Những liệu pháp giúp giảm triệu chứng viêm gan B
Một khi trở thành bệnh mãn tính, viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư gan.
Trà gừng có thể đẩy lùi sự khó chịu ở người viêm gan B. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một số triệu chứng phổ biến của viêm gan B có thể là cúm nhẹ, nhức đầu, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng nhẹ, cảm giác khó chịu ở dạ dày, nôn mửa, buồn nôn, chán ăn, đau cơ và mệt mỏi.
Các liệu pháp sau có thể giúp giảm triệu chứng của viêm gan B:
Uống trà gừng mỗi ngày giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi của bệnh nhân viêm gan B. Bạn cũng có thể uống nước ép gừng sau mỗi bữa ăn.
Tỏi rất giàu chất chuyển hóa và a xít amin có tác dụng tiêu diệt vi rút viêm gan B. Nhai vài tép tỏi sống mỗi ngày giúp tạo lá chắn bảo vệ gan.
Nguồn dưỡng chất phong phú trong củ dền rất hữu ích cho bệnh nhân viêm gan B. Củ dền giàu chất sắt, ka li, a xít folic, mangan, can xi, chất đồng và một số vitamin như A, B và C. Mọi khoáng chất này góp phần thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào bị hư hại trong gan, làm giảm sưng và đau, từ đó giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Củ dền còn có khả năng giải độc gan và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bạn chỉ cần uống 2 ly nước ép củ dền mỗi ngày.
Cam thảo có đặc tính kháng vi rút và chống ô xy hóa cao giúp tiêu diệt viêm gan B nên giúp bạn mau lành bệnh. Bạn chỉ cần nhai một miếng cam thảo với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Củ nghệ bảo vệ gan khỏi nhiễm độc và đảm bảo gan hoạt động đúng cách. Chất chống ô xy hóa của củ nghệ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan. Ăn nghệ ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của vi rút trong cơ thể nên giúp bạn mau hồi phục. Cách đơn giản nhất là thêm bột nghệ vào thực phẩm khi nấu ăn.
Video đang HOT
Chanh là liệu pháp tự nhiên chữa bệnh viêm gan B. Bạn có thể uống nước chanh vài lần mỗi ngày để giảm buồn nôn, nôn mửa và lấy lại cảm giác ăn ngon miệng.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Những thực phẩm cần thiết cho ngày 'đèn đỏ'
Phụ nữ đến những ngày này không chỉ dễ nổi mụn, hay cáu gắt mà còn kéo theo các triệu chứng thiếu máu. Dưới đây là những thực phẩm mà phái đẹp nên bổ sung cho những ngày "ẩm ương".
Khi bị thiếu máu, thịt đỏ là một bổ sung tuyệt vời. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Củ dền
Theo Indiatimes, củ dền chứa lượng sắt cao, nên sẽ giúp giải quyết được vấn đề thiếu máu. Một số bằng chứng cho thấy củ dền không chỉ khắc phục và làm trẻ hóa hồng cầu mà còn tăng cường oxy tới các bộ phận khác của cơ thể.
Cà chua
Do dồi dào hàm lượng vitamin C nên cà chua là thực phẩm tuyệt vời cho những ngày "đèn đỏ". Vitamin C trong cà chua giúp hấp thụ sắt, trong khi lycopene giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thiếu máu, và beta carotene giúp làm đẹp da, tóc.
Trứng
Trứng giàu protein và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng giữ lại các vitamin trong cơ thể. Hơn nữa, trong trứng cũng chứa nhiều sắt và magie - các chất giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Cải bó xôi
Cải bó xôi có nhiều vitamin A, B9, C, E, các chất sắt, chất xơ, canxi và beta carotene. Do đó loại loại rau này được xem như một nguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Lựu
Loại trái cây quen thuộc này rất giàu sắt và vitamin C, giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, đồng thời làm tăng nồng độ huyết sắc tố và chữa các triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Thịt đỏ
Khi bị thiếu máu, thịt đỏ là một bổ sung tuyệt vời. 300g thịt đỏ nấu chín cung cấp từ 1 - 2,5mg sắt. Nếu bổ sung sắt 2-3 lần/tuần sẽ ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Ngoài thịt đỏ, cật, tim, gan động vật cũng cung cấp rất nhiều vitamin B12 và sắt cho cơ thể.
Bơ đậu phộng
Một thực phẩm giàu sắt khác cũng nên được thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày, đó là bơ đậu phộng. 2 muỗng canh bơ đậu phộng có thể cung cấp 0,6mg sắt. Uống nước cam, hoặc ăn bánh mì với bơ đậu phộng sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt nhanh hơn.
Hải sản
Đây là nhóm thực phẩm giúp tăng cường lượng huyết sắc tố trong cơ thể rất hiệu quả. Hải sản, đặc biệt là cá rất giàu chất béo và hàm lượng chất sắt rất cao. Ăn hải sản 3 lần/ tuần sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Đậu nành
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang Indiatimes, đậu nành là nguồn cung cấp chất sắt và vitamin tuyệt vời. Vì chứa ít chất béo, lượng protein cao nên đậu nành giúp khắc phục tình trạng thiếu máu khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng đậu nành nhớ ngâm đậu qua đêm trong nước ấm để làm giảm axit phytic - chất ngăn cản sự hấp thụ sắt trong cơ thể.
Táo
Do chứa nhiều vitamin C nên táo cũng là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày "đèn đỏ". Vitamin C giúp việc hấp thụ sắt diễn ra suôn sẻ nên táo là loại thực phẩm cực tốt trong việc ngăn ngừa và khắc phục chứng thiếu máu.
Hạt bí
Hạt bí chứa nhiều magie - chất giúp máu lưu thông tốt hơn nên trở thành "cộng sự" tuyệt vời trong việc ngăn ngừa thiếu máu.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Tự điều trị giảm đau họng tại nhà Đau họng không được điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Trước khi tới mức phải dùng thuốc, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng những nguyên liệu dễ tìm thấy như sau: Ảnh: Shutterstock Súc miệng với nước muối ấm. Họng bị đau do các tế bào trong màng nhầy bị sưng hoặc...