Những điều mẹ nên biết khi cho trẻ ngủ chung
Trẻ sẽ rất dễ bị đột tử khi ngủ cùng bố mẹ trong tình trạng men rượu hoặc sử dụng thuốc lá.
Mới đây cái chết thương tâm xảy ra khi ngủ của một bé sơ sinh tại Anh xảy ra đã khiến nhiều người vô cùng đau lòng Cho con ngủ chung, bé 6 tuần chết ngạt. Toà án kết luận cậu bé 6 tháng tuổi chết vì hội chứng đột tử do thiếu oxy khi trẻ ngủ cùng bố mẹ và gọi đây là một “thảm kịch” cần phải cảnh báo tất cả các bậc cha mẹ khi cho con ngủ chung giường và trong tình trạng có hơi men.
Ở Việt Nam, trẻ nhỏ đa phần đều được ngủ chung giường với bố mẹ để tiện chăm sóc cũng như để tăng tình cảm, sự gắn kết. Tuy nhiên để hạn chế các nguy hại đến từ việc trẻ ngủ chung giường, bố mẹ nên lưu ý những điều sau.
1. Nếu ngủ cùng trẻ thì không nên hút thuốc, uống rượu
Các ông bố bà mẹ hút thuốc, uống rượu không nên ngủ cùng giường với trẻ. Mặc dù chưa có nghiên cứu về việc nguyên nhân đích thực là do đâu, nhưng nếu trẻ ngủ cùng với người hút thuốc, uống rượu, trẻ sẽ có nguy cơ bị hội chứng đột quỵ, tắt thở rất cao.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ càng hút thuốc lá, nguy cơ trẻ bị SIDS càng cao. Mẹ hãy bảo vệ con bằng cách để không khí quanh bé sạch và thoáng, đừng để ai hút thuốc gần bé, mẹ cần kiểm tra những nơi cho bé đến, kiểm tra kỹ cả cửa sổ hoặc lỗ thông hơi dẫn tới trẻ.
2. Bố mẹ mệt mỏi, dùng thuốc an thần không nên ngủ cùng trẻ
Lúc bố mẹ mệt mỏi, có sử dụng thuốc an thần hay thuốc ngủ thì không nên ngủ cùng trẻ con. Vì những lúc này bố mẹ bị suy giảm nhận thức và ý thức nên không đủ tỉnh táo để có thể chú ý tới con, hay nguy hại hơn là khi mất đi ý thức bố mẹ có thể vô tình gây hại cho bé như gác tay, chân, trùm chăn đắp làm bé bị ngạt thở.
Lúc bố mẹ mệt mỏi, có sử dụng thuốc an thần hay thuốc ngủ thì không nên ngủ cùng trẻ con (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, việc bố mẹ bị ốm mà ngủ cùng trẻ cũng không tốt vì sẽ rất dễ gây bệnh cho con. Trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên khả năng miễn dịch chưa tốt, do đó khi để bé nằm cạnh nguồn bệnh thì sẽ không tránh khỏi việc nhiễm bệnh.
3. Không nên để đầu bé nằm ngang hàng với đầu người lớn
Khi bé nằm cạnh người lớn, không nên cho đầu của bé nằm ngang hàng với đầu người lớn để tránh thở vào mặt bé. Nên cho đầu bé thấp dưới cằm của người lớn.
4. Tránh để bé nằm ngủ cạnh những người hay ngáy
Tránh cho bé ngủ gần người hay ngủ ngáy, vì những người này sẽ tạo tiếng ồn khiến bé khó ngủ và hơi thở của những người này khá mạnh, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
5. Không nên cho trẻ nằm ngủ cạnh anh/chị
Cả gia đình bố mẹ và 2 con nhỏ có thể ngủ cùng nhau trên một chiếc giường, tuy nhiên phải lưu ý rằng hai đứa trẻ không nằm cạnh và dựa vào nhau. Vì khi ngủ anh/chị lớn hơn có thể sơ ý nằm trở qua trở lại và lăn đến bên trẻ hoặc một cánh tay vươn ra đến miệng hoặc đầu của trẻ.
Video đang HOT
Các anh/ chị trên 2 tuổi trở lên thường hay quay mình và vung đạp chân tay rất nhiều khi ngủ, điều này có nghĩa là trẻ lớn hơn một chút có thể lỡ tay quăng quật tay vào mặt trẻ hoặc đạp chân vào em bé. Ngược lại cũng vậy, cho nên bố mẹ không nên cho trẻ ngủ cạnh anh/chị trên một chiếc giường, người chồng hoặc vợ nằm giữa hai đứa trẻ.
5. Hãy chuẩn bị một chiếc giường rộng rãi và đủ to
Khi cho trẻ ngủ cùng bố mẹ, hãy chuẩn bị một chiếc giường thoải mái, rộng rãi để mọi người đều có thể thoái mái ngủ. Như vậy sẽ giảm được tình trạng chăn của bố mẹ kéo lên cao chèn vào mũi của trẻ làm trẻ ngưng thở, nếu trẻ hay trở mình hay quẫy đạp thì cũng không đạp phải bố mẹ. Với những chiếc giường có kích thước bé, cha mẹ sẽ phải nằm sát vào con, điều này ảnh hưởng đến việc hít thở không khí của trẻ. Nếu giường quá bé ngủ chung với nhau sẽ không thoải mái hoặc không vui vẻ.
6. Cho bé nằm ngửa, tránh nằm sấp
Mẹ nên đặt con nằm ngửa khi ngủ để phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy tới. Nằm ngửa luôn được khuyến cáo là giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh bởi khi bé nằm nghiêng, nguy cơ úp mặt và dẫn tới thiếu dưỡng khí, ngưng thở là điều rất dễ xảy ra.
Nằm ngửa luôn được khuyến cáo là giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh bởi khi bé nằm nghiêng, nguy cơ úp mặt và dẫn tới thiếu dưỡng khí ngưng thở là điều rất dễ xảy ra (ảnh minh họa)
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, khi đã biết lật, bé thường ngủ theo quán tính lật sấp người lại. Tư thế nằm sấp như thế rất dễ chèn ép tim và có khi bé không ngóc đầu dậy hoặc không thể trở mình lại được gây ngạt thở…. Trong trường hợp này, nếu người lớn không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vì thế, với trẻ dưới 12 tháng, nhất là vào ban đêm, bố mẹ cần cẩn trọng khi cho con ngủ. Tốt nhất là mua 2 chiếc gối ôm thật to và nặn tay để chặn 2 bên tay bé, tránh bé lăn đạp và lật úp bụng xuống giường.
7. Chú ý sự an toàn của đệm
Nhiều bà mẹ sử dụng những bộ gối, đệm mềm cho trẻ bất chấp cảnh báo về tăng nguy cơ tử vong. Họ cho rằng sử dụng những bộ gối, đệm mềm giúp trẻ cảm thấy thoái mái hơn và bảo vệ trẻ khỏi bị đau. Song thực tế việc làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Hãy chọn một chiếc đệm có độ cứng vừa phải giúp cho cột sống ở trạng thái co giãn sinh lý bình thường. Nên chọn loại đệm có độ đàn hồi đồng đều để chỗ tiếp xúc với khuỷu tay trẻ không quá lõm. Nếu trẻ ngủ trên chiếc giường có đệm mềm hoặc xung quanh đều là gối và bộ đồ giường mềm, trẻ có thể bị nóng bức hoặc ngưng thở.
Bên cạnh đệm thì việc lựa chọn gối cho trẻ cũng rất quan trọng. Hãy cho trẻ gối đầu bằng khăn mềm cao khoảng 1mm hoặc để bé nằm trên một chiếc nệm vừa đủ êm. Bố mẹ nên nhớ không bao giờ đặt trẻ nằm ngủ trên một cái gối lớn bởi vì trẻ có thể lật úp người xuống từ trên gối hoặc có nguy cơ ngạt thở giữa những giữa những nếp gấp của chiếc gối mềm. Nên chọn loại gối phù hợp để bé có được giấc ngủ ngon
8. Chăn ga gối trên giường phải nhẹ và ít
Nếu bố mẹ ngủ chung giường với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hãy cố gắng ít dùng chăn và chăn phải nhẹ để giảm bớt nguy cơ trẻ bị nóng bức và ngạt thở. Nguy cơ này thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Khi cho trẻ ngủ cùng bố mẹ, bố mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng ngủ của trẻ, đảm bảo trẻ không thể xoay úp xuống dưới hoặc cẩn thận đầu của trẻ có thể bị chăn che đậy làm cho trẻ quá nóng bức hoặc hô hấp khó khăn.
Theo Khampha
Thực phẩm làm hỏng bộ não của con
Trẻ thông minh hay không là do di truyền, do cách dạy dỗ của cha mẹ, phương pháp giáo dục của nhà trường. Vậy nhưng trí não trẻ có được tạo điều kiện để phát triển tốt nhất không, lại phụ thuộc lớn lượng dinh dưỡng mẹ cho bé ăn hàng ngày.
Dưới đây là những đồ ăn có thể "giết chết" trí thông minh của con trẻ.
Xúc xích
Hầu như bé nào cũng thích món khoái khẩu này bởi nó vừa dễ mua, lại tiện lợi. Vì vậy, bạn không nỡ từ chối món này khi dắt con đi chơi ở công viên, siêu thị... Hãy cẩn thận! Có thể bạn chưa biết xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng. Bởi thế, món ăn vặt này không hề có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ra, trong xúc xích có chứa hóa chất, phụ gia, chất bảo quản... sẽ khiến gan của trẻ phải tăng gấp đôi năng suất để có thể đào thải những chất độc này khỏi cơ thể. Hơn nữa, trẻ có thể chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài... nếu ăn xúc xích quá nhiều.
Khoai tây chiên
Không có gì ngạc nhiên khi 8/10 đứa trẻ đều khoái ăn món khoai tây chiên. Tuy nhiên, rắc rối là khoai tây chiên chứa rất nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì. Hơn nữa, trong thành phần món ăn này chứa lượng muối nhiều hơn so với quy định nên khi tiêu thụ quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Kẹo cao su
Trẻ có thể bị viêm dạ dày nếu thường xuyên nhai kẹo cao su? Đúng như vậy. Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể hình thành ra kiểu cắn khít răng không đúng, nước bọt và dịch đầy tiết ra một cách vô ích dẫn đến bệnh viêm dạ dày.
Hơn nữa, các nhà tâm lý nhận ra rằng trẻ thường xuyên nhai kẹo cao su bị giảm trí tuệ, mất khả năng tập trung, kém sắc sảo và tư duy không nhanh nhạy...
Bánh kẹo, đường
Không riêng gì trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều thì về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, làm suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, đồ ngọt sẽ gây cho trẻ kém ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp... khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, tập trung học tập... Đây là lý do tại sao các mẹ thông thái nên tránh cho con ăn quá nhiều bánh kẹo, đường.
Bỏng ngô
Trong quá trình chế biến, bỏng rất dễ bị nhiễm chì, trong khi chì lại là nguyên tố kim loại nặng có hại cho hệ thần kinh, sau khi ngấm vào máu sẽ gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tổn hại đến hệ thống thần kinh. Không những thế còn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của khu thần kinh trung khu não, khiến trí lực của trẻ bị giảm sút.
Quẩy
Lượng chất nhôm chứa trong bánh quẩy tương đối cao, nếu cơ thể trẻ nhỏ hấp thu quá nhiều chất này có thể khiến thần kinh hoạt động chậm, dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút, gây trở ngại cho sự phát triển trí lực.
Cá thu, cá ngừ
Cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.
Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kĩ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.
Mì chính
Mì chính gây hại đối với trí não của trẻ ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Trong thời kì mang thai, nếu người mẹ dùng nhiều mì chính, não của trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí có thể dẫn đến trường hợp bị thiểu năng.Trong vòng 1 tuổi, không nên dùng bột ngọt trong đồ ăn của bé. Ngay cả với những bé lớn hơn, dùng mì chính trong thực đơn cũng là một điều nên tránh.
Nước ngọt
Tại sao không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt? Đây là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh. Sự thật, dù nước ngọt có thể làm dịu cơn khát tức thì nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với trẻ.
Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có gas bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Nếu những chất này được nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư...
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng, trẻ 1-6 tuổi không tiêu thụ quá 4-6 ounce (100-150ml) nước ngọt/ngày. Với trẻ 7-18 tuổi thì giới hạn nước ngọt/ngày là 8-12 ounce
Cá khô, tôm khô
Cá, tôm phơi khô thường rất mặn và chứa một hàm lượng muối "khổng lồ". Ăn mặn chưa bao giờ là tốt cho trẻ. Thiếu máu, thiếu oxi sẽ khiến não bé chậm phát triển hơn các bé ăn nhạt khác, khả năng suy nghĩ cũng vì thế mà thua kém.
Thịt hun khói
Thịt hun khói được làm chín qua một thời gian dài tiếp xúc với khói, vì thế có chỉ số oxy hóa rất cao. Những chất có chứa hàm lượng oxy hóa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đại não, hoặc khiến não sớm bị thoái hóa, giảm trí thông minh ở con người. Mẹ nên thận trọng và hạn chế khi cho bé sử dụng những đồ ăn loại này.
Ăn sáng là tốt nhưng ăn sáng với bánh mì thịt hun khói liên tục thì cũng thành "công cốc".
Theo Megafun
Thực phẩm 'độc quyền' nuôi con chân dài Muốn con cao lớn, mẹ đừng bỏ quên các loại thực phẩm này! Nuôi con chân dài, cao lớn là mong mỏi của bất kì ông bố bà mẹ. Mẹ cần biết rằng chiều cao của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như gen di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật và...