Những lưu ý để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Theo dõi VGT trên

Việc phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh và ngăn ngừa các hệ lụy nghiêm trọng do bệnh gây ra.

Hiện nay, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện ổ dịch tay chân miệng, tập trung nhiều nhất tại các quận, huyện như Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hoài Đức, Hà Đông.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện ổ dịch tay chân miệng tại trường mầm non. Và số ca mắc bệnh tay chân miệng ở Hà Nội trong tuần đầu tiên của tháng 10 tăng gần gấp đôi so với tuần cuối tháng 9.

Hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, kết hợp với việc học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ hè khiến số ca tay chân miệng gia tăng. Đặc biệt trên địa bàn ghi nhận ổ dịch tại các trường mầm non, mẫu giáo. Dự báo, trong các tuần tới, số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh sớm, để trẻ được điều trị kịp thời.

Những lưu ý để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ - Hình 1
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Ảnh: Suckhoedoisong

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

Trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy: trẻ mệt mỏi, bị sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C) hoặc sốt cao (38 – 39 độ C), đau họng, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn;, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.

Video đang HOT

Dấu hiệu toàn thân: Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Ở giai đoạn toàn phát trẻ bắt đầu phát ban ở bàn chân.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp trẻ chỉ xuất hiện loét miệng.

- Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp trẻ sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ, kèm theo các biểu hiện như nôn ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn… gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

- Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Để trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhanh chóng hồi phục, cha mẹ cần lưu ý về cách chăm sóc trẻ như sau:

- Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày: Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và các loại thuốc hạ sốt, giảm đau phù hợp với thể trạng sức khỏe của trẻ. Paracetamol 10-15mg/kg/lần là loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ bị tay chân miệng. Lưu ý, thuốc không được dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi và không dùng quá 5 lần/ngày. Mỗi liều dùng cách nhau khoảng 4-6 giờ.

- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày và chăm sóc các tổn thương ngoài da bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tránh bội nhiễm khi các nốt mụn nước bị vỡ.

- Cách ly trẻ mắc bệnh với bạn bè và những người thân khác trong gia đình, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh. Khi vào thăm, chăm sóc cho trẻ, bố mẹ cần đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn cẩn thận sau đó.

- Các vật dụng cá nhân: quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… nên được vệ sinh riêng và sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Mẹ chú ý không cho trẻ ăn các loại trái cây gây ảnh hưởng đến nốt mụn nước, thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn,…

Lưu ý, trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay khi trẻ có các biểu hiện bất thường sau:

- Các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày và không có dấu hiệu cải thiện.

- Trẻ sốt cao, sốt cao kéo dài, sốt cao co giật.

- Quấy khóc bất thường, khóc không ra nước mắt, môi tím tái, có dấu hiệu của mất nước.

- Có xu hướng ngủ nhiều hơn, mất nhận thức.

- Dễ giật mình, hoảng hốt.

- Tay chân run, đi loạng choạng.

- Khó thở, thở nhanh, thở nông.

- Da nổi vằn.

- Nhịp tim, huyết áp tăng nhanh.

- Nôn mửa nhiều.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả

Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa và chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ… Vì vậy, cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời, để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh gây tổn thương cho trẻ.

Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh, tuy nhiên cha mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:

Những lưu ý để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ - Hình 2
6 biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng. Ảnh: Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng gia tăng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu cha mẹ phải nhớ

Bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu cha mẹ phải nhớ về bệnh tay chân miệng.

Ngày 14/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua Hà Nội ghi nhận 179 ca mắc tay chân miệng tại 23 quận, huyện (tăng 7 ca so với tuần trước đó). Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là Sóc Sơn (21); Mê Linh (18); Chương Mỹ (17); Đống Đa (16); Thanh Trì (15); Đông Anh (12); Ba Vì (11).

Số ca mắc tay chân miệng trong một tuần của tháng 6/2022 tương đương với số mắc trong gần 6 tháng của năm ngoái (178 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, thành phố ghi nhận 624 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trung tâm có nhiều trẻ vào cấp cứu vì tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng gia tăng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu cha mẹ phải nhớ - Hình 1

Trẻ bị tay chân miệng điều trị tại BV Nhi trung ương.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển. Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Tuy nhiên, một số trẻ chỉ biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, đa phần trẻ mắc bệnh diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.

"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm", bác sĩ Hải lưu ý.

Ba dấu hiệu cha mẹ cần nhớ:

Thứ nhất, trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

Thứ hai, trẻ hay giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Thứ ba, trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra".

Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, trẻ có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Do đó, các gia đình cần chú trọng phòng bệnh cho trẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

80% ca đột quỵ có thể phòng ngừa
11:48:10 12/11/2024
Bé trai 2 tuổi mắc bệnh tim nhưng được chẩn đoán và điều trị viêm phổi
07:40:23 13/11/2024
Miễn phí vắc-xin ngừa sốt xuất huyết?
12:01:57 12/11/2024
Mỗi ngày đi bộ bao nhiêu km là tốt nhất?
21:11:21 13/11/2024
Hội thảo các biến chứng tâm thần, thần kinh hậu COVID-19
11:39:33 12/11/2024
FDA đề xuất không sử dụng phenylephrine dạng uống trị thông mũi
11:42:14 12/11/2024
Chỉ ho nhẹ khi ăn uống, thanh niên không ngờ bị thủng thực quản
11:53:51 12/11/2024
Nguyên tắc ăn uống cần thiết cho bà bầu bị tiểu đường
06:01:02 13/11/2024

Tin đang nóng

Hot chỉ sau khoảnh khắc đăng quang: Hoa hậu Thanh Thuỷ bị đối xử "ghẻ lạnh" ở sự kiện
21:20:20 13/11/2024
Cận cảnh căn nhà của Miss International 2024 Thanh Thuỷ ở Đà Nẵng
17:34:10 13/11/2024
Hình ảnh đầu tiên từ tang lễ buồn của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
18:47:07 13/11/2024
Công bố Trang phục dân tộc từng bị thất lạc của Kỳ Duyên, 1 chi tiết lạ mắt có ý nghĩa đặc biệt
22:13:07 13/11/2024
Xôn xao thái độ lạ của Quế Anh sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International
19:36:30 13/11/2024
Sửng sốt với 3 lần "tiên tri" của Hoa hậu Thanh Thủy về màn đăng quang Miss International
21:07:15 13/11/2024
Subeo lâu rồi mới lộ diện, nhìn 1 chi tiết trong bức ảnh với bố đại gia mà ngỡ ngàng!
17:20:57 13/11/2024
Đánh bại tay vợt hạng 1 thế giới, Quang Dương đạt được thứ hạng cao chưa từng có trong sự nghiệp
19:39:02 13/11/2024

Tin mới nhất

Phát hiện protein đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh Parkinson trong não

22:03:17 13/11/2024
Thử nghiệm trên chuột biến đổi gene, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc loại bỏ TMEM16F đã làm giảm đáng kể mức độ lây lan của alpha-synuclein sang các tế bào não khỏe mạnh xung quanh.

Kiệt quệ vì bệnh tan máu bẩm sinh

22:02:01 13/11/2024
Nếu bố mẹ cùng mang gene bệnh thì khi có thai cần phải xét nghiệm để xem con có khả năng bị bệnh hay không. Việc chẩn đoán trước sinh bệnh này cần được thực hiện khi thai ở tuần thứ 16 đến 20.

Căn bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ

22:00:54 13/11/2024
Tại Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ chiếm 7,2%, tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần. Điều đáng lưu ý, yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ ở người trẻ là tăng huyết áp, chiếm 78%.

7 mẹo giảm say rượu bia nhanh chóng và rất dễ thực hiện

21:42:30 13/11/2024
Chuối chứa nhiều kali, một khoáng chất quan trọng giúp cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi say rượu, cơ thể mất nhiều kali gây ra tình trạng mệt mỏi và buồn nôn.

Tuyệt chiêu ăn dưa chuột đúng cách giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả

21:40:29 13/11/2024
Dưa chuột không chỉ rẻ, dễ mua mà còn rất linh hoạt trong chế biến. Người giảm cân có thể: Ăn sống trực tiếp như một món ăn vặt; làm nước ép dưa chuột để bổ sung dinh dưỡng; kết hợp với các món salad hoặc nước chấm.

Suy giáp và cường giáp ảnh hưởng như nào đến giấc ngủ?

21:27:31 13/11/2024
Nếu sau vài tuần điều trị mà giấc ngủ không cải thiện, cần đánh giá lại hiệu quả điều trị hoặc xem xét khả năng có rối loạn giấc ngủ nguyên phát khác.

Phòng bệnh đái tháo đường, nâng cao chất lượng cuộc sống

21:25:07 13/11/2024
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Văn Tính cho biết: "Tuy bệnh đái tháo đường gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc làm chậm, làm giảm các biến chứng của bệnh gây ra"...

Bị sưng khớp đầu gối nghĩ ngay đến 6 bệnh này

21:21:14 13/11/2024
Xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bạn bị sưng khớp đầu gối là bệnh gì. Người bệnh có thể có các triệu chứng tương tự như cúm, phát ban và sưng khớp nếu bị bệnh Lyme.

Hệ lụy sức khỏe khi trẻ thiếu hụt vitamin K2

21:19:18 13/11/2024
Nếu tình trạng thiếu hụt vitamin K2 kéo dài, trẻ có thể bị chậm phát triển chiều cao, xương dễ bị gãy và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi lớn lên.

Tác dụng của cây thuốc có tên gọi lạ lùng 'chó đẻ răng cưa'

21:16:56 13/11/2024
Cây chó đẻ răng cưa có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng. Người dân rất hay dùng cây chữa đinh râu, mụn nhọt, bệnh gan, sốt, đau mắt.

'Thủ phạm' khiến người đái tháo đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

21:15:12 13/11/2024
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường và bệnh tim thường đi đôi với nhau. Trên thực tế, người lớn mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh này.

Các dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ

21:13:08 13/11/2024
Trong đó, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ chủ yếu, thường gặp ở nam giới, hút thuốc lá, thể trạng thừa cân, béo phì, cổ ngắn, hàm nhỏ, hoặc tiền sử gia đình có người ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện 2 cảnh quay "đỉnh chóp" ở Độc Đạo khiến dân mạng phát sốt nhưng nam chính lại phản ứng gây ngỡ ngàng

Phim việt

23:55:08 13/11/2024
2 cảnh quay ở phim Độc Đạo khiến nhiều khán giả rơi nước mắt, nhưng diễn viên Doãn Quốc Đam lại có phản ứng gây bất ngờ.

Nhan sắc gây sốc của "tình đầu quốc dân" Chae Rim

Sao châu á

23:52:06 13/11/2024
Ở tuổi 45, Chae Rim vẫn duy trì được vẻ rạng rỡ trẻ trung hơn tuổi, là bằng chứng cho khả năng kiểm soát bản thân nghiêm ngặt của cô.

Tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời từng báo trước về đám tang của mình, còn nói 1 câu khiến ai cũng đau lòng

Hậu trường phim

23:49:14 13/11/2024
Vào năm 2022, đó là một câu trả lời vô thưởng vô phạt , nhưng nó lại trở thành tâm điểm chú ý khi 2 năm sau, Song Jae Rim lại là người rời xa trần thế trước, trong khi ba mẹ anh vẫn còn sống.

Phim Hoa ngữ hay "nổi da gà" gây sốt MXH Việt: Dàn cast thực lực xịn sò, nữ chính đã đẹp còn diễn đỉnh

Phim châu á

23:46:16 13/11/2024
Tác phẩm này từng đánh bại bom tấn Inside out 2 tại phòng vé Trung Quốc và hiện cũng được khán giả Việt đón nhận nhiệt tình.

Một nam nghệ sĩ đăng status gắn thẳng tên Ngọc Lan, đáp trả của nữ diễn viên gây chú ý

Sao việt

23:39:32 13/11/2024
Mới đây, Tiến Luật thu hút sự chú ý khi đăng status kể chuyện quên mua vé concert Anh trai vượt ngàn chông gai cho diễn viên Ngọc Lan.

Chị em Kendall, Kylie Jenner đua nhau gây sốc

Sao âu mỹ

23:21:12 13/11/2024
Siêu mẫu Kendall Jenner gây bão mạng xã hội với bài đăng gồm 3 tấm ảnh đen trắng khoe vóc dáng nuột nà như tượng tạc. Cách đây ít ngày, cô em Kylie cũng vừa gây sốc với màn cởi áo mừng Halloween.

HLV Ten Hag sắp chấm dứt cảnh thất nghiệp, bến đỗ khiến không ít người ngỡ ngàng

Sao thể thao

22:39:32 13/11/2024
Sau khi chia tay Manchester United vào tháng 10 vì kết quả bấp bênh, Erik ten Hag - nhà cầm quân 54 tuổi người Hà Lan - có thể sớm tìm được bến đỗ mới tại AS Roma, đội bóng đang nỗ lực cải tổ để ổn định phong độ.

'Đừng buông tay': Phim kinh dị cài cắm bi kịch ám ảnh tâm lý

Phim âu mỹ

22:38:34 13/11/2024
Có thể nói, Đừng buông tay là một trong những bộ phim bị đánh giá thấp so với chất lượng, chỉ sau Thần dược hiện đang chiếu tại rạp.

Mỹ Lệ: Không được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nâng đỡ, tôi khó xây dựng tên tuổi

Tv show

21:31:31 13/11/2024
Ca sĩ Mỹ Lệ bày tỏ sự biết ơn khi được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hỗ trợ trong sự nghiệp. Với cô, đó là sự thuận lợi lớn, song đòi hỏi bản thân phải có năng lực để chứng minh.

Bắt 2 đối tượng cất giấu súng đạn, ma túy trong ô tô

Pháp luật

21:24:33 13/11/2024
Chiều 13/11, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, tổ công tác Y2/141 do Trung tá Nguyễn Văn Hiền (Đội phó Đội CSGT số 2) làm tổ trưởng trong quá trình làm nhiệm vụ đã bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ tang vật nghi súng đạn và ma túy.

Trúc Nhân khoe thể hình 6 múi trong MV "Không ra gì"

Nhạc việt

21:10:32 13/11/2024
Trúc Nhân chính thức trở lại với MV Không ra gì - một sáng tác mới của nhạc sĩ Mew Amazing, được sản xuất bởi bộ đôi producer đình đám là TDK và DTAP.