu mè và dầu hào với hạt mè.
Bông cải xanh Trung Quốc tượng trưng cho sự hòa hợp
Bông cải xanh Trung Quốc là một phần quan trọng trong bữa ăn Tết Nguyên đán nếu bạn đang muốn cải thiện các mối quan hệ. Lý do là bông cải xanh Trung Quốc tượng trưng cho sự cân bằng trong các mối quan hệ. Bông cải xanh Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với họ cải brussels, bắp cải và cải xoăn. Nó có lá giống cải xoăn, trong khi thân dày giống bông cải xanh hơn. Khi ăn bông cải xanh Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy phần cuống hơi ngọt còn phần lá có vị hơi đắng. Loại rau này thường được tìm thấy trong các món xào, bánh bao và salad tươi.
Hàn Quốc
Video đang HOT
Ẩm thực xứ kim chi có rất nhiều món ăn đẹp mắt và tinh tế. Do đó, mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc không quá ngạc nhiên khi thường có tới hơn 20 món. Bàn ăn luôn phải được chuẩn bị và sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định. Trong đó, ttok-kuk và kim chi là hai món không thể thiếu. (Ảnh: Travelog).
Mông Cổ
Vào dịp Tết hay còn gọi là Tsagaan Sar, chủ nhà người Mông Cổ thường cùng họ hàng, con cái quây quần bên chiếc bàn gỗ phủ đầy thức ăn. Trong đó, 2 món chính bao gồm bánh kẹo và cừu luộc nguyên con béo ngậy sẽ được bày ra để tiếp đón những vị khách. (Ảnh: Delanion).
Họ sẽ cắt cho khách đến chơi nhà từng miếng thịt cừu, một ít bánh bao, salad bánh mì… Đặc biệt trên bàn tiệc còn có những chiếc bánh làm từ bột mì, hình tròn, rất to, xếp từng lớp. Người Mông Cổ cho rằng bánh này càng được xếp thành nhiều tầng, gia đình đó lại càng thịnh vượng. (Ảnh: Toursofmongolia)
Singapore
Mâm cơm ngày Tết của người Singapore sẽ có 8 món chính. Trong đó, Phát tài (hay còn gọi Lo Hei, Yuseng) là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây. Món ăn được làm từ cá hồi sống, rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng… Mỗi loại nguyên liệu đều mang một ý nghĩa may mắn riêng. (Ảnh: OnlyWilliam).
Singapore
Khá giống quan niệm người Trung Quốc, các món ăn truyền thống Singapore cũng mang những ước nguyện khác nhau, với hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới như cá, mì trường thọ… Tuy nhiên, Pencai là món ăn hơi khác biệt khi không mang ý nghĩa tượng trưng nào cả. Nó hấp dẫn người Singapore bởi khẩu phần lớn và nhiều nguyên liệu quý. (Ảnh: Noob Cook Recipes, Wattpad).
Lào
Tết của người Lào là Songkran hoặc Pi Mai. Món Lạp được xem như “linh hồn” của mâm cơm đầu năm, bởi Lạp có ý nghĩa là phúc lộc dồi dào và may mắn trong tiếng Lào. Món ăn này gồm thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ rồi trộn với nhiều loại rau mùi, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, ăn kèm với cơm nếp dẻo. Người Lào cũng nấu món Lạp để đem đi biếu tặng thay lời chúc đầu năm mới và mong ước tài lộc đến với người thân. Họ quan niệm nếu Lạp không ngon tức là cả năm đó họ sẽ gặp điều không may.
Người dân Nhật Bản ăn mừng năm mới với món Osechi bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày… được chế biến kỹ lưỡng, mỗi món lại có một ý nghĩa may mắn riêng. Tất cả được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật sang trọng. Tùy từng địa phương, các món ăn trong khay sẽ thay đổi.
Bật mí cách làm bánh kếp kim chi chua cay, giòn rụm
Bánh kếp kim chi không chỉ cuốn hút bởi hương vị độc đáo mà còn là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ.
Nguyên liệu làm bánh kếp kim chi:
175gr bột mì (bột nở)
200gr bột ngô
100gr kim chi cải thảo
Tương ớt đỏ Hàn Quốc
Dầu thực vật
2 củ hành tây
Cách làm làm bánh kếp kim chi:
Kim chi vắt ráo nước, thái thành từng miếng nhỏ.
Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
Cho bột mì vào bát, thêm 200ml nước đá lạnh và nước kim chi vào. Dùng phới hoặc muỗng đán.h đều cho đến khi hỗn hợp bột trở nên mịn.
Trộn kim chi, tương ớt đỏ Hàn Quốc và hành tây vào hỗn hợp bột. Nếu cảm thấy hỗn hợp còn loãng, có thể thêm 1 thìa bột mì để tạo độ đặc vừa phải.
Đặt chảo chống dính lên bếp, đun nóng với một ít dầu thực vật. Múc hỗn hợp bột vào chảo và dùng mặt sau của muôi để dàn đều thành một lớp mỏng, đều. Giảm lửa xuống mức trung bình cao và chiên trong khoảng 2-3 phút, cho đến khi bề mặt bánh bắt đầu xuất hiện bọt khí và các cạnh chuyển sang màu vàng.
Lật bánh cẩn thận, dùng thìa nâng nhẹ mặt bánh lên và thêm 1 muỗng canh dầu vào dưới đáy bánh. Lắc chảo nhẹ để dầu phủ đều khắp mặt dưới bánh. Dùng thìa ấn nhẹ lên bề mặt bánh để bánh giòn hơn. Chiên thêm khoảng 2 phút nữa cho đến khi bánh vàng đều và giòn cả hai mặt.
Lật bánh lần cuối, ấn nhẹ xuống một lần nữa và chiên thêm khoảng 30 giây. Sau khi chiên xong, vớt bánh ra và để ráo dầu trên giấy thấm.
Thưởng thức bánh kếp kim chi ngay.
Chúc bạn làm bánh kếp kim chi thành công!
Đây là công thức chuẩn vị Hàn Quốc để làm món kim chi cải thảo siêu ngon! Chúng tôi giới thiệu tới bạn công thức làm kim chi cải thảo chuẩn vị Hàn Quốc. Kim chi mới làm sẽ giòn, cay và mang vị umami! Thưởng thức nó với thịt lợn luộc hoặc mì trộn, mì lạnh... rất ngon. Kim chi cải thảo là món ăn lên men truyền thống tiêu biểu của Hàn Quốc. Kim chi có sự kết...