Những hoa quả trị bệnh khó nói
Hoa quả là thực phẩm quan trọng bởi tác dụng sức khỏe toàn cơ thể, vẻ đẹp và cả vai trò giảm cân. Nếu biết ăn và chế biến thì hoa quả còn có thể là thuốc trị các bệnh phụ khoa và sinh sản.
Quả vải
Dùng 15- 20 hạt quả vải, sau khi xay nhỏ thêm nước vào sắc lên uống, có thể chữa trị đau sưng tinh hoàn.
Hạt sen
Lấy 15g hạt sen tươi, nấu nước uống, ăn cùng với cả hạt sen liên tục trong 2 ngày, chữa trị di mộng tinh.
Cũng có thể lấy 10g hạt sen (bao gồm cả nhân sen trong) để vào trên mặt nồi cơm hấp chín rồi nhai ăn, hai lần/ ngày.
Video đang HOT
Nho
Lấy 250g nho tươi, sau khi xay nhỏ vỏ và hạt, thêm một lượng nước sôi thích hợp để uống, uống 1-2 lần/ ngày, có thể chữa trị viêm tiền liệt tuyến và viêm đường tiết niệu, nước tiểu ít.
Quả kiwi
50g kiwi tươi, xay nhuyễn thêm vào 250ml nước sôi (khoảng 1 cốc trà), quấy đều và uống, có thể chữa trị đi tiểu đau nhức sau khi bị viêm tiền liệt tuyến.
Xoài
Lấy 10g hạt xoài, sau khi xay nhỏ nấu nước uống, ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 2 tuần, có thể chữa trị đau sưng và viêm tinh hoàn.
Đu đủ
Dùng 250g đu đủ, cắt thành miếng sau đó cho thêm 1.000g rượu gạo hoặc rượu trắng nhẹ, ngâm 2 tuần rồi lấy ra uống, mỗi lần uống 15ml, ngày uống 2 lần, uống liên tục 2 tuần, có thể chữa trị thận hư, chứng “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền”.
Táo đỏ
Táo đỏ có công hiệu ích máu mạnh khỏe tinh thần, thường xuyên ăn có tác dụng bổ máu, có thành quả thực liệu rất tốt đối với người hay bị xuất tinh sớm và bất lực.
Hạch đào
Hàng ngày ăn 2 đến 4 quả, có được tác dụng khỏe thận bổ máu, còn có thể giúp chữa trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, đồng thời trì hoãn lão hóa.
Theo dantri
Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiễm nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng.
Viêm âm đạo do nấm Candida: Vì sao hay tái phát?
Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng, nhiều trường hợp dễ tái diễn phức tạp đòi hỏi thầy thuốc cần có sự hiểu biết để có thể sử dụng thuốc một cách tinh tế, thích hợp cho từng nguyên nhân cũng như tư vấn để giúp bệnh nhân biết cách phòng ngừa.
Bệnh viêm âm hộ - âm đạo do nấm được phân loại như sau:
Loại không phức tạp, không thường xuyên xảy ra và loại từ nhẹ đến trung bình, có thể do nấm Candida albicans và ở những phụ nữ không có tổn thương về chức năng miễn dịch.
Loại phức tạp, dễ tái diễn hoặc nặng hoặc không do nấm Albicans hoặc ở phụ nữ có chức năng miễn dịch bị tổn thương.
Điều trị các thể viêm âm hộ - âm đạo do nấm:
Viêm âm hộ - âm đạo tái diễn:
Khi có từ 4 đợt viêm trong 1 năm.
Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 10 ngày (clotrimazole hay miconazole) hoặc fluconazole uống, gồm 3 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày (ngày 1, 4 và 7). Liều duy trì: fluconazole mỗi tuần, trong 6 tháng.
Viên nang boric acid: Có thể dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm tái diễn và khó chữa. Viên nang đặt âm đạo hàng ngày cho đến khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính (10 - 14 ngày). Không dùng cho trẻ em. Với nhiễm nấm âm đạo tái diễn, lúc đầu điều trị duy trì bằng thuốc đặt tại chỗ cách nhật, sau đó giảm liều, mỗi tuần chỉ 2 lần.
Có nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau, cần sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Viêm âm hộ - âm đạo nặng:
Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 14 ngày với nhóm thuốc có azole: butoconazole, clotrimazole, miconazole hay terconazole hoặc fluconazole uống, sau 72 giờ uống thêm 1 liều nữa. Cũng có thể dùng thêm mỡ nystatin hay mỡ steroid liều thấp.
Viêm âm hộ - âm đạo không do nấm Albican:
Liệu pháp không có fluconazole trong 7 - 14 ngày. Dùng viên nang chứa boric acid đặt âm đạo, 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
Viêm âm hộ - âm đạo ở bệnh nhân có hệ miễn dịch kém:
Liệu pháp tại chỗ 7 - 14 ngày.
Viêm âm hộ - âm đạo ở phụ nữ có thai:
Thuốc đặt tại chỗ 7 ngày. Chống chỉ định dùng fluconazole.
Ticonazole thuốc kháng nấm phổ rộng. Thuốc mỡ 6,5%, đưa vào âm đạo 1 lần. Không dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, hỗ trợ điều trị bằng:
Chế độ ăn: Bổ sung acidophillus (một loại men có trong sữa chua) có thể giúp phòng ngừa viêm âm đạo, nhất là khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
Lối sống: Kiêng quan hệ tình dục và không thụt rửa âm đạo cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Quan hệ tình dục có bảo vệ (dùng bao cao su) cho đến khi khỏi hẳn.
BS. Xuân Anh
Theo SKĐS
5 bài thuốc trị viêm mũi Viêm mũi teo còn gọi là viêm mũi thối hoặc trĩ mũi, Đông y gọi là "tị cả" (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mãn tính đặc thù tiến triển chậm. Thường xảy ra nhiều ở nữ giới, triệu chứng tăng nặng trong thời kỳ có thai hoặc kinh nguyệt. Đặc điểm của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại,...