Những học trò không tay vẫn cháy bỏng giấc mơ đến trường
Mặc dù bị khiếm khuyết tay chân nhưng nhiều sinh viên vẫn không ngừng học tập và vươn lên trong cuộc sống!
Nguyễn Minh Trí – Sinh viên Đại học An Giang
Nguyễn Minh Trí sinh ra trong một gia đình nghèo khó đông anh em, quanh năm lam lũ với đồng ruộng trên miền đất An Giang. Ngay từ khi ra đời, Trí đã phải đối diện với số phận nghiệt ngã khi không có cả 2 tay. Số phận và định mệnh cuộc đời trớ trêu là thế, nhưng vượt lên số phận, Trí đã có ý chí và nghị lực phi thường trong học tập khiến ai cũng ngạc nhiên và nể phục.
Dù không có 2 tay và con đường đến với việc học cũng đầy chông gai và thử thách, nhưng Nguyễn Minh Trí vẫn có niêm đam mê học mãnh liệt. Buộc phải viết chữ bằng chân nhưng trong suốt 12 năm học Trí luôn là học sinh khá giỏi. Ý thức bản thân khuyết tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn vất vả nên Trí đã không ngừng học tập, rèn luyện. Sự nỗ lực của anh chàng này đã được đền đáp khi Trí đỗ vào ngành Công nghệ Thông tin của Trường ĐH An Giang.
Vừa học đại học vừa phải bươn chải cuộc sống nhưng Trí vẫn không thôi cháy bỏng ước mơ để có một tương lai tươi sáng hơn. Tuy vậy cuộc sống của chàng trai này vãn gặp không ít khó khăn do hoàn cảnh của bản thân và gia đình.
Nay Dj Ruêng
Nay Dj Ruêng sinh năm 1994 là người dân tộc Jrai, sinh ra tại huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai, hiện tại đang là sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng. Từ nhỏ do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, Dj Ruêng đã bị teo tóp hết tay chân và không thể sinh hoạt, chăm sóc bản thân như người bình thường. Nhưng vượt lên số phận nghiệt ngã, Dj Ruêng vẫn ham học hỏi và có niềm đam mê với những kiến thức trong sách vở.
Do khuyết tật, không có bàn tay, cánh tay thì teo nhỉ chỉ bằng 1/3 so với người bình thường nên những ngày đầu đến trường Dj Ruêng đã rất vất vả để có thể viết chữ bằng cổ tay. Không những thế, Dj Ruêng còn đi lại rất khó khăn do 2 chân đã bị teo nhỏ. Từ lớp 4, Dj Ruêng đã phải dùng chân giả để đi lại. Vượt lên trên những trớ trêu của số phận, Dj Ruêng không bao giờ thôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Trong kì thi Đại học – Cao đẳng 2013, Dj Ruêng đã thi đỗ vào trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Đà Nẵng với số điểm 14. Hiện nay Dj Ruêng đang học tập tại ngôi trường này và nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và các nhà hảo tâm.
Ảnh: Nam Trung-Trường Nguyên/ttvn.vn
Chàng sinh viên không tay vẫn đam mê chụp ảnh
Lý Láo Lở sinh năm 1987 đến từ vùng đất đầy nghèo khó Bát Xát, Lào Cai. Hiện Lở đang là sinh viên năm 2 chuyên ngành khoa học quản lý của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Lý Láo Lở sinh ra lành lặn như một người bình thường nhưng tai nạn điện giật năm lớp 8 đã cướp đi vĩnh viễn đôi bàn tay của cậu.
Video đang HOT
Mất đi đôi bàn tay, Láo Lở vẫn không sụp đổ mà vẫn luôn lạc quan yêu đời và không ngừng cố gắng trong học tập. Tuổi thơ nhiều gian khó cùng với tai nạn trớ trêu không làm Lở nhụt chí. Chàng trai nghị lực với đôi mắt sáng này từng dùng đôi tay không còn lành lặn để đạp xe 22km đến trường. Những nỗ lực của Lở trong học tập và cuộc sống đã được ghi nhận khi năm 2012, chàng trai này đã được tuyển thẳng vào Đại học KHXH và NV Hà Nội.
Cuộc sống nơi đất khách của một chàng trai không tay còn rất nhiều khó khăn và gian khổ song Lở vẫn luôn lạc quan, không ngừng cố gắng và trở thành một tấm gương sáng cho các bạn đồng trang lứa.
Ảnh: Thanh Huyền
Nguyễn Minh Phú – Sinh viên Đại học Công nghệ thông tin
Nguyễn Minh Phú là một chàng sinh viên không tay đã trở thành tấm gương về nghị lực sống cho nhiều sinh viên của Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM. Từ khi lọt lòng, số phận trớ trêu đã khiến Phú không có 2 cánh tay. Từ bé đi học, với nghị lực phi thường, Phú đã tập làm mọi thứ bằng đôi chân của mình, từ việc nghe điện thoại, sử dụng máy tính, vệ sinh cá nhân… Cùng với nghị lực phi thường đó, ở Phú còn có niềm đam mê học tập và ước mơ trở thành chuyên viên công nghệ thông tin.
Trở thành sinh viên của Đại học Công nghệ thông tin, ước mơ ngày nào của Phú đã viết được nửa chặng đường. Nhưng để thực hiện được nó, Phú vẫn còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Để giúp đỡ con trai mình trong việc học, bố Phú, bác Nguyễn Quỳnh Lộc đã lặn lội từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM đỡ đần, chăm lo cho người con trai giàu nghị lực của mình.
2 bố con Phú hiện đang ở KTX của Đại học Quốc gia TP.HCM. Hàng ngày Phú đến trường còn bác Lộc ở ký túc xá làm những công việc tay chân để trang trải cuộc sống. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng tấm gương của 2 bố con bác Lộc và Phú đã khiến nhiều người khâm phục.
Ảnh: Như Quỳnh/tri thức
Theo Trithuc
Cậu bé lớp 2 vượt đường dốc đến trường bằng xe lăn
Ngày ngày cậu bé Bảo Tân vẫn kiên trì đến trường trên chiếc xe lăn cũ kĩ.
Khát khao đến trường "đánh bại" mọi trở ngại
Ít ai biết trường TH số 1 Hoài Sơn nằm ở vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng, có một cậu bé 7 tuổi đang ngày ngày đến trường bằng xe lăn và được thầy cô, bạn bè xem là tấm gương sáng đầy nghị lực.
Nhân vật mà chúng tôi nói đến là cậu bé Hồ Hoàng Bảo Tân (học lớp 2/3) với đôi chân gần như không thể cử động được, vẫn kiên trì đi học trên chiếc xe lăn mặc cho trời mưa hay nắng. Năm 4 tuổi, Bảo Tân bị rút dây cơ, gia đình cho em vào BV Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) điều trị nhưng các bác sĩ đều lắc đầu. Thời gian trôi, khả năng của Bảo Tân ngày một giảm, nếu năm ngoái em vẫn còn có thể vịn vai bạn di chuyển thì hiện tại, em hoàn toàn phụ thuộc vào xe lăn.
Hằng ngày, Tân được cô bé Kim Huy (chị họ, học cùng trường) đẩy xe đến trường học tập
Nói về cậu học trò nhỏ, thầy Trần Văn Thọ - Hiệu trưởng trường TH số 1 Hoài Sơn không ngớt lời khen: "Tân đi lại khó khăn nhưng học rất chăm chỉ. Dù tay yếu nhưng Tân viết chữ đẹp lắm. Thấy em vậy mà ai cũng quý, cũng thương".
Còn cô Nguyễn Thị Diễm Trang (GVCN lớp 2/3) thì chia sẻ: "Mấy tuần đầu vào lớp 2, Bảo Tân chưa bắt kịp kiến thức nên nhiều lúc làm bài tập lâu hơn các bạn. Còn giờ thi lúc nào Tân cũng làm bài xong rất sớm, em luôn nằm trong top 5 của lớp. Các bạn thương và quý Bảo Tân nhiều lắm".
Bảo Tân được cô giáo giúp đỡ ngồi vào bàn học
Trên chiếc xe lăn cũ kĩ được tặng cách đây 4 năm, Tân được chị họ là cô bé Nguyễn Thị Kim Huy (học lớp 5/1 cùng trường) đẩy đến trường mỗi sáng chiều. Học xong buổi sáng, vì đường xa hai chị em xin ở lại nhà một người quen gần trường để tiện đi học ca chiều.
"Sáng 6h giờ, em đẩy xe cho Tân đi học xong rồi vô lớp luôn. Buổi chiều thì hai chị em cùng về, em thấy vui chứ không mệt. Nhà Tân nghèo nên em thương Tân lắm" - cô bé Kim Huy thật thà trả lời khi được hỏi về việc đẩy xe lăn đưa Tân đi học mỗi ngày.
Ước mơ có được... một chiếc xa lăn mới
Mẹ Bảo Tân, chị Hồ Thị Chung cũng bị liệt hai chân, không thể đi lại hơn 10 năm nay. Ở nhà, cả hai mẹ con chị phải dùng chung một chiếc xe lăn, mỗi lần Tân được bạn bè đẩy xe đi chơi, chị Chung đành phải ngồi một chỗ trên chiếc giường nhỏ đặt ở góc nhà. Để trang trải cuộc sống, chị Chung mở một quán tạp hóa nhỏ, mọi người ai cần mua gì thì tự lấy rồi bỏ tiền vào một chiếc thùng vì chị không thể đi lại được.
Mẹ cậu bé - chị Chung cũng bị liệt hai chân, khi Bảo Tân đi học, chị lại đành ngồi một chỗ trên chiếc giường nhỏ trong nhà
Năm 2006, do bão lớn nhà chị sập, sau đó được nhà nước hỗ trợ và bà con hàng xóm giúp sức xây cho ngôi nhà mới để hai mẹ con có chỗ tránh nắng, tránh mưa. Đến bữa ăn, mẹ chị Chung lại mang cơm đã nấu sẵn sang. Nhiều lúc tủi thân, muốn từ bỏ tất cả nhưng khi nhìn thấy Bảo Tân chị lại tràn đầy sự lạc quan.
Mắt ngấn nước, chị Chung kể: "Hồi lớp 1, em nó (Bảo Tân - PV) viết chữ đẹp lắm nhưng giờ tay yếu dần, chữ không còn tròn trịa nữa. Khi chị Huy nó lên cấp 2 không biết ai chịu đẩy xe lăn giúp em đi học nữa. Cũng chẳng biết là có học đến được lớp 5 không nhưng mà nếu cho nghỉ thì thấy thương con lắm!".
Khi được chúng tôi hỏi về ước mơ, cậu bé lớp 2 lắc đầu, miệng lí nhí: "Em không biết nữa!" còn chị Chung thì bộc bạch: "Bây chừ chỉ mong có được chiếc xe lăn mới cho con đi học đỡ nguy hiểm chứ không mơ ước chi cao sang. Hai mẹ con tôi có sức khỏe để những bữa chuyển trời không đau ốm là được lắm rồi". Trong suốt buổi trò chuyện, chị cố giấu nước mắt nhưng sâu thẳm trong đôi mắt người mẹ ấy, chúng tôi vẫn cảm nhận được khó khăn chất chồng mà chị đang chịu đựng...
Lên xuống bậc thềm là việc vô cùng khó khăn với chị em Tân. Thầy Thọ phải thường xuyên giúp hai chị em.
Bảo Tân được các thầy cô trong trường đặc biệt quan tâm, yêu thương
Huy đưa em trai vào tận lớp học sau đó mới vội vã trở về lớp của mình
Trên lớp, Bảo Tân luôn nằm trong top 5 học sinh giỏi nhất. Dù tay yếu nhưng em viết chữ rất đẹp
Cùng chắp cánh đến trường cho cậu trò nhỏ
Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ
Em Hồ Hoàng Bảo Tân
Học sinh lớp 2/3, trường TH số 1 Hoài Sơn, xã Hoài Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Thầy Trần Văn Thọ - Hiệu trưởng: 0905.134.342
Hoặc chị Hồ Chị Chung (thôn Xuân Phú, xã Hoài Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) SĐT: 01263.023.928
Theo TNO
Cô bé không tay không chân nhận học bổng đặc biệt Dù không tay không chân nhưng lúc nào cô bé Nguyễn Linh Chi cũng ước mơ được đi học. Hai chị em Linh Chi được trao 2 suất học bổng, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng Nguyễn Linh Chi là con gái của anh Nguyễn Đình Nam và chị Trịnh Ngọc Thủy - trú tại tổ 67, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên...