Những kẻ buôn người giả làm tình nguyện viên lừa người vô gia cư
Kết quả một báo cáo mới công bố ở Anh cho thấy, những kẻ buôn người đóng giả làm tình nguyện viên để tiếp cận người vô gia cư tại các nhà ga, công viên, nhà tạm trú và lôi kéo họ vào lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục.
“Ăn xin niềm tin”
Báo cáo của tổ chức từ thiện Unseen tiết lộ, hàng trăm người vô gia cư đang trở thành nô lệ hiện đại. 7% số nạn nhân gọi điện đến đường dây trợ giúp từ thiện của Unseen trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10-2016 và tháng 4-2019 liên quan đến người vô gia cư. Đối tượng nhắm vào những người vô gia cư tại nhiều địa điểm khác nhau như ga tàu, công viên, đường phố, cũng như tại nơi trú ẩn. Việc lôi kéo, tuyển dụng người vô gia cư cũng được tiến hành trên internet, bao gồm cả các phương tiện truyền thông xã hội, các địa điểm sinh hoạt tôn giáo.
Những người vô gia cư thường bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ, lôi kéo vào lao động cưỡng bức.
Nhân viên các tổ chức từ thiện cho biết, họ đã chứng kiến nhiều trường hợp những kẻ buôn người đóng giả là nhà từ thiện cung cấp đồ ăn, thậm chí đóng giả làm người vô gia cư để lôi kéo những người yếu thế, dễ bị tổn thương vào công việc bị bóc lột sức lao động.
Andrew Smith, Giám đốc điều hành của Hull Homless, Chủ tịch của Humber Modern Slavery Partnership cho biết, đàn ông vô gia cư thường bị dụ dỗ, lôi kéo vào làm công việc nặng nhọc để kiếm tiền, trong khi phụ nữ trẻ bị lôi kéo vào hoạt động mại dâm và bị bóc lột sức lao động.
Video đang HOT
“Một vài năm trước, chúng tôi thấy những chiếc xe tải màu trắng cung cấp súp miễn phí cho người vô gia cư trên đường phố. Thông qua hành động này, những kẻ buôn người tiếp cận, trò chuyện với người vô gia cư. Đôi khi, chúng giả vờ là người vô gia cư. Một ngày nào đó, chúng sẽ nói với người vô gia cư rằng, có muốn kiếm tiền bằng công việc dễ dàng không. Chúng đưa người vô gia cư đi và biến mất. Đó là hành vi “ăn xin” niềm tin”. Thật sự vô đạo đức. Chúng hầu như không sợ hãi khi hành động như vậy, ông Smith nói.
Tomec (không phải tên thật của nhân vật), một người đàn ông vô gia cư đến từ Ba Lan đột nhiên biến mất cùng chiếc xe phát súp miễn phí. Ba tháng sau, Tomec được đưa đến một khu vực khác, làm lao động thủ công trên một bãi thải tái chế, không có điện và không có nước sinh hoạt. “Tomec đã bị đưa đi mà không biết mình đang ở đâu. Những tay buôn người lấy tất cả giấy tờ và thường xuyên đe dọa Tomec. Tomec tìm đến sự trợ giúp của Hull Homless”, ông Smith nói.
Trong một trường hợp khác, một người đàn ông vô gia cư ở Anh trong độ tuổi bốn mươi có tên là David cũng bị lôi kéo, đưa đi làm công việc lao động nặng nhọc bằng cách tương tự. David đã tìm cách liên lạc qua Facebook với các nhân viên của Hull Homless để được giải cứu. David phải ở trên một chiếc xe tải di động. Người đàn ông này được hứa hẹn khoản tiền 120 bảng mỗi tuần nhưng thực tế chỉ nhận được 10 bảng vì phải trừ 50 bảng tiền ăn uống, 60 bảng tiền chỗ nghỉ.
Đối tượng yếu thế dễ bị các băng nhóm tội phạm khai thác
Unseen nói rằng, khai thác lao động là hình thức bóc lột phổ biến nhất hiện nay. Những người vô gia cư là đối tượng yếu thế dễ bị các băng nhóm tội phạm khai thác. Đối tượng dễ bị lợi dụng nhất là những người nghèo, lạm dụng chất gây nghiện, người nhập cư gặp rào cản ngôn ngữ. Những người vô gia cư ở Anh đã tăng 165% trong 8 năm qua, với 4.677 người được ghi nhận là sống lang thang trên đường phố vào năm ngoái.
Unseen cho biết, những phát hiện của báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện hoạt động bảo vệ người vô gia cư trong việc nhận thức đầy đủ rủi ro tiềm ẩn, dấu hiệu của chế độ nô lệ hiện đại với nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.
Rachel Harper, người phụ trách đường dây nóng của Unseen cho biết, dữ liệu thống kê từ đường dây nóng về các trường hợp người vô gia cư được tư vấn, trợ giúp có thể lấy làm cơ sở để nghiên cứu, đưa ra giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, kết quả báo cáo cũng cho thấy, lý do tại sao sự hợp tác giữa các tổ chức từ thiện hoạt động bảo vệ người vô gia cư, thành viên của các cơ quan công cộng là rất quan trọng.
Một chuyên gia của Chính phủ Anh nhận định, “chế độ nô lệ hiện đại là một tội ác ghê tởm, tàn phá cuộc sống của các nạn nhân. Chính phủ Anh cam kết xóa bỏ chế độ nô lệ hiện đại dưới mọi hình thức và hỗ trợ nạn nhân trên mọi phương diện để họ có thể xây dựng lại cuộc sống.
Luật chống nộ lệ hiện đại của chúng tôi đã bảo vệ được hàng ngàn nạn nhân, khiến hàng trăm người bị kết án. Chúng tôi sẽ liên tục tìm giải pháp để hỗ trợ các nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại một cách tốt nhất”.
Theo T. Phạm/cstc.cand
Liên hợp quốc tố cáo khủng bố 'nô dịch hóa một cách có hệ thống' phụ nữ
Các nhóm thánh chiến đã "nô dịch hóa một cách có hệ thống hàng trăm nghìn phụ nữ", biến họ thành nô lệ, nạn nhân của nạn bóc lột tình dục, bắt cóc, buôn người và các tội ác khác.
Trẻ em gái Afghanistan đọc sách tại một thư viện xe buýt ở Kabul. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 1/3 trong cuộc gặp Nhóm Những người bạn ngăn chặn chủ nghĩa bạo lực cực đoan, diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antonio Guterres nêu rõ các tổ chức khủng bố như "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, Boko Haram ....phải chịu trách nhiệm về nhưng tội ác chúng gây ra với phụ nữ tại các khu vực chúng chiếm đóng.
Ông nêu rõ đặc điểm chung của các lực lượng thánh chiến gieo rắc chủ nghĩa khủng bố là xâm phạm các quyền của nữ giới và đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của việc truyền bá chủ nghĩa bạo lực cực đoan.
TTK nhấn mạnh nhiệm vụ của các nước trên thế giới là bảo vệ các quyền của người phụ nữ, cùng hợp tác nhằm hạn chế và ngăn chặn chủ nghĩa bạo lực cực đoan, coi đây là những trọng tâm của các chiến lược phát triển chung.
TTK Guterres cho biết nhiều cơ quan, tổ chức trực thuộc LHQ đang gắn kết vấn đề bình đẳng giới vào các hoạt động của mình. Tại Nigeria, LHQ đã hỗ trợ để nữ giới có thể tham gia các cơ quan chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực quốc gia, có một vị trí công việc tại các cơ quan an ninh này.
Tại Bắc Phi, LHQ cũng hỗ trợ các thể chế nhà nước nghiên cứu về các xu hướng phát triển theo giới tính của chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Tại các nước châu Á và châu Phi nói chung, chính sách này của các cơ quan trực thuộc LHQ cũng được quan tâm triển khai.
Dự kiến trong thời gian tới, LHQ sẽ công bố sách hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để giúp các nước nghiên cứu và đưa ra các biện pháp an ninh có tính tới yếu tố giới tính một cách phù hợp.
Phương Hồ (TTXVN)
Theo Tintuc
Cô gái Indonesia vỡ mộng về cuộc sống tốt đẹp hơn khi lấy chồng TQ Monika, 23 tuổi, được một người môi giới hứa đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn khi lấy một người đàn ông Trung Quốc, và thế là cô đồng ý. Monika đã trở về Indonesia sau 10 năm "sống trong địa ngục" ở Trung Quốc. Theo tờ Bưu Điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Monika đến từ Pontianak ở Tây Kalimantan, nói cô...