Những loại thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày
Giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, bột yến mạch có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, làm giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy no lâu sau khi ăn.
Bệnh đau dạ dày chủ yếu là do axit trong dạ dày chạm vào thực quản, dịch mật lẫn cùng với thức ăn gây ra dư thừa và trào ngược lên thực quản.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Một số thực phẩm dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và triệu chứng khó tiêu của bạn.
Chuối giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa
Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày.
Chuối được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.
Đu đủ điều trị táo bón hiệu quả
Thành phần của đu đủ chứa enzyme papain và chymopapain có tác dụng hấp thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày thúc đẩy sản sinh các axit lành mạnh.
Ăn đu đủ thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả.
Loại quả này còn là một thần dược thiên nhiên ở một số nước Tây Phi, được xem như là một phương thuốc truyền thống chữa bệnh loét dạ dày.
Cơm trắng đào thải thức ăn trong dạ dày
Nếu dạ dày của bạn chứa quá nhiều thức ăn gây nên tình trạng đầy hơi, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mỳ nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình.
Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp triệu chứng tiêu chảy được thuyên giảm vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.
Trà gừng chữa bệnh dạ dày
Video đang HOT
Pha một cốc trà gừng và nhâm nhi vào mỗi buổi sáng sẽ mang lại công dụng vô cùng hữu hiệu đối với người đang bị đau dạ dày.
Trà gừng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể và giải quyết các vấn đề ở dạ dày một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể dùng trực tiếp bằng gừng tươi hoặc kẹo gừng cũng đem lại hiệu quả tương đương.
Trà hoa cúc giảm nôn mửa và làm dịu sự khó chịu đường ruột
Một nghiên cứu cho thấy rằng, các chất bổ sung từ hoa cúc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng nôn mửa khi gặp phải tình trạng tiêu hóa không ổn định.
Một tách trà hoa cúc kết hợp với bạc hà được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày.
Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc sẽ giúp giảm đau bụng và khó chịu khi bạn thu nạp thức ăn quá nhiều.
Sữa chua chứa men vi sinh giúp cải thiện tiêu hóa
Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua chứa các men vi sinh – những lợi khuẩn trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng.
Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.
Hạt lanh làm giảm táo bón và đau dạ dày
Hạt lanh là một loại hạt nhỏ, dạng sợi, có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và đau bụng. Hạt lanh được chế biến và sử dụng dưới dạng bột xay và dầu đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của táo bón.
Người lớn bị táo bón uống khoảng 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong vòng hai tuần sẽ đi tiêu nhiều hơn và độ đặc của phân tốt hơn. Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chúng cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày và co thắt ruột.
Cam thảo giảm chứng khó tiêu và có thể giúp ngăn ngừa loét dạ dày
Cam thảo là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày.
Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy, sử dụng cam thảo có thể làm dịu cơn đau dạ dày và sự khó chịu viêm niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng sản xuất chất nhầy để bảo vệ các mô khỏi axit dạ dày.
Bột yến mạch giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, bột yến mạch có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Dưỡng chất yến mạch không chỉ thúc đẩy sức khỏe đường ruột mà còn làm giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy no lâu sau khi ăn.
Chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Vì bột yến mạch có khả năng “hút” bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày nên có thể giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát.
Rau xanh làm sạch đường tiêu hóa
Rau xanh cũng là một nguồn magiê tốt, có thể làm giảm táo bón bằng cách cải thiện các cơn co thắt cơ ở đường tiêu hóa.
Không những vậy, enzyme có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, măng tây, súp lơ… giúp làm sạch đường tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh mãn tính và bệnh ung thư./.
Tưởng đau dạ dày, người phụ nữ phát hiện ung thư di căn
Đau vùng thượng vị nhiều năm nhưng bà Xuân tự mua thuốc điều trị, khi đau quá mới đến viện kiểm tra, lúc này ung thư đã sang giai đoạn muộn.
Nhiều năm nay, bà Xuân thấy đau vùng thượng vị nhưng không đi khám, nghĩ viêm loét dạ dày thông thường nên tự mua thuốc về uống. Tuy nhiên càng uống bà càng thấy đau tăng nặng.
Gần đây bà thường xuyên bị nôn mửa, gầy sút nhiều nên đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiểm tra. Kết quả nội soi dạ dày và sinh thiết kết luận bà mắc ung thư dạ dày giai đoạn muộn, đã di căn, xâm lấn ra ngoài thành dạ dày, rất nhiều hạch xung quanh.
Bệnh nhân được mổ cắt toàn bộ dạ dày và vét hạch. 1 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục điều trị hoá chất.
Trường hợp khác là nam bệnh nhân 63 tuổi ở Hà Nội, cũng đau thượng vị nhiều năm, được chẩn đoán viêm dạ dày và điều trị nhiều đợt, tuy nhiên không nội soi dạ dày kiểm tra.
Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có các biểu hiện giống viêm loét dạ dày nên dễ bị bỏ qua
Đợt này, bệnh nhân đau tăng, ăn uống kém, gầy sút cân, nôn mửa nhiều kèm đại tiện phân đen, đi khám nội soi thì phát hiện ung thư di căn.
TS Đặng Quốc Ái, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn muộn do chủ quan không thăm khám, bỏ qua các triệu chứng sớm.
"Hiện nay việc chẩn đoán ung thư dạ dày không khó, đơn giản là nội soi dạ dày và sinh thiết tổn thương. Song hầu hết người bệnh ung thư dạ dày đến viện trong giai đoạn muộn, đã có biến chứng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ khỏi bệnh và tỉ lệ sống trên 5 năm sau phẫu thuật thấp", TS Quốc Ái chia sẻ.
Ung thư dạ dày được chia làm 2 giai đoạn gồm giai đoạn sớm và giai đoạn tiến triển.
Biểu hiện lâm sàng của ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường nghèo nàn, các triệu chứng giống như viêm loét dạ dày: Chán ăn, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, đau nóng rát hoặc căng tức vùng thượng vị, cảm giác ậm ạch khó tiêu và ăn nhanh no.
Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hơn như mệt mỏi, sút cân, đau vùng thượng vị liên tục, nôn mửa và có khi nôn ra máu, đai tiện phân đen, thiếu máu với biểu hiện da niêm mạc nhợt và số lượng hồng cầu giảm qua xét nghiệm.
TS Quốc Ái cho hay, việc phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ có nhiều phương pháp điều trị, bệnh nhân có thể chỉ cần nội soi, cắt hớt niêm mạc dạ dày.
Với các giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày hoặc toàn bộ, vét hạch (phẫu thuật triệt căn). Sau phẫu thuật, tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể được xạ hoặc hoá trị.
Rêng những bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật triệt căn nữa, chỉ có thể phẫu thuật điều trị triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ, kết quả điều trị ít khả quan.
Thống kê cho thấy, tỉ lệ sống sau 5 năm với ung thư dạ dày giai đoạn sớm 70% - 85% đối với các trường hợp có di căn hạch và 90% - 95% đối với các trường hợp không có di căn hạch.
Ngay cả khi khối u đã ăn ra hết các lớp dạ dày nhưng nếu vẫn còn phẫu thuật triệt căn được thì tỉ lệ sống thêm sau mổ 1 năm là 92%, 3 năm là 65% và 5 năm là 47%.
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh cho thấy việc điều trị hoá chất sau mổ giúp kéo dài thời gian sống và làm tăng tỉ lệ sống 5 năm sau mổ.
Trong một nghiên cứu gần đây đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3C cho thấy chỉ có 5,7% nhóm không điều trị hoá chất sống thêm 5 năm sau mổ, trong khi tỉ lệ này ở nhóm điều trị hoá chất là 21% ở giai đoạn 3B, tỉ lệ này lần lượt là 24,3% và 40%.
Theo số liệu của WHO, ung thư dạ dày tại Việt Nam đang xếp thứ 3 (chiếm 10%), sau ung thư gan, ung thư phổi với trên 17.500 ca mắc mới, trong đó có hơn 15.000 ca tử vong.
Nếu xét trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu khảo sát, ung thư dạ dày của Việt Nam đang xếp vị trí 14, với tỉ lệ 10,2/100.000 dân. Hàn Quốc xếp số 1 với tỉ lệ 23,5/100.000 dân, Nhật Bản ở vị trí số 3, tỉ lệ 16, với tỉ lệ 12,3/100.000 dân, Trung Quốc xếp vị trí thứ 8.
Tuy nhiên do tỉ lệ phát hiện giai đoạn sớm rất thấp nên tỉ lệ sống sau 5 năm tại Việt Nam thấp hơn các nước Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bác sĩ khuyên, người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày, tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày, có tiền sử viêm loét dạ dày, có các biểu hiện đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn... cần đến các cơ sở khám chữa bệnh có nội soi dạ dày để kiểm tra.
Trong đó những người trên 40 tuổi nên thực hiện nội soi dạ dày mỗi năm 1 lần. Những người nằm trong yếu tố nguy cơ cao, từ trên 30 tuổi nên thăm khám dạ dày hàng năm từ 1-2 lần.
Bưởi tốt cho sức khỏe nhưng 4 nhóm người này cần tránh ăn Bưởi là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai ăn bưởi vào cũng tốt, có một số nhóm người ăn bưởi sẽ "rước họa" vào cơ thể. 1. Người dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá Những người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có...