Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói
Nhiều khi bạn cảm thấy đói cho dù bạn đã ăn rất nhiều. Thực tế, đây chỉ là cảm giác mà thôi chứ không phải do cơn đói thực sự.
Nếu bạn không phân biệt được khi nào mình đói thực sự thì sẽ dẫn tới ăn uống vô độ. Và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân bất ngờ.
Hiểu được nguyên nhân gây ra cảm giác đói sẽ giúp bạn có biện pháp khắc phục hiệu quả. Luôn cảm thấy đói có thể là triệu chứng của một rối loạn về thể chất và tinh thần.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bạn nên tham khảo để biết thêm nhé.
1. Căng thẳng
Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến ăn quá nhiều một cách mất kiểm soát và khiến bạn luôn cảm thấy đói. Cuộc sống gấp gáp hiện đại, phải cạnh tranh trong mọi lĩnh vực, giải quyết các vấn đề trong quan hệ, tài chính… là nguyên nhân khiến nhiều người bị căng thẳng.
- Những gì bạn có thể làm: Hãy cố gắng dành thời gian bên gia đình, bạn bè và con cái. Dành thời gian cho những sở thích, hoạt động cá nhân như tham gia vào các hoạt động thể thao, tập yoga, thiền, tham gia các câu lạc bộ, xem phim… cũng là những cách giảm căng thẳng hiệu quả.
Ảnh minh họa
2. Nhàm chán
Sự nhàm chán là một nguyên nhân phổ biến của việc ăn quá nhiều vì những người thường xuyên rơi vào trạng thái này không biết mình nên làm gì để hết buồn chán. Do đó họ coi thức ăn như một “trò tiêu khiển” để giải tỏa cảm xúc bế tắc mình đang gặp phải.
- Những gì bạn có thể làm: Hãy cố gắng giữ cho mình tham gia vào hoạt động thú vị và giải trí như đọc sách, đi xe đạp, nghe nhạc, khiêu vũ, học ngoại ngữ hay chơi một nhạc cụ nào đó… để giảm sự nhàm chán và quên đi ham muốn ăn uống.
3. Lạm dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể kích thích sự thèm ăn của bạn, đặc biệt thuốc uống chứa corticosteroid đường uống có thể làm cho bạn cảm thấy đói mọi thời điểm.
- Những gì bạn có thể làm: Nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng đúng mà vẫn thấy đói thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chuyển sang loại thuốc khác thích hợp hơn.
4. Mắc các bệnh rối loạn
Video đang HOT
Một số bệnh do rối loạn trong cơ thể gây ra như bệnh tiểu đường do rối loạn kháng insulin, bệnh rối loạn lưỡng cực, hạ đường huyết hoặc đường trong máu thấp… Có thể có triệu chứng phổ biến là khiến bạn luôn thấy đói.
- Những gì bạn có thể làm: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị thích hợp với từng loại rối loạn trong cơ thể. Chẩn đoán sớm sẽ thúc đẩy cơ thể phục hồi nhanh chóng.
5. Rối loạn ăn uống
Ăn uống vô độ, mất kiểm soát là một dạng rối loạn ăn uống. Rất nhiều người vì lo tăng cân nhưng không thể kiềm chế ăn uống nên cố gắng loại bỏ thức ăn khỏi cơ thể bằng cách nôn, dùng thuốc nhuận tràng… Điều này diễn ra liên tục dẫn đến rối loạn ăn uống. Người bị rối loạn ăn uống thường không kiểm soát được khi nào mình đói thực sự và thèm ăn.
- Những gì bạn có thể làm: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần để tìm ra nguyên nhân của rối loạn ăn uống mà mình đang gặp phải.
Ảnh minh họa
6. Mất cân bằng hormone
Thói quen ăn uống của mỗi người bị ảnh hưởng bởi serotonin, một hóa chất tự nhiên trong não bộ. Hormone như leptin và ghrelin có “nhiệm vụ” điều chỉnh lượng thức ăn của bạn. Khi các hormone này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến rối loạn trong ăn uống và bạn không nắm được trạng thái no-đói của mình. Quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone.
- Những gì bạn có thể làm: Thay vì 2-3 bữa lớn, bạn có thể thưởng thức 5-6 bữa nhỏ (thường xuyên) hàng ngày. Bạn nên tập thể dục thường xuyên vì nó giúp duy trì cân bằng nội tiết tố và giúp giảm mỡ. Ức chế lượng thức ăn bạn ăn cũng có thể giúp ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.
7. Tỷ lệ trao đổi chất nhanh
Những người có tốc độ trao đổi chất nhanh có thể bị đói quá mức so với những người khác. Tốc độ trao đổi chất thường do tuyến giáp kiểm soát. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, bạn có thể luôn luôn cảm thấy đói .
- Những gì bạn có thể làm: Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ giúp kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành xét nghiệm này. Nếu bạn có một tốc độ trao đổi chất nhanh một cách trực nhiên thì cơ thể bạn thường có thể yêu cầu calo. Bạn có thể tiêu thụ 6-8 bữa ăn ít calo để cung cấp calo cho cơ thể.
8. Ăn kiêng quá mức
Sau một chế độ ăn kiêng quá mức, liên tục ăn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc các loại thực phẩm không calo có thể khiến bạn đói và cơ thể bạn luôn luôn đòi hỏi được ăn nhiều hơn.
- Những gì bạn có thể làm: Thay vì ăn kiêng quá mức để đạt được mong muốngiảm cân, bạn nên chọn một chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa kết hợp vận động, thể dục hàng ngày để tránh calo thừa tích tụ lại gây tăng cân.
Theo VNE
5 nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói
Bạn đã từng rơi vào tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy đói và bạn lo lắng đến chuyện tăng cân. Vậy, lý do gì khiến bạn luôn đói như vậy?
Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng liên tục bị đói cho dù vừa ăn xong chưa lâu? Nếu bạn đã từng như vậy thì chắc hẳn sẽ vô cùng lo lắng vì không biết mình đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì điều này thực sự nguy hiểm vì nó sẽ khiến bạn ăn uống mất kiểm soát, ăn liên tục và nạp quá nhiều calo vào người.
Dưới đây là 5 nguyên nhân tại sao bạn liên tục cảm thấy đói.
1. Do thời tiết
Ảnh minh họa
Sự sụt giảm nhiệt độ có thể sẽ kích hoạt hormone tâm trạng trong cơ thể bạn, gây ra sự thèm ăn và luôn cảm thấy đói. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những tháng mùa đông.
Khi bạn đói, sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cơn đói bắt đầu tiêu tan. Chính vì vậy mà các nhà hàng thường giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để kích tăng sự thèm ăn của khách hàng.
2. Mất nước
Ảnh minh họa
Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, cơ thể bạn dễ bị mất nước nhanh chóng. Và khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ liên tục cảm thấy đói vì ượng nước không đủ có thể khiến dạ dày của bạn cảm thấy trống rỗng. Và phản ứng tự nhiên là bạn sẽ tìm đến bánh quy hoặc một số đồ ăn khác để thoả mãn cơn thèm ăn trong khi tất cả những gì cơ thể của bạn thực sự cần có thể chỉ là nước.
Cơ thể thiếu nước còn khiến cho các cơ quan bên trong hoạt động không tốt. Vì vậy, cho dù vào mùa đông bạn cũng cần uống đủ nước hàng ngày. Uống nước không chỉ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và máu của bạn mà còn giúp bạn giảm cân vì nó làm cho bạn cảm thấy no và không ăn nhiều.
3. Thiếu ngủ
Ảnh minh họa
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sản xuất thêm Ghrelin - một loại hormone gây ra tình trạng đói. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến kết quả là lượng leptin được sản xuất trong cơ thể bạn ít đi mà leptin lại là loại hormone giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Chính vì vậy, thiếu ngủ là một nguyên nhân lớn khiến bạn luôn trong tình trạng cảm thấy đói.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ trở nên béo phì cao hơn những người ngủ trên 6 tiếng. Bạn nên ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn tốt cho sức khỏe cũng như không phải lo nguy cơ tăng cân do ăn nhiều.
4. Ăn quá nhanh
Ảnh minh họa
Bộ não của bạn cần khoảng 20 phút mới có thể bắt kịp với dạ dày. Điều này có nghĩa là, não của bạn không thể nhận được tín hiệu bạn đã no ngay sau khi dạ dày được lấp đầy thức ăn (và bạn đã kết thúc bữa ăn). Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhanh, sự chênh lệch về thời gian này càng tăng lên. Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ăn chậm. Bạn nên ăn mỗi bữa ăn trong khoảng 30 phút và nhai kĩ, chậm để não bộ có thể bắt kịp với mức độ no của dạ dày.
Nếu bạn vẫn còn đói sau khi ăn một bữa ăn quá nhiều đồ ăn, hãy dành một chút thời gian để nghỉ ngơi chứ không nên ăn tiếp. Ăn quá nhanh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và dễ gây ra các vấn đề về dạ dày.
5. Căng thẳng hay chán nản
Ảnh minh họa
Căng thẳng và chán nản là hai trong số các chất xúc tác lớn nhất trong chuyện ăn uống mà theo đó, cảm giác đói là kết quả của sự lo lắng và căng thẳng. Đây là một phản ứng hóa học bình thường diễn ra trong cơ thể.
Lúc căng thẳng hay chán nản, bạn sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thậm chí không biết mình ăn những gì và ăn rất nhanh. Điều này sẽ gây khó khăn cho não trong việc tiếp nhận thông tin rằng bạn đã no hay chưa. Chính vì vậy mà trong lúc căng thẳng hay chán nản, có thể bạn đã ăn rất nhiều rồi nhưng vẫn không cảm thấy no, thậm chí còn luôn thấy đói.
Thực phẩm sẽ không giải quyết được sự căng thẳng hoặc các vấn đề của bạn. Nếu bạn đang chán, bạn có thể chọn một cách giải quyết khác, ví dụ như vận động hoặc gặp gỡ bạn bè... Những việc này không những giúp bạn giải tỏa tâm trạng mà còn có tác dụng giảm cân, tiêu hao calo nhanh chóng.
Theo VNE
Những thói quen hàng ngày khiến bạn mệt mỏi Mệt mỏi, cảm giác trì trệ, không năng động có ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và cuộc sống của bạn. Vì vậy hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và loải bỏ chúng càng sớm càng tốt. 1. Không uống đủ nước Bạn có thể không cảm thấy khát nước nhưng cơ thể của bạn thì lại đang thiếu nước do...