Quảng Nam: Trao 35 suất học bổng cho con nhà nông đến trường
Sáng nay 24-9, tại UBND huyện Tiên Phước (Quảng Nam), báo Tuổi Trẻ, Công ty cổ phần Green Feed Việt Nam, Tỉnh đoàn và Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức trao 35 suất học bổng “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” cho các em học sinh, sinh viên nghèo của huyện.
Trao 35 suất học bổng cho con nhà nông đến trường
Hoạt động nằm trong chương trình “ Vì ngày mai phát triển” lần thứ 315 của báo Tuổi Trẻ.
Những suất học bổng có giá trị khác nhau tùy theo cấp học và hoàn cảnh từng học sinh, sinh viên. Học sinh nghèo, học lực khá học bổng ít nhất trị giá 500 ngàn đồng, các tân sinh viên nghèo được nhận học bổng 3 triệu đồng/ suất. Tổng số tiền trao học bổng lần này là hơn 45 triệu đồng.
Trước đó, tháng 10-2012 chương trình đã trao 60 suất học bổng “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường” cho con em hai huyện Đại Lộc và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng đơn vị tài trợ đã giải ngân 720 triệu đồng cho 60 hộ nông dân nghèo được mượn vốn không tính lãi, thời hạn 24 tháng, và hỗ trợ 120 triệu đồng mua thức ăn để phát triển chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, tạo điều kiện nuôi các em đến trường.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hoàng Ngọc Hảo, giám đốc kinh doanh khu vực miền Trung của Công ty cổ phần Green Feed Việt Nam, chia sẻ: “Mong các em vượt lên hoàn cảnh khó khăn, mong các em không chỉ là trò giỏi đến trường, mà còn là con ngoan biết đỡ đần cha mẹ những việc nhà. Mong các em luôn cầu tiến, phát huy phẩm chất tốt đẹp, cư xử văn hóa nề nếp từ nhà trường đến xã hội. Những phẩm chất đó là hành trang cần thiết cho sự thành đạt sau này”.
Theo Tuoitre
Con tôi phấn đấu thế nào để được chọn "đi khai giảng"?
Ngày 5-9 - ngày khai giảng, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, nhưng tôi phải đôn đáo đưa con đi gửi vì con không được chọn đến trường... dự lễ khai giảng.
Học sinh Trường THCS Trần Quang Khải (Q.Tân Phú, TP.HCM) trong ngày khánh thành và khai giảng năm học 2013-2014 sáng 3-9
Cứ đến mỗi mùa thu về, đúng ngày 5-9 đi qua các trường nhìn cờ hoa rực rỡ, nghe tiếng trống trường... bỗng dưng lòng tôi cũng thấy nao nao rộn ràng, nhớ lại những ngày đi học. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi cũng chia sẻ cảm xúc như vậy khi đi qua một ngôi trường, khi được đưa con đến dự lễ khai giảng.
Đọc báo, xem ti vi thấy có trường ở Hà Nội chật hẹp, thiếu sân chơi, tất cả học sinh phải xếp hàng dưới lòng đường để dự lễ khai giảng. Hay ở Lào Cao Yên Bái, vì lốc xoáy, sạt lở mà không tổ chức khai giảng đúng 5-9, nhưng thầy cô và học sinh cùng nhau dọn dẹp chuẩn bị để tổ chức lùi lại vào ngày sau đó... Còn trường con tôi học ở trung tâm TP.HCM, mới xây lại khang trang, sân trường rộng thênh thang nhưng rất nhiều cháu đã không được dự khai giảng.
Phụ huynh cũng không được thông báo hay giải thích tại sao cô bé cùng lớp cạnh nhà được còn con em họ không được đi dự lễ khai giảng. Đi dự lễ bế giảng thì "con phải nằm trong số 15 bạn điểm tổng kết cao nhất lớp". Năm nào con tôi cũng đủ tiêu chuẩn được dự bế giảng, nhưng khai giảng thì không? Tiêu chí gì được chọn đi dự lễ khai giảng cho con tôi phấn đấu?
Khi được hỏi lý do, cô giáo chủ nhiệm trả lời "sân trường rộng nhưng nắng nóng lắm anh ạ, cây cao thì ít, thuê dù che hết cả sân thì trường không đủ kinh phí... "! Nhưng nhìn con về buồn thông báo con giơ tay mà cô không chọn đi khai giảng mà thấy buồn và thương con...
Không lẽ trường mới xây, còn thiếu cây xanh che bóng mát nên đã quy định mỗi lớp chỉ được chọn 10 học sinh đi dự khai giảng hay bế giảng (trừ khối đầu vào và đầu ra)?
Cũng không biết đây là chủ trương của Ban giám hiệu trường con trai tôi hay là của Sở mà một số trường khác cũng cùng cách tổ chức ngày hội đến trường của học sinh như vậy?!
Đã 3 năm con tôi không biết khai giảng là gì. Không biết có phải do các thầy cô giáo chưa bao giờ phải xa môi trường nhà trường, đã quá quen hoặc nhàm chán với ngày khai giảng, bế giảng nên cảm thấy những ngày lễ hội của học sinh là ngày bình thường, tổ chức gọn nhẹ an toàn sao cho xong? Không biết các cháu học sinh chỉ được dự vài lễ khai giảng cho xong trong cả 12 năm đi học thì sau này, ký ức và cảm xúc khi đi qua mỗi mùa khai trường sẽ như thế nào?
Tuy chất lượng chuyên môn nhà trường khá cao, các thầy cô tình cảm tận tình với học sinh, tâm huyết thực sự với nghề nhưng không lẽ con đến trường chỉ để học và học, để thi và lên lớp rồi nghỉ hè?
Những năm tháng cùng các hoạt động nhà trường bên thầy cô bạn bè là một phần ký ức tuổi thơ. Nhà trường là nơi cho con kiến thức và những niềm vui để xây dựng hình thành tâm hồn tình cảm, cho trẻ phát triển toàn diện.
Thiết nghĩ, nhà trường gặp khó khăn, thiếu sáng tạo vận động trong công tác tổ chức các hoạt động cho học sinh thì nên cởi mở, công khai chia sẻ thông tin với phụ huynh để cùng chung tay lo cho các cháu. Ban phụ huynh lớp hay trường cũng phải do chính những phụ huynh nhiệt tình tâm huyết xung phong làm chứ không phải Ban phụ huynh do cô giáo chỉ định, rồi cả năm chỉ biết thu tiền quỹ cho các cháu liên hoan.
Mỗi ngày lễ, hoạt động của nhà trường khi cùng có tâm, cùng suy nghĩ lo cho mỗi con trẻ thì sẽ có những lễ hội vui ý nghĩa, đồng thời sẽ gắn kết thầy cô, phụ huynh và học sinh.
Theo Tuoitre
Khuyến khích không chấm điểm học sinh lớp 1: Xóa áp lực khi đến trường Bắt đầu từ năm học 2013 - 2014, Bộ GD-ĐT khuyến khích giáo viên lớp 1 chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh. Từ năm học này, giáo viên sẽ không chấm điểm học sinh lớp 1 mà thay bằng nhận xét - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Ngoài ra, Bộ nhấn mạnh tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các...