Những món ăn không thể thiếu trên mâm cúng ông Công ông Táo
Mâm cúng ông Công ông Táo ở mỗi miền lại có đặc trưng riêng nhưng không thể thiếu các món truyền thống.
Ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng trong năm theo quan niệm của người Á Đông, chỉ sau Tết Âm lịch. Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo – những vị thần cai quản trong căn bếp của từng gia đình – sẽ về chầu trời, thông báo lại những việc xảy ra trong năm cũ. Gia đình người Việt khắp ba miền có tục lệ làm mâm cúng với nhiều món ăn đặc trưng để tiễn 3 vị thần cai quản việc bếp núc lên thiên đình. Lễ cúng nhất thiết phải hoàn thành trước 12h trưa ngày 23, các gia đình có thể làm sớm hơn từ ngày 21 hoặc 22 hoặc sáng 23 Âm lịch nhưng nếu cúng sau thời điểm 12h ngày 23 sẽ không còn ý nghĩa. Tuỳ theo điều kiện gia đình và đặc điểm từng địa phương mà mâm cúng sẽ có những món ăn khác nhau.
Cá chép được xem là “phương tiện” đưa ông Táo về trời, do đó, lễ cúng không thể thiếu cá chép đỏ còn sống. Sau khi hoàn thành, gia chủ sẽ đem cá đi phóng sinh, đây cũng được xem là phong tục tốt đẹp của người Việt. Ở nhiều nơi, người ta kiêng làm món cá rán trên mâm cúng và xem đây là điều cấm kỵ. Những năm gần đây, các bà nội trợ sáng tạo thêm các món như xôi gấc tạo hình cá chép hay thạch rau câu cá chép.
Mâm cỗ của một gia đình miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Minh Huyền.
23 tháng Chạp được tính là ngày mở đầu cho tục lệ cúng Tết của người Việt, bởi vậy không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng trên bàn thờ có thể để nguyên chiếc hoặc bóc ra, cắt miếng và để trong đĩa ngay ngắn. Ở miền Nam, người dân cúng bánh tét để thay thế. Bánh tét cũng có nhiều loại nhân mặn như bánh chưng hay nhân chuối.
Thịt gà
Mâm cúng của người Việt vào bất kỳ ngày lễ nào cũng không thể thiếu được thịt gà luộc. Con gà phải được buộc cẩn thận, luộc xong, gà không chỉ có lớp da vàng tươi, bóng bẩy mà còn phải tạo hình đẹp mắt, xếp ngay ngắn trên đĩa.
Xôi gấc
Video đang HOT
Xôi gấc làm nên màu sắc ẩm thực ngày Tết.
Cũng giống như bánh chưng, xôi gấc làm nên màu sắc và hương vị thân quen của mỗi dịp Tết đến xuân về. Bởi vậy, trên mâm cúng ông Công, ông Táo thường xuất hiện đĩa xôi gấc đỏ tươi, ngon mắt. Ngày nay, nhiều người có chế độ ăn giảm đường để đảm bảo sức khoẻ, xôi gấc được giảm đi vị ngọt nhưng vẫn giữ được độ dẻo thơm, màu đỏ đem lại may mắn. Một số nơi còn cầu kỳ làm xôi gấc 3 tầng, ở giữa là đậu xanh màu vàng đẹp mắt.
Giò
Giò là món dễ chuẩn bị nhất trên mâm cúng và cũng là món ăn quen thuộc ngày Tết ở cả 3 miền. Có gia đình thắp hương cả cây, cũng có gia đình cắt thành khoanh dày 2-3 cm, xếp hình cánh hoa. Ngoài giò lụa, bạn cũng có thể thay thế hoặc bổ sung thêm giò xào với nguyên liệu là bì lợn, mộc nhĩ… mùi vị hấp dẫn.
Canh mọc xuất hiện trên mâm cúng Tết của người Bắc. Bát canh đầy đủ nguyên liệu và màu sắc như mọc nấm hương, cà rốt, ngô bao tử, đậu Hà Lan… tượng trưng cho sự đoàn viên sum họp. Nước dùng ngọt thanh, trong veo, không ngấy mỡ.
Nem
Nem (chả giò) mất nhiều công chế biến hơn các món khác như trộn nhân, cuốn nem, rán nem, pha nước chấm… Nem rán vỏ giòn, ngọt vị thịt, chấm cùng nước chấm chua ngọt vừa miệng, ăn kèm rau sống.
Với người miền Nam, cúng ông Công ông Táo nhất thiết phải có một đĩa kẹo thèo lèo gồm đĩa kẹo vừng đen và đậu phộng. Một số người giải thích rằng, khu vực này xưa kia có nhiều người Hoa sinh sống nên ảnh hưởng ít nhiều văn hóa Trung Quốc. “Thèo lèo” được lý giải là đọc chệch của chữ “trà liệu” trong tiếng Trung, nghĩa là thứ để ăn khi uống trà. Người Trung Hoa rất ưa chuộng sử dụng lạc và vừng khi nấu ăn, không chỉ đơn giản là vì mùi vị mà còn do quan niệm chúng sẽ mang lại may mắn và sung túc cho năm mới.
Bưởi
Bưởi là loại quả được bày vào dịp Tết phổ biến khắp 3 miền. Thời điểm giáp Tết ở ngoài Bắc là mùa của những trái bưởi Diễn ngọt lịm, còn trong Nam, các bà nội trợ thích bày những trái bưởi Năm Roi hay bưởi da xanh cũng đều rất đẹp, vị chua ngọt, tươi ngon.
Đây cũng là món ăn quen thuộc trên mâm cúng của người miền Nam. Chè trôi nước bắt nguồn từ món ăn của người Hoa, theo tiếng Trung, tên món ăn này có ý nghĩa đoàn viên những thành viên gia đình đang ở xa. Viên chè dẻo dẻo, nước dùng ngọt dịu, pha chút gừng ấm bụng, rắc thêm vừng bùi bùi.
Món ăn truyền thống ngày Tết Việt làm từ đất sét
Hơn 20 đặc sản ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam từ bánh tét, bánh chưng, xôi gấc đến gà luộc... được anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) làm bằng đất sét với kích thước thật.
Căn phòng nhỏ chừng 7-8 m2 ở một chung cư giữa trung tâm TP.HCM là nơi trưng bày những món ngon ngày Tết truyền thống người Việt bằng đất sét. Bộ sưu tập với khoảng hơn 20 món ăn từ bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, dưa kiệu, thịt kho trứng đến nem chả... được anh Nguyễn Tấn Đạt sáng tạo, thực hiện trong vòng một tháng.
Với anh, khâu khó nhất là chọn món tiêu biểu, đặc trưng của mỗi vùng miền. Trước khi bắt tay vào thực hiện, anh mất khá nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam để truyền tải hình ảnh chân thật, gần gũi nhất. Mỗi món ăn làm từ đất sét mất khoảng 1-2 mới hoàn thiện, qua các công đoạn như tạo hình, sơn màu, phủ keo, xịt bóng...
Chẳng hạn như đĩa thịt kho trứng, anh Đạt tạo hình các miếng thịt, trứng trước, đợi đất sét cứng hoàn toàn thì gắn vào đĩa, cố định bằng keo nhựa Epoxy. Để tác phẩm đất sét trông như thật, chủ nhân các tác phẩm phải kết hợp thêm nhiều vật liệu như keo nến, bột mì. Món ăn đựng trong chén đĩa gốm Lái Thiêu mộc mạc để gợi nhớ những điều thân thuộc.
Vốn là một nghệ nhân làm tranh cá 3d, cái duyên đến với đất sét của anh khá tình cờ. "Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, nguồn tiêu thụ sản phẩm giảm hẳn, tôi có nhiều thời gian rảnh hơn nên quyết định làm thử các món ăn miền Tây mà mình ấn tượng, không ngờ được nhiều người quan tâm, thích thú với mô hình bằng đất sét này", anh kể với Zing .
Ý tưởng làm mâm cỗ Tết xuất phát từ một người chị ở nước ngoài không thể về quê đón năm mới, chị muốn con mình hiểu hơn về những những món ngon truyền thống của dân tộc. "Hơn cả một tác phẩm dùng để trưng bày, tôi muốn lưu giữ giá trị truyền thống, mang văn hóa Tết Cổ truyền đến gần hơn với các bạn trẻ".
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày đặc biệt trong năm vẫn không thể thiếu gà luộc, dưa hành, nem rán, giò xào, thịt đông, xôi gấc hay bánh chưng...
Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Trung, miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Ngoài ra, những món ăn ngày Tết của khu vực phía Nam phong phú, phù hợp với khí hậu không có mùa đông lạnh. Bạn có thể thưởng thức thịt kho trứng, củ kiệu tôm khô, bánh chưng, nem chua, khổ qua...
Sự đa dạng là điểm quan trọng trên mâm cơm miền Trung, nhất là trong dịp Tết. Mâm cỗ Tết của người miền Trung luôn nhiều sắc màu, với sự hiện diện của thịt gà luộc, thịt heo, chả giò, nem, chả, bì tré...
Những món ăn nghe tên là thấy Tết Hình ảnh con gà luộc, bát canh măng, đĩa nem rán hay miếng bánh chưng, mứt bí, mứt gừng đã ăn sâu vào tâm trí người dân, đến mức chỉ cần nhắc tên trong những ngày tháng Chạp là cảm thấy ngay Tết đang rất gần. Dù chỉ với những thành phần, nguyên liệu đơn giản, các món ăn dưới đây vẫn luôn...