Những loại hoa quả tốt cho bà bầu trong mùa hè
Đây là những loại hoa quả mùa hè không chỉ giúp bà bầu giải nhiệt mà còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi.
Hoa quả là một nguồn dinh dưỡng rất hiệu quả và bổ ích đối với bà bầu, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức.
Dưới đây là những loại hoa quả bà bầu nên bổ sung trong mùa hè này.
Cam
Cam giàu vitamin C – tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Ảnh minh họa.
Không chỉ giàu vitamin C – tăng sức đề kháng cho bà bầu, nước cam còn dồi dào axit folic và kali – chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.
Tuy nhiên, báo Trí thức trẻ đưa ra khuyến cáo, bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam. Hơn nữa, nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng được pha chế thêm đường hóa học, nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Quả sung
Sung giàu vitamin B6, vitamin giúp bà bầu giảm táo bón. Ảnh minh họa.
Hàm lượng kali trong quả sung cao hơn quả chuối vì vậy giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.
Ngoài ra, chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.
Bí đỏ
Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho phụ nữ mang thai. Bí đỏ được coi là “siêu thức ăn” cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.
Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Đu đủ chín
Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của bà bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Video đang HOT
Đu đủ chín tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của bà bầu. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, đu đủ chín lại chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Vì thế, bà bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Dưa hấu
Dưa hấu là loại quả phổ biến được nhiều người ưa chuộng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.
Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Ảnh minh họa.
Dưa hấu có thể giúp các bà bầu trong thời gian đầu của thai kỳ giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, bà bầu không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.
Báo Khám phá cho biết, quả lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn trong quả táo) có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Đối với mẹ bầu, vị chua ngọt của quả lựu còn giúp giảm ốm nghén, tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu… Ngoài ra, dân gian có truyền tai nhau rằng, mẹ bầu ăn quả lựu sẽ giúp sau này sinh con ra có má lúm đồng tiền nữa. Vậy còn lý do gì mà chúng ta không chọn quả lựu để ăn đúng không?
Quả lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn trong quả táo) có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Ảnh minh họa.Chuối
Trong quả chuối có chứa ’serotonin’ giúp kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bớt căng thẳng và làm tâm trạng thoải mái hơn. Ăn chuối mỗi ngày còn giúp mẹ bầu dễ ngủ và còn có tác dụng giảm đau nữa.
Chuối cũng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên bổ sung axit folic trong thai kỳ không chỉ riêng chuối mà mẹ còn cần phải ăn nhiều thực phẩm khác nữa. Lượng axit folic cần bổ sung khi mang thai là 0,4mg mỗi ngày.
Thanh long
Thanh long là loại trái cây phổ biến trong mùa hè ở Việt Nam. Theo Đông y, quả thanh long có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm tốt cho mẹ bầu. Thanh long cũng là loại quả ít dùng đến thuốc trừ sâu bởi lớp vỏ dầy nên mẹ bầu có thể thoải mái thưởng thức mà không lo bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc có hại.
Dâu tây
Dâu tây giàu vitamin C, có công dụng ngăn ngừa cảm lạnh. Ảnh minh họa.
Dâu tây là loại quả giàu vitamin C, có công dụng ngăn ngừa cảm lạnh. Pectin và axit hữu cơ có trong dâu tây có thể làm tan chất béo trong thức ăn, kích thích sự thèm ăn và tăng cường nhu động ruột. Tuy nhiên, bà bầu khi ăn cần chú ý rửa sạch và ngâm muối để đảm bảo an toàn.
Quả táo
Táo là loại trái cây luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ. Nhiều phụ nữ mang thai không muốn tăng cân quá nhiều và táo là thực đơn lý tưởng hàng ngày.
Táo cũng có tác dụng thẩm mỹ đối với mẹ bầu bị thiếu máu, da xanh xao. Ăn táo hàng ngày sẽ giúp da mẹ hồng hào hơn.
Bưởi có vị chua, ngọt, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu. Ảnh minh họa.
Bưởi là loại trái cây có vị chua, ngọt, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bà bầu. Bưởi chứa nhiều vitamin C, B, beta carotene, canxi, protein, sắt… Ngoài tác dụng cung cấp cho cơ thể bà bầu dưỡng chất, giải khát, là món ăn nhẹ, bưởi còn có công dụng làm đẹp, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, ít rụng hơn (nếu muốn có tác dụng tốt hơn, ngoài ăn, chị em nên đun vỏ bưởi lấy nước gội đầu).
Theo Mạc Nhiên
Đời sống & Pháp luật
7 thực phẩm cần thiết cho bà bầu
Phụ nữ trong thời gian thai kỳ phải lựa chọn thực phẩm không những bổ dưỡng mà còn phải an toàn cho bé yêu của mình. Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm an toàn cho bà mẹ mang thai.
Các loại rau xanh
Rau xanh không những rất giàu chất sắt, beta-carotene, mà còn là nguồn chất xơ và chất diệp lục dồi dào. Chất sắt giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu khi mang thai và cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
Beta-carotene giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi như tim, phổi, thận, mắt cùng các hệ cơ quan khác. Chất xơ thì giúp nhuận trường và đẩy lùi táo bón.
Những loại rau nên ưu tiên là cải bó xôi, rau lang, rau cần, súp lơ xanh, rau xà lách xoong... Rau xanh rất mau héo dù bảo quản tốt đến mấy, vì vậy bạn không nên cất trữ chúng quá lâu trong tủ lạnh. Chỉ nên mua lượng vừa đủ và dùng trong 1 - 2 ngày.
Trái cây
Đây là thực phẩm không thể thiếu khi mang thai. Trái cây là nguồn dinh dưỡng cung cấp đa dạng các vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trái cây dùng cho bữa ăn nhẹ rất tốt. Mỗi khi cảm thấy đói, với trái cây, bạn sẽ không những cung cấp cho mình chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào mà còn bổ sung được lượng vitamin C cũng như các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Bạn cần mua đa dạng trái cây đồng đều trong nhóm ngọt và nhóm chua. Ví dụ, nếu chọn táo, lê, chuối, bơ thì cũng nhớ cân bằng với chanh, cam và nhóm quả mọng (dâu tây, sơ ri, nho...). Những trái cây nên dùng là táo, bơ, chuối, nho, thanh long, mận, chanh, dâu tây, sơ ri, vú sữa, kiwi...
Các loại củ, quả
Các loại củ rất tốt cho bà mẹ mang thai vì là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, một số loại củ còn chứa hàm lượng tinh bột dồi dào giúp cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần.
Khoai tây, khoai lang, củ cải trắng, củ cải đường, cà rốt, hành tây, ớt chuông các loại (xanh, đỏ, vàng, cam), cà chua, cà tím... đều là những loại củ, quả tốt cho bà mẹ mang thai. Bạn có thể kết hợp nhiều loại rau với các loại củ, quả để làm gỏi hay trộn xà lách đều ngon. Nếu bị dị ứng với một số loại củ thì nên loại ra khỏi thực đơn.
Đậu, hạt
Đậu, hạt rất giàu protein giúp bạn mau lại sức trong thời kỳ mang thai và cung cấp lượng đạm thiết yếu cho thai nhi. Hơn nữa, đậu có thể trữ được rất lâu so với các loại thực phẩm khác.
Những loại nên dùng là đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành, hạt sen, hạt dẻ, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt hạnh nhân...
Thịt, cá, trứng, sữa
Phụ nữ mang thai không nên kiêng khem thịt cá trứng sữa, điều mà bạn cần lưu tâm chính là những loại thực phẩm này khi chế biến phải đảm bảo chín. Thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá hồi, cá mòi, cá lóc, cá rô phi, trứng, sữa... là những thực phẩm bạn có thể bổ sung vào thực đơn.
Lưu ý: Không nên trữ thịt cá trứng quá lâu trong tủ lạnh mà nên mua mới và chọn loại tươi sống. Khi chế biến phải đảm bảo độ chín, diệt sạch vi khuẩn mà vẫn giữ được dưỡng chất.
Với đồ biển, nhất là cá, bà mẹ mang thai chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần vì một số loài cá có chứa thủy ngân, nhất là cá biển, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt với hệ thần kinh.
Ngũ cốc
Đây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần của bà mẹ mang thai. Để bữa ăn không nhàm chán chỉ với gạo lức hay gạo trắng, bạn hãy thay đổi thật đa dạng các loại ngũ cốc. Ngoài cơm, có thể bổ sung bánh mì, bắp, cháo yến mạch, ngũ cốc đóng hộp...
Dầu
Cũng như việc chọn lựa thực phẩm, việc chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe cũng quan trọng không kém trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, những loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu phộng... luôn là những lựa chọn hàng đầu khi chế biến món ăn.
Lưu ý: Chỉ nên dùng một lượng nhỏ dầu trong khẩu phần để cả bà mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh, đồng thời kiểm soát được cân nặng cũng như điều tiết lượng calo nạp vào.
Theo Thehealthsite.com
Ăn uống giúp 'đả thông' mạch máu Làm loãng máu là điều cần thiết đối với những người có nguy cơ bị trụy tim và đột quỵ. Máu đặc sẽ khó lưu thông vì có độ sệt cao cũng như có thể hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng. Quả mọng giúp cải thiện lưu thông máu -...