Những loại trái cây bệnh nhân ung thư nên sử dụng
Một số loại thực phẩm, bao gồm trái cây có chứa các hợp chất tăng cường sức khỏe có thể làm chậm sự phát triển của khối u và giảm tác dụng phụ nhất định của việc điều trị giúp bệnh nhân ung thư dễ dàng phục hồi.
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tương tự, nếu bạn đang điều trị hoặc sau phục hồi ung thư thì việc có một chế độ ăn uống gồm các thực phẩm lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng.
Khi đang điều trị hoặc hồi phục sau quá trình điều trị ung thư, việc lựa chọn loại trái cây phù hợp rất quan trọng.
Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị gây rất nhiều tác dụng phụ. Việc bạn ăn hoặc uống loại thực phẩm nào có thể khiến chúng trở nên trầm trọng hơn hoặc được cải thiện.
Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị và xạ trị gồm: mệt mỏi, thiếu máu, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, táo bón, nuốt đau, khô miệng, loét miệng, thay đổi tâm trạng…
Vì thế trong suốt quá trình điều trị ung thư, bạn cần một chế độ ăn uống với các thực phẩm bổ dưỡng, trong đó gồm cả trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn lựa chọn loại trái cây phù hợp với các triệu chứng bệnh cụ thể của mình.
Ví dụ, sinh tố trái cây là một lựa chọn tốt nếu bạn gặp vấn đề khó nuốt. Trong khi các loại trái cây giàu chất xơ sẽ rất tốt nếu bạn đang bị táo bón.
Video đang HOT
Bạn cũng có thể muốn tránh một số loại trái cây dựa trên các triệu chứng bệnh. Ví dụ, trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng loét miệng và làm xấu đi cảm giác khô miệng.
Các loại trái cây như táo, lê, mơ rất khó để bệnh nhân ung thư ăn nếu họ bị loét miệng, khó nuốt, khô miệng hoặc buồn nôn.
Với một số người gặp phải vấn đề về trí nhớ và sự tập trung có thể thêm quả việt quất, bưởi, lựu… vào trong khẩu phần ăn hằng ngày. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy uống nước ép quả việt quất hàng ngày trong 12 tuần giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung ở người lớn tuổi. Mặc dù các nghiên cứu này không bao gồm những người trải qua điều trị ung thư song những phát hiện này vẫn có thể áp dụng.
Một nghiên cứu trên 24 người trưởng thành cũng cho thấy uống 500ml nước ép từ trái cây họ cam quýt, bao gồm cả bưởi giúp tăng lưu lượng máu đến não, có thể giúp giảm tình trạng suy giảm và thiếu tập trung do hóa trị.
Một nghiên cứu nhỏ khác cũng chỉ ra rằng uống 237ml nước ép lựu mỗi ngày trong 4 tuần giúp tăng cường hoạt động của não và cải thiện trí nhớ. Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng lựu có thể giúp giảm đau khớp, một tác dụng phụ phổ biến khác của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu.
Để giúp người bệnh chống thiếu máu, một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư có thể ăn cam. Vitamin C từ cam cũng có thể tăng cường hấp thu sắt từ thực phẩm.
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư và hoạt động như một liệu pháp chống lại một số loại ung thư.
Các nghiên cứu khác về ống nghiệm và động vật cho thấy quả mâm xôi có thể giúp tăng cường trí nhớ, có khả năng ngăn ngừa một số tác dụng phụ của hóa trị liệu.
Theo Dân trí/Healthline
Nguy hiểm chết người của thuốc lá điện tử không phải ai cũng biết
Nhiều công ty sản xuất thuốc lá điện tử quảng cáo sản phẩm này không gây hại nên không ít người tin và sử dụng thuốc lá điện tử. Sự thực có như vậy?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá điện tử là một thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch. Thành phần chính của dung dịch này bao gồm là propylene glycol, có hoặc không có glycerol và các chất tạo hương.
Cũng theo WHO và Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á, thành phần dung dịch trong thuốc lá điện tử gồm: Nicotine, Propylene glycol, Glycerin/Glycerol gốc thực vật, chì, bạc, Cadmium, Chromium, thủy ngân, Nickel...
Thuốc lá điện tử cũng chứa chất gây nghiện nicotine
Nicotine tác động xấu đến hệ thần kinh. Nicotine có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn, nhức đầu, chóng mặt nguy cơ hạn chế dòng máu chảy lên não, và dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, bạn sẽ dễ bị kích thích và tăng khả năng hành động nông nổi khi sử dụng nhiều nicotine.
Đối với hệ thống tiêu hóa, nicotine có thể gây buồn nôn, khô miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ nóng, gây loét dạ dày và ung thư.
Nicotine cũng làm thay đổi nhịp tim có thể tăng hoặc giảm, tăng khả năng loạn nhịp tim; gây hẹp mạch vành, làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ cao. Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng được chứng minh liên quan đến ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày...
Bên cạnh những tác động trực tiếp đến các bộ phận của cơ thể, nicotine còn gây co thắt phế quản, run và đau cơ khớp cũng như tăng insulin, góp phần gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Mặc dù nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có tác động như "chất tạo khối u" và liên quan đến hình thành bệnh ung thư. Tiếp xúc với nicotine ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh.
Theo nhiều nghiên cứu, thuốc lá điện tử cũng có liên quan đến ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nicotine trong thuốc lá là một trong những chât khó từ bỏ nhất. Thậm chí có thể coi việc cai nghiện nicotine khó khăn như việc cai nghiện ma túy. Hàm lượng nicotine trong thuốc lá càng cao, người hút càng khó bỏ thuốc lá.
Còn propylene glycol có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng. Glycerin/Glycerol gốc thực vật khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên.
Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), thuốc lá điện tử còn có nhiều tác động xấu khác đến sức khỏe như tăng nguy cơ nghiện nicotine với người từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng. Nhiều bằng chứng cho thấy việc hít phải các hương liệu trong dung dịch điện tử lâu dài sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu tại Mỹ năm 2018 cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày có liên quan tới việc tăng tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim tương tự như hút thuốc lá truyền thống.
Tính đến ngày 22/10/2019, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật Hoa kỳ (CDC) đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 1 lãnh thổ Mỹ cho thấy, có 1.604 ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới. Các ca tử vong liên quan đến thuốc lá điện tử tăng lên 39 ca và làm ảnh hưởng sức khỏe của ít nhất 2.051 người. Số liệu thống kê từ Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc cho thấy, có hơn 2.600 ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử.
Thúy Ngân
Theo phunuvietnam
Thảo mộc có thể cản trở hiệu quả điều trị ung thư Nếu đang dùng các sản phẩm thảo mộc, bệnh nhân ung thư cần báo cho bác sĩ biết bởi một số thành phần của chúng có khả năng cản trở hiệu quả điều trị bệnh - các nhà nghiên cứu tại Trường Y Nova (Bồ Đào Nha) vừa cảnh báo. Ảnh: Getty Images Đơn cử, ở những bệnh nhân ung thư vú giai...