Những mặt hàng được chuộng trong 6 tháng tới
Hậu Covid-19, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người Việt.
Khảo sát về hành vi tiêu dùng dưới tác động của Covid-19 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, trong 6 tháng tới, hành vi mua sắm của người Việt sẽ không nhiều thay đổi như giai đoạn trong dịch.
Cụ thể, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hóa phẩm, dung dịch tẩy rửa và vệ sinh cá nhân, nhà cửa vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong tương lai gần. Trong khi đó, các sản phẩm như may mặc, gia dụng… dù vẫn được mua dùng nhưng không nằm trong danh mục sản phẩm được ưu tiên.
Bà Hồ Đức Minh, Chánh văn phòng Hội cho biết, tâm lý dè dặt và thận trọng trong tiêu dùng vẫn còn và nhiều người tiếp tục quan tâm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Do vậy, các doanh nghiệp nên tận dụng xu hướng này bằng cách khuyến khích khách hàng duy trì thói quen tốt về chăm sóc sức khỏe.
“Điều này có thể được thực hiện bằng cách thuyết phục người tiêu dùng về những lợi ích lâu dài cùng với chiến lược thị trường phù hợp – luôn hiện hữu đúng nơi với giá cả hợp lí”, bà Minh khuyến nghị nhân sự kiện “Tái khởi động kinh doanh sau Covid-19 và trao Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020″ sáng 12/6.
Khảo sát được thực hiện vào cuối tháng 5/2020 với 520 đáp viên chủ yếu ở khu vực thành thị. Kết quả trả lời còn hé lộ sự khác biệt trong ưu tiên mua sắm của người tiêu dùng tại các địa phương.
Cụ thể, trong tương lai gần, người dân tại TP HCM ưu tiên mua sắm nhóm ngành thực phẩm, chăm sóc sức khỏe nhiều hơn các địa phương khác trong khi Hà Nội lại ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm không thiết yếu nhiều hơn. Đồng thời, người dân tại các địa phương khác ưu tiên mua hóa phẩm, dung dịch tẩy rửa , sản phẩm vệ sinh nhiều hơn Hà Nội và TP HCM.
Trong nghiên cứu mới đây của Kantar Việt Nam, chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng trưởng hai con số trong 4 tháng đầu năm 2020, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Giỏ hàng “mùa dịch” được nạp đầy với ba nhóm hàng hóa chính gồm các loại thực phẩm cần thiết, tiện lợi, các sản phẩm vệ sinh và giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, với các chiến dịch #stayhome, những mặt hàng liên quan đến nhu cầu kết nối, đồ ăn vặt, các sản phẩm giúp đơn giản hóa việc nấu ăn, sản phẩm chăm sóc cá nhân cũng tăng trưởng tích cực.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng mua thực phẩm tại siêu thị Coop Mart Cống Quỳnh (quận 1, TP HCM) tối 31/3.
Đặc biệt, các mô hình bán lẻ như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và mua sắm trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng FMCG, nhất là dưới tác động của lệnh giãn cách xã hội, với gần 50% đóng góp vào giá trị tăng thêm.
Bà Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Phát triển kinh doanh Kantar Việt Nam lý giải, mua sắm trực tuyến được đánh giá cao ở tính tiện lợi và hạn chế tiếp xúc. Trong khi đó siêu thị mini được chọn do gần nhà và người tiêu dùng có thể mua dự trữ hàng hóa tại kênh này cho các nhu cầu cơ bản trong một khoảng thời gian ngắn, tránh đi lại và tụ tập đám đông.
Trong khảo sát của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, 82% người tiêu dùng cho biết họ có mua hàng trực tuyến trong thời gian cách ly xã hội. Đáng chú ý, 98% những người đã mua online trong thời gian dịch bùng phát sẽ vẫn tiếp tục duy trì mua online trong tương lai.
“Xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến”, bà Minh đáng giá.
Phía Kantar dự báo thị trường FMCG sẽ quay lại mức tăng trưởng một con số sau dịch. Cùng với đó, hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi qua mùa dịch không chỉ mang lại tăng trưởng vượt bậc cho nhiều nhà bán lẻ thời gian qua mà còn có thể tạo bàn đạp để phát triển trong dài hạn. Bài học cho các nhà sản xuất là phát triển chiến lược đồng hành và hợp tác với các nhà bán lẻ then chốt.
Giữa khủng hoảng, có một mặt hàng bỗng tăng mạnh về doanh số ngay tại Anh Quốc khiến giới chuyên gia vất vả mãi mới hiểu tại sao
Giữa khủng hoảng, có một mặt hàng bỗng tăng mạnh về doanh số ngay tại Anh Quốc khiến giới chuyên gia vất vả mãi mới hiểu tại sao
Xe đạp: An toàn và tiện lợi
Theo kết quả khảo sát từ một cuộc thăm dò dư luận gần đây ở Vương quốc Anh , 61% dân số bất an trước việc phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Họ vô cùng lo lắng có khả năng bị lây nhiễm virus corona trên đường đi làm.
Tại các trạm tàu điện ngầm London, các hành khách được yêu cầu giãn cách nhau tối thiểu 2m. Khoảng cách này nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh Covid-19, nhưng cũng gây ra một sự bất tiện lớn: chậm trễ.
London là thành phố nhiều công ăn việc làm nhất nước Anh. Sự giãn cách khiến sức chứa trên các tàu điện ngầm giảm 15%, và xe buýt giảm 12% so với bình thường. Các chuyến đi bị hoãn lên tới 8 triệu/ngày, hệ thống giao thông chỉ hoạt động bằng 1/5 công suất. Điều này cũng có nghĩa nhiều người lao động không thể bắt tàu hay xe đến nơi làm việc đúng giờ giấc.
Để đối phó với các tình huống trên, cư dân Anh linh hoạt chuyển sang chạy xe đạp. "Mọi người thi nhau lôi chiếc xe cũ ra khỏi nhà kho, sửa chữa và thay thế các phụ kiện bị hỏng," - Stuart Taylor, quản lý của một cửa hàng buôn bán xe đạp lẻ tại London cho biết. Đầu tháng 5/2020, công ty cung cấp phụ tùng xe đạp, xe máy, xe hơi Halfords hạnh phúc thông báo: giá cổ phiếu của họ tăng vọt 23%.
Nhiều cửa hàng bán lẻ xe đạp tại Anh đạt lượng tiêu thụ 50 xe đạp/ngày
"Bình thường, chúng tôi nhận sửa và trả xe cho khách ngay trong ngày hoặc muộn lắm là qua hôm sau," - một tiệm sửa chữa và bảo dưỡng xe đạp trình bày. "Vậy mà tháng này, chúng tôi không còn cách nào khách là lùi lịch trả xe xa thêm tận 2 tuần nữa."
"Tôi sẽ chuyển sang chạy xe đạp luôn"
Tại trung tâm khu chợ cổ Bicester, Oxfordshire, các công ty phân phối xe đạp thường gửi đến mỗi cửa hàng bán lẻ 20 - 30 chiếc/tuần. Bây giờ, nhiều cửa hàng đang đạt doanh số bán ra 50 chiếc/ngày và vẫn chưa hề có dấu hiệu đã thỏa mãn cơn khát xe đạp. Lượng đơn đặt hàng chất chồng, tăng 200% so với năm trước.
"Vì phong tỏa và giãn cách xã hội, tôi đã quay trở lại với xe đạp sau 15-20 năm," - một công dân Anh quốc lên tiếng. "Tôi sẽ dùng nó đến hết thời hạn cách ly, và có thể sau đó vẫn dùng tiếp để tránh ách tắc giao thông công cộng."
"Suốt 6 tuần qua, chúng tôi đã chứng kiến một sự thay đổi lớn," - Adrian Warren, nhà giám sát các chương trình chuyển đổi xe cộ phát biểu trên kênh Bbc. "Lựa chọn phương tiện đi lại mặc định trong thời đại ngày nay là xe đạp."
Trên khắp các thành phố lớn của Anh như London, Birmingham, Manchester, Leeds, Liverpool, Bristol, Leicester, Sheffield, Newcastle và Cambridge, hệ thống đường bộ tiến hành giải phóng và thêm không gian cho xe đạp. Hiện tại, Anh quốc đang có khoảng hơn 160 cây số đường được chuyển đổi sang tạm thời phục vụ người đi xe đạp. Chúng nằm ngay trên các tuyến đường bộ chính, chiếm một phần hoặc một làn đường ô tô.
Ngoại trừ để tiện bề tránh Covid-19, cư dân Anh còn thấy đạp xe đi làm cũng như luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe trong thời gian cách ly. Vì thế, họ ngày càng cảm thấy mê xe đạp. Nhiều người lạc quan cho rằng ngay cả khi kết thúc đại dịch, giao thông đường bộ Vương quốc Anh cũng sẽ không quay về thực trạng lắm ô tô, nhiều ách tắc như trước.
Mở rộng xu hướng sang các nước châu Âu khác
Sau Anh quốc, nhiều nước Châu Âu khác cũng khuyến khích cư dân chuyển sang đi xe đạp. Tại Đức, người ta mở rộng làn đường cho xe đạp, đánh dấu bằng vạch kẻ và biển báo. Tại Pháp, Thủ đô Paris triển khai thêm 650km đường "xe đạp corona". Riêng Milan (Italia) còn xác lập một số tuyến đường chỉ dành riêng cho xe đạp vĩnh viễn.
Ngoài xe đạp, ở Anh còn một phương tiện di chuyển khác bất ngờ lên ngôi là xe điện. Trước đây, chúng thường bị cấm chạy trên đường và vỉa hè công cộng vì nguy hiểm. Trong thời gian cách ly, doanh số xe điện ở Anh tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Vào tuần đầu Tháng 5/2020, cửa hàng bán lẻ xe điện Pure Electric, Somerset tiêu thụ 135 chiếc/ngày. Trong khi đó thì cả năm ngoái, doanh số tổng cộng được có 11.500 chiếc (trung bình 31 chiếc/ngày).
Mặc dù xe đạp và xe điện tiện dụng trong thời gian cách ly, nhưng các nhà vận động chuyển đổi sang xe đạp vẫn rất lo lắng vấn đề an toàn giao thông. Năm 2019, người dẫn chương trình truyền hình Emily Hartridge (35 tuổi) đã bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang chạy xe điện trên đường ở phía nam London.
Điều cần quan tâm tại Anh hiện nay là vấn đề an toàn đường bộ với người đi xe đạp. Chính phủ phải giải quyết các đường xấu, ổ voi ổ gà, còn người đi xe đạp thì tự ý thức bảo vệ bằng phụ kiện bảo hộ như mũ bảo hiểm, đai băng đầu gối, khuỷu tay...
Thêm một mặt hàng được săn lùng trong thời gian cách ly XH, doanh thu tăng "khủng" Trong thời gian cách ly xã hội, số người tìm kiếm và đặt mua dụng cụ thể dục thể thao tăng đột biến. Nhờ vậy, nhiều cửa hàng bán dụng cụ tập thể dục, thể thao đã kiếm bộn tiền trong những ngày này. Nhu cầu mua dụng cụ thể dục tăng đột biến Do dịch bệnh còn trong giai đoạn khó kiểm...