Nhung hươu, nai – thuốc quý bổ thận tráng dương, cường gân cốt
Từ xa xưa, nhung hươu đã được xem như một loại thuốc – thực phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Tác dụng của nhung hươu được nghiên cứu từ rất sớm và có nhiều công trình chứng minh nó rất có lợi cho sức khỏe. Nhung hươu là 1 trong 4 thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) có tác dụng bồi bổ, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Các sản phẩm từ hươu, nai dùng trong y học gồm: lộc nhung: sừng non dùng tươi hay sấy khô; lộc giác – gạc hươu nai: sừng già; lộc giác cao (giao) – cao ban long: cao đặc nấu từ sừng già; lộc giác sương: phần gạc sau khi nấu cao ban long (Trung Quốc, Việt Nam) hoặc gạc hươu đốt đen rồi tán nhỏ (Nhật Bản).
Các vị thuốc trên được lấy từ loài hươu sao (Cervus nippon Temminek.), hươu ngựa (C. elephus L.) hoặc nai (C. unicolor Cuv.), họ hươu: Cervidae.
Về thành phần hóa học, nhung hươu chứa nhiều chất vô cơ, hữu cơ, chất béo, acid amin, các men catalaza, peroxydaza, các chất hormon sinh dục nam và nữ (cholesterin, progestron, oestron và testosteron). Nhà bác học Pablenko (Liên Xô) chiết được nội tiết tố pantocrin (lộc nhung tinh) từ nhung hươu nai Siberi.
Nhung hươu nai la vi thuôc quy trong YHCT.
Công năng và chủ trị của các sản phẩm từ nhung hươu trong YHCT
Lộc nhung: vị ngọt, tính ôn; vào kinh can, thận, tâm và tâm bào lạc. Tác dụng ôn thận tráng dương, bổ tinh và huyết, cường tráng gân cốt. Dùng cho mọi trường hợp hư tổn trong cơ thể; nam giới hư lao, tinh kém, hoa mắt, hoạt tinh; nữ giới băng lậu đới hạ.
Lộc giác: tác dụng tán ứ hoạt huyết, tiêu thũng. Công dụng như lộc nhung, nhưng không mạnh bằng. Dùng chữa sang thương thũng độc. Lộc giác mài với giấm, bôi chữa mụn nhọt.
Cao ban long: tác dụng ích huyết bổ tinh, ôn bổ can thận. Chữa hư lao gầy yếu, lưng gối không có lực, mọi chứng dương hư dẫn tới thổ huyết, chảy máu cam.
Video đang HOT
Lộc giác sương: tác dụng như lộc giác, nhưng hiệu lực kém hơn. Trị các chứng do hư hàn làm khí hư, ngoài ra còn có tác dụng thu liễm cầm máu.
Liều dùng: lộc nhung: ngày dùng 1-4g, dạng thuốc hoàn và thuốc bột; lộc giác: 412g; cao ban long: 510g; lộc giác sương: 6-12g.
Lộc nhung được dùng làm thuốc trong các trường hợp
Ôn thận tráng dương: Dùng trong trường hợp thận dương suy nhược, liệt dương, tiểu són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Bài 1: lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 11,5g, chiêu bằng nước dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước). Trị liệt dương, tiểu són.
Bài 2 – Bột lộc nhung: lộc nhung 1,5g; ô tặc cốt 20g; bạch thược, đương quy, tang ký sinh, long cốt, đảng sâm, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g. Tất cả tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng. Trị di tinh, tiểu són.
Tráng cốt, khởi ủy: lộc nhung 1,2g; ngũ gia bì, sơn thù, phục linh, trạch tả, đơn bì, mỗi vị 12g; thục địa 16g; xạ hương 0,1g. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g. Dùng cho người tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng, chậm biết đi.
Cố kinh, chỉ băng: lộc nhung 1,2g; a giao 12g; đương quy 12g; ô tặc cốt 20g; bồ hoàng 6g. Các vị tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng. Dùng cho người can và thận đều suy nhược, kinh nguyệt ra quá nhiều, băng lậu đới hạ.
Lộc giác dùng ngoài, mài với dấm, bôi vào chỗ mụn nhọt. Trị mụn nhọt lâu ngày không kín miệng, ung nhọt âm ỉ bên trong không phá ra ngoài được.
Thực đơn chữa bệnh có lộc nhung
Rượu nhung hươu: lộc nhung 2g, cho rượu ngâm, thêm chút xạ hương. Dùng cho người bị rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Rượu củ mài nhung hươu: lộc nhung 15g (thái nhỏ), sơn dược 30g (thái lát) cho ngâm rượu trong 7 ngày. Dùng trong 8-10 ngày. Dùng cho nam giới liệt dương, di tinh, tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, sắc mặt đen sạm.
Thận dê hầm nhung hươu: lộc nhung 4g, thỏ ty tử 15g, tiểu hồi 9g, thận dê một đôi. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị thích hợp. Dùng tốt cho người thận dương hư, đau bại vùng thắt lưng, khi lao động gắng sức đau tăng.
Rượu mật ong nhung hươu: nhung hươu 15g, mật ong 100ml, rượu 500ml, ngâm trong 12 ngày. Uống mỗi ngày 10-15ml. Dùng tốt cho người hay sợ lạnh, lạnh tay chân, liệt dương di tinh, thiếu máu (chóng mặt xây xẩm), đau lưng mỏi gối.
Rượu cốt tủy nhung hươu: lấy phần tủy xương bên trong nhung hươu (tiết nhung) đem ngâm rượu chế thành rượu huyết lộc nhung 20%. Mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần. Tác dụng ôn dương bổ huyết. Dùng cho người bị thiếu máu giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu do suy tủy xương và bệnh máu do nhiễm độc benzen mạn tính.
Kiêng kỵ: Người bên trong có nhiệt thực không dùng được nhung hươu.
Công dụng chữa bệnh của đất sét vàng
Táo tâm thổ, phục long can là vị thuốc từ đất sét vàng ( hoàng thổ) đem gia nhiệt, nghĩa là đốt nhiều lần như đun bếp nên có tên là táo tâm hoàng thổ.
Làm sạch tạp chất, đẽo thành cục nhỏ. Khi dùng khuấy cho tan trong nước, lắng, lọc, loại bỏ tạp chất, lấy dịch trong cho vào thuốc sắc.
Theo Đông y, táo tâm thổ vị nhạt, tính ấm, quy kinh tỳ, vị có tác dụng ôn trung, sáp trường, cầm nôn, chỉ huyết. Điều trị các chứng nôn mửa, phiên vị (ăn vào nôn ra), các chứng thổ huyết, đổ máu cam, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ băng huyết, xích đới, bạch đới. Liều dùng từ 12- 40g. Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Trường hợp có thai 2-3 tháng nôn ra đờm dãi hoặc bọt dính, hung cách đầy tức, hoa mắt chóng mặt, khát nước, mặt đỏ bừng, ưa uống nước lạnh do hàn, nhiệt lẫn lộn, trung hư khí nghịch.
Một số vị thuốc trong bài thuốc Hoàng thổ thang.
Phep tri: thanh vị, ấm tỳ, trấn nghịch, cầm nôn, hóa thấp, trừ đàm.
Dung bai Củng thị nhâm thần chỉ thổ phương gôm: táo tâm thổ 40g, sa sâm 15g, phục linh 12g, can khương 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo 4g, bạch truật 12g, bán hạ 10g, trần bì 12g, sinh khương 10g, hoàng liên 4g. Săc uông.
Nếu mới thụ thai nôn mửa, không ăn được, nôn ra nước trong, vị quản trướng hoặc đau âm ỉ, ưa ăn đồ nóng, nằm co, chân tay lạnh, mặt nhợt, cảm giác ớn lạnh do vị hàn gây nên.
Phép trị: ấm vị, trừ hàn, chống nôn.
Dung bài Dương thị ố trở phương: táo tâm thổ 30g, trần bì 15g, đại táo 10 quả, sinh khương 30g, trúc nhự 15g, Sắc uống.
Trường hợp thể trạng yếu, đầu choáng, hôi hộp, tâm tính ủy mị, do vị hàn kiêm thêm chứng hư.
Dùng bai Ngô thị sinh khương kê nhục thang: táo tâm thổ 60g, sinh khương 60g, gà non 1 con. Cách chế: làm thịt gà, bỏ ruột cho sinh khương vào bụng gà, đặt vào nồi đất, dùng dịch lọc Táo tâm thổ pha thêm chút muối, đậy kín, nấu chín, ăn cả gà lẫn nước, ngày 1 lần hoặc cách ngày.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nôn ra nước chua hoặc nước đắng, ngực cồn cào, khó chịu, miệng đắng, ợ hơi do đàm nhiệt nung nấu bên trong, can, vị bất hòa.
Phep tri: tả can, hòa vị, hóa đàm, thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn.
Dùng bài Gia vị ôn đởm thang: táo tâm thổ 24g, trần bì 6g, chỉ xác 6g, hoắc hương 4g, ban hạ 10g, hoàng liên 6g, tô ngạnh 10g, trúc nhự 8g, phục linh 12g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
Chữa nôn ra máu, ra máu cam, đại tiện có máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết do tỳ khí hư hàn.
Phep tri: ôn dương, kiện tỳ, dưỡng huyết, cầm máu.
Dung bài Hoàng thổ thang: táo tâm thổ 24 g, hắc phụ tử 12g, hoàng cầm 12g, trích thảo 12g, bạch truật 16g, a giao 16g, sinh địa hoàng 16g. Sắc uống.
Bài thuốc giảm đau xương khớp từ ngải cứu Ngải cứu rang làm túi chườm nóng hoặc nấu cùng sả, gừng để tắm, ngâm giúp giảm đau nhức, căng thẳng. Bác sĩ Nguyễn Trần Như Thủy, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết triệu chứng đau nhức xương khớp nhẹ có thể tự khỏi khi bạn nghỉ ngơi hợp lý, xoa bóp dầu, không...