Những điều quan trọng cần biết khi ăn trứng
Trứng là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh. Ăn trứng có lợi cho cơ thể vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, trứng bị coi là “xấu” vì lòng đỏ có hàm lượng cholesterol cao. Trong thực tế, một quả trứng có kích thước trung bình chứa 186mg cholesterol, chiếm 62% lượng cholesterol mỗi người cần tiêu thụ hàng ngày.
Cơ thể điều tiết mức cholesterol như thế nào?
Nhiều người tin rằng cholesterol có tác động tiêu cực cho sức khỏe vì nó có thể làm tăng cơn đau tim và chết sớm. Nhưng sự thật thì cholesterol là một phần rất quan trọng của cơ thể. Nó là một phần thiết yếu của tất cả các màng tế bào. Nó cũng được sử dụng để sản xuất kích thích tố steroid như testosterone, estrogen và cortisol.
Nếu không có cholesterol, chúng ta thậm chí không tồn tại. Và cơ thể luôn cố gắng đảm bảo đủ lượng cholesterol trong cơ thể. Gan cũng có thể sản xuất cholesterol, vì vậy, bổ sung cholesterol từ chế độ ăn uống không phải luôn luôn là cách duy nhất. Nhưng khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol, gan bắt đầu sản xuất ít cholesterol hơn.
Vì vậy, tổng số lượng cholesterol trong cơ thể chỉ thay đổi rất ít (nếu có), nó chỉ đến từ chế độ ăn uống thay vì từ gan. Khi chúng ta ăn rất nhiều trứng (chứa cholesterol), gan sản xuất ít hơn để thay thế.
Ảnh minh họa
Những gì xảy ra khi ăn vài quả trứng mỗi ngày?
Trong nhiều thập kỷ, con người đã được khuyên nên hạn chế tiêu thụ trứng, hoặc ít nhất là nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng (lòng trắng trứng chủ yếu là protein và ít cholesterol).
Khuyến nghị phổ biến là nên tiêu thụ tối đa 2-6 lòng đỏ trứng/tuần. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ, xuất bản T6/2013 đã cho chúng ta cái nhìn mới về việc ăn trứng.
Trong những nghiên cứu, những người tham gia được chia thành hai nhóm… một nhóm ăn nhiều (1-3) quả trứng mỗi ngày, nhóm còn lại ăn các thực phẩm khác. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo những người này trong vài tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong hầu hết các trường hợp, HDL (cholesterol “tốt”) tăng lên
Video đang HOT
- Lượng LDL (cholesterol “xấu”) thường không thay đổi hoặc tăng nhẹ
- Ăn trứng giàu Omega-3 có thể làm giảm triglyceride máu – triglyceride là một yếu tố nguy cơ quan trọng với sức khỏe
- Nồng độ trong máu của chất chống oxy hóa carotenoid như Lutein và Zeaxanthine tăng đáng kể
Có vẻ như phản ứng của cơ thể đối với việc tiêu thụ trứng phụ thuộc vào từng cá nhân.
Trong 70% số người ăn trứng không thấy hiện tượng tăng LDL, 30% còn lại có sự tăng nhẹ và không có tác động đến bệnh tim.
Mối quan hệ giữa trứng và bệnh tim
Nhiều nghiên cứu đã xem xét sự liên quan giữa mức tiêu thụ trứng và nguy cơbệnh tim. Trong các nghiên cứu như thế này, những nhóm người tham gia nghiên cứu được theo dõi trong nhiều năm.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để biết liệu thói quen nhất định (như chế độ ăn uống, hút thuốc hoặc tập thể dục) có liên quan đến hoặc là một nguy cơ làm giảm hoặc tăng một số bệnh hay không.
Hầu hết các nghiên cứu đều nhất quán cho thấy những người bị tiểu đường ăn toàn bộ quả trứng có nhiều khả năng phát triển bệnh tim, thậm chí còn có thể có nguy cơ giảm đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người ăn trứng không có nguy cơ gia tăng bệnh tim, nhưng một số nghiên cứu cho rằng những người bị bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ khi ăn nhiều trứng.
Ảnh minh họa
Những lợi ích sức khỏe khác của trứng
Trứng cũng chứa các chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
- Hàm lượng Lutein và Zeaxanthine cao. Đây được coi là 2 chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
- Hàm lượng Choline cao – một chất dinh dưỡng cho não mà hơn 90% người dân đang thiếu.
- Hàm lượng protein chất lượng cao, từ đó cung cấp nhiều lợi ích – bao gồm tăng khối lượng cơ và sức khỏe của xương tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn trứng làm tăng cảm giác no và giúp bạn giảm béo.
Theo VNE
7 điều không nên làm ngay sau khi ăn trứng
Trứng là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt và phong phú. Tuy nhiên có một số điều không nên thực hiện ngay sau khi ăn trứng để tránh những tổn hại cho sức khỏe.
1. Không ăn đường
Không nên chế biến trứng cùng với bột ngọt (mỳ chính) là điều mà chắc hẳn rất nhiều người đã biết. Nhưng có thể nhiều chị em không biết rằng trứng không nên nấu chín cùng với đường hoặc không dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Ở nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu. Trong thực tế, điều này sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng tiếp hợp với lysine. Chất này khó hấp thu bởi cơ thể, như thế sẽ tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.
2. Không ăn quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1 - 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa. Khi đó cần uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn, bạn cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm. Sau đó bạn vẫn cần phải uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể.
3. Không uống sữa đậu nành
Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành. Trẻ cũng thường uống sữa sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.
Trong thực tế, sưa đâu nanh có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất... có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành con chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Nêu ăn trưng cung vơi uông sưa đâu nanh thi protein trong trưng co thê kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành lam cho qua trinh phân hủy protein bị cản trở va làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng, nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Không ăn thịt rùa
Khi ăn trứng có rất nhiều điều cấm kỵ mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ví dụ như ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.
6. Không uống các loại thuốc chống viêm
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng.
Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa.
7. Không uống trà
Người dân Việt Nam thường có thói quen uống chè đặc sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Theo VNE
9 quan niệm sai lầm khi ăn trứng Trứng là một món ngon, bổ dưỡng và rất dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách sẽ gây hiệu quả trái ngược, thậm chí có hại cho sức khỏe. Dưới đây là 9 quan niệm sai lầm khi chế biến món ăn từ trứng mà bạn nên tránh. 1.Cho đường vào trứng Cách làm này khiến protein...