Những loại rau tốt cho phụ nữ mang thai
Mang thai là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có sức khỏe tốt nhất để khi sinh con của chúng ta được khỏe mạnh.
Việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày sao cho vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và cho con, vừa tốt cho sức khỏe là tất yếu và đáng được lưu tâm.
1. Cà rốt
Cà rốt – tên khoa học là Daucus carota Sativus – là một loại cây ăn củ, thường có màu cam. Cà rốt có nguồn gốc từ châu Âu và phía Tây nam châu Á. Cà rốt cũng giống như các loại rau màu cam (bí ngô) thường chứa lượng rất cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A.
Có rất nhiều lợi ích của cà rốt đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt nhất là đáp ứng đủ nhu cầu vitamin A giúp cho việc phát triển thị giác của thai nhi và người mẹ.
Ngoài việc rất giàu vitamin A và có lợi cho sức khoẻ của mắt, cà rốt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như Vitamin C – một loại vi chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sản xuất collagen, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng ở phụ nữ mang thai và thai nhi.
Ngoài ra, vitamin C luôn cần thiết để giúp cho sự hấp thu sắt trong cơ thể. Vitamin C cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Bên cạnh vitamin C, cà rốt còn chứa hàm lượng kali rất có lợi cho phụ nữ mang thai để ngăn ngừa chuột rút, duy trì nhịp tim bình thường và tăng lưu lượng máu đến não, giữ cho hệ thống của mạng lưới thần kinh và duy trì mức cholesterol ở mức bình thường.
2. Cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau lá xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và được trồng rộng rãi như một loại rau ăn lá. Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
3. Bắp cải
Video đang HOT
Bắp cải có 2 loại xanh hoặc tím, được trồng như một loại rau ăn quanh năm. Bắp cải là một loại rau nhiều lớp và phát triển tốt ở thời tiết mát mẻ. Đối với phụ nữ mang thai, bắp cải có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, một vi chất giúp giảm nguy cơ sinh non. Họ cũng cần lượng canxi đáng kể phục vụ cho phát triển xương và răng. Hai vi chất này có nhiều trong bắp cải, vì vậy ăn bắp cải mỗi ngày là bạn và thai nhi được bổ sung đầy đủ cho việc phát triển khỏe mạnh.
4. Cà tím
Cà tím là một thực phẩm có lượng calo rất thấp và được ghi nhận trong danh sách dinh dưỡng lành mạnh. Cà tím thuộc họ Solanaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ và bây giờ được trồng ở nhiều vùng nhiệt đới. Trong cà tím có chất chống oxy hóa rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Ăn thường xuyên cà tím giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp (làm tăng nguy cơ sẩy thai) và các rủi ro khác. Cà tím chứa riboflavin và thiamin, cả hai đều là những chất có thể giúp bạn khắc phục những vấn đề về huyết áp cao.
5. Măng tây
Măng tây là một loại rau được biết đến từ người Hy Lạp cổ đại và La Mã như một món ăn được đánh giá cao, phát triển tốt ở vùng ven biển khu vực Đông Địa Trung Hải và Tiểu Á – họ Allium, hoa huệ.
Măng tây kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.
6. Rau bina
Hay còn gọi là rau bó xôi – được tìm thấy ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hàm lượng dinh dưỡng của 100 gram bó xôi cung cấp 29 cal, Protein (3 g), Fat (0.3 g), Carbohydrates (5.4 g), Chất xơ (1,0 g), Canxi (73 mg), Phosphorus (50 mg), Sắt (2,5 mg), Vitamin A (6.300 IU), Vitamin B1 (0,07 mg), Vitamin C (32 mg), Nước (89,7 g)…
Bó xôi là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ và cả người bình thường.
Theo Khuê Vũ
Sức khoẻ & Đời sống
Những thời điểm ăn vải gây hại cho cơ thể
Nếu ăn không đúng cách, loại quả này sẽ trở thành tác nhân gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người béo phì.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, quả vải có nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe tim mạch, ham muốn tình dục, chữa táo bón, chống cúm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, chúng còn có những tác hại, tác dụng phụ ít người biết. Loại quả này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Bên cạnh đó, quả vải cũng làm ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể. Vì vậy, ăn quá nhiều có thể gây chảy máu trong, sốt hoặc các vấn đề khác.
TS Sơn lưu ý phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn vải cho đến giai đoạn cho con bú vì chúng có thể gây ra xuất huyết và nhiễm khuẩn, có hại cho trẻ. Loại quả này cũng giàu hàm lượng đường. Đó là lý do người thừa cân và người bị tiểu đường chỉ nên ăn lượng vừa phải.
Chuyên gia cho biết thêm do vải có khả năng nhiễm nấm độc candida tropicalis nên khi ăn, tuyệt đối không sử dụng những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn, người dân nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.
Vải có nhiều tác dụng nếu được ăn đúng thời điểm. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Thời điểm không nên ăn vải
Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Theo TS Sơn, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.
Nếu gặp hiện tượng say vải, bạn nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe. Điều đó giúp bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.
Phụ nữ khi trước và trong kỳ "đèn đỏ": Trong một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng về tình cảm, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi, do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.
Người không nên ăn vải
Người bị tiểu đường: Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Lượng đường cao trong quả vải sẽ tạo cảm giác no khiến chúng ta không muốn ăn các loại tinh bột khác. Điều này gây ra tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường.
Người đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt: Quả vải tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt, cần hạn chế ăn vải.
Trẻ em: Nên hạn chế ăn vải vì hệ tiêu hóa còn kém, lượng đường trong vải cao dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể sinh sôi. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh.
Phụ nữ mang thai: nên hạn chế ăn vải vì ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt. Khi đó, phụ nữ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ngoài ra còn có nguy cơ xuất huyết và nhiễm khuẩn, biến chứng, có hại cho trẻ.
TS Sơn cho biết chúng ta nên ăn vải vì loại quả này có một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe, tuy nhiên nên cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của bản thân và ăn với lượng vừa phải, đúng thời điểm.
Hà Thanh
Theo Zing
Những câu chuyện sinh nở ly kỳ khiến bạn không tin là có thật, bà mẹ số 2 thật phi thường Mang thai và sinh con đã là một điều kỳ diệu với bất kỳ phụ nữ nào nhưng các bà mẹ này còn sở hữu những câu chuyện vượt cạn phi thường hơn nữa. 1. Thai phụ là... một người đàn ông Người đàn ông này đã làm một điều tưởng như không thể, đó là... mang thai. Thực ra, Thomas Beatie là...