Những điều mẹ bầu cần biết khi được chẩn đoán có ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược hay thai ngôi mông không phải là trường hợp cá biệt, tuy nhiên đây là một dạng bất thường của thai nhi, có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những ca sinh thường nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề do sản phụ có ngôi thai ngược
Bất cứ mẹ bầu nào khi gần đến ngày sinh mà thai vẫn chưa quay đầu hay còn gọi là thai ngược, thai ngôi mông thường sẽ rất lo lắng cho cuộc vượt cạn của mình liệu có được suôn sẻ và thuận lợi như ngôi thai thuận hay không. Ngôi thai ngược hay ngôi mông không phải là trường hợp cá biệt, tuy nhiên đây là một dạng bất thường của thai nhi. Có khoảng 3-4% trong tổng số các ca sinh là có ngôi thai ngược. Trong những trường hợp thai ngược, nếu mẹ bầu không được thăm khám kĩ càng và đưa ra phương pháp sinh nở an toàn thì rất dễ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm sinh lý cho cả mẹ và bé.
Những tư thế ngôi thai ngược (Ảnh minh họa)
Tạp chí The Guardian đưa tin một bà mẹ giấu tên, 30 tuổi ở Scotland đã mất đứa con của mình trong quá trình vượt cạn. Điều đáng nói là người mẹ này mang thai ngôi mông, và sẽ không mất con nếu các y bác sĩ không bắt cô phải tự rặn sinh mà đồng ý cho sinh mổ. Cô vừa bị vỡ ối và cổ tử cung mới mở 3cm nhưng vị bác sĩ sản khoa 41 tuổi đã hướng dẫn người mẹ cố rặn sinh, còn bác sĩ thì cố gắng kéo chân của em bé ra. Tuy nhiên do dây rốn của bé bị mắc lại, cùng với cổ tử cung chưa mở hết và sự non nớt của thai nhi nên đã gây ra hậu quả là đầu và thân của bé bị tách rời. Người mẹ còn phải chịu thêm đau đớn phẫu thuật để đưa nốt phần đầu em bé ra ngoài.
Đáng tiếc đây lại không phải là trường hợp duy nhất trong lịch sử sản khoa. Một người mẹ cũng có ngôi thai ngược ở Brazil đã cố sinh thường, nhưng hậu quả là suy thai, vai của em bé bị mắc kẹt trong cổ tử cung không thể đưa được ra ngoài. Một trường hợp khác ở Mỹ, thai nhi đã bị chấn thương gãy xương nghiêm trọng trong khi bác sĩ cố đưa bé ra khỏi người mẹ trong ca sinh thường với ngôi thai ngược.
Luật sư Charles Garside của Hội đồng Y khoa Mỹ lập luận: “ Đó là những quyết định sai lầm của đội ngũ y bác sĩ. Họ không nên để thai phụ sinh thường trong những tình huống nguy hiểm như vậy.“
Nhiều trường hợp sinh thường với ngôi thai ngược đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược và biện pháp phòng ngừa
Video đang HOT
Đối với những trường hợp thai phụ được chẩn đoán mang thai ngôi ngược, cổ tử cung chưa mở đủ để có thể sinh thường thì phương pháp sinh mổ sẽ là quyết định an toàn nhất cho mẹ và bé. Chỉ cần đưa ra sự lựa chọn sai lầm có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của trẻ và để lại sang chấn tâm lý nặng nề cho người mẹ.
Thai ngôi ngược không phải hiếm gặp hiện nay. Một số nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược có thể kể đến như:
Người mẹ không quá lo lắng khi mang thai ngôi ngược và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp thích hợp và an toàn nhất (Ảnh minh họa)
- Người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước đó.
- Người mẹ mang đa thai.
- Các bà mẹ có tiền sử sinh non.
- Sinh non khi thai chưa kịp quay đầu.
- Tử cung có quá nhiều ối làm cho thai xoay chuyển quá nhiều hoặc quá ít nước ối gây cản trở sự xoay chuyển của thai nhi thành ngôi đầu thuận.
- Người mẹ có tử cung hình dạng bất thường hoặc có các biến chứng khác như u xơ tử cung.
- Nhau tiền đạo.
Trên thực tế, điều khác biệt cơ bản giữa ngôi thai ngược với ngôi thai thuận chỉ là phần đầu em bé quay lên trên ở trong tử cung thay vì hướng xuống phía dưới cửa mình của người mẹ. Tuy nhiên, nguy hiểm thực sự sẽ xảy ra trong quá trình sinh nở bởi khi thai nhi nằm ngược, nguy cơ bé bị mắc kẹt trong cổ tử cung và dây rốn có thể bị quấn lại hoặc đứt sớm rất dễ xảy ra. Vì vậy để ngăn ngừa nguy cơ tử vong cho thai nhi thì sinh mổ vẫn được xem là biện pháp an toàn nhất. Phương pháp này cũng được Tạp chí Sản-Phụ khoa của Anh (British Journal of Obstetrics and Gynecology) công nhận và khuyến cáo tới người phụ nữ khi được chẩn đoán có ngôi thai ngược.
Xoay ngôi thai là một thủ thuật bác sĩ dùng tay xoay ngôi thai từ bên ngoài thành bụng về vị trí thuận (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, người mẹ cũng không nên quá lo lắng khi có ngôi thai ngược. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tham khảo một số biện pháp giúp ngôi thai quay đầu về vị trí thuận như sau:
- Xoay ngôi thai: Đây một thủ thuật các bác sĩ sẽ cố gắng dùng tay nắn và tạo lực tác động từ bên ngoài thành bụng của mẹ để làm cho em bé xoay lại và vào đúng vị trí ngôi đầu.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp xoay ngôi thai như bơi lội, nằm chống chân lên cao, phương pháp nóng-lạnh…
Để phòng ngừa ngôi thai ngược, người mẹ cần lưu ý có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để không bị rơi vào trường hợp đa ối hay ít ối. Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức khỏe và phòng tránh các yêu tố nguy cơ gây sinh non trước khi thai kịp quay đầu.
Nguồn: Guardian, HuffPost, Healthline
Theo Helino
Những trường hợp mẹ bầu tuyệt đối không nên uống sữa
Sữa rất tốt cho mẹ bầu, và hầu hết mẹ bầu nào cũng uống sữa dù thích hay không vì nghĩ rằng sữa tốt thai nhi. Tuy nhiên, có một số trường hợp các mẹ tuyệt đối nên tránh xa loại thực phẩm này.
Sữa bầu hay sữa tươi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mẹ bầu thường được khuyên bổ sung trong thai kỳ để mẹ khỏe, con phát triển tốt. Vậy nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên uống sữa, đặc biệt nếu rơi vào những trường hợp dưới đây, mẹ uống sữa còn khiến "phản tác dụng".
Bà bầu bị viêm thực quản trào ngược
Theo các chuyên gia, chất béo có trong sữa có thể dẫn đến việc áp lực cơ thắt thực quản thấp hơn áp lực co bóp của dạ dày, từ đó khiến chứng viêm thực quản trào ngược chuyển biển nặng hơn.
Bà bầu bị loét đường tiêu hóa
Ở một mức độ nhất định, sữa có thể giảm bớt sự kích thích của axit dạ dày trên bề mặt vết loét. Tuy nhiên, uống sữa thường xuyên sẽ kích thích tiết axit dạ dày và ruột khiến bệnh nặng hơn.
Người mang thai bị thiếu máu do thiếu hụt sắt
Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, bà bầu sẽ bị thiếu máu. Lúc này,bà bầucần uống viên sắt hoặc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, những mẹ bầu thuộc nhóm này mà uống sữa, thì canxi trong sữa và sắt sẽ kết hợp với nhau tạo thành muối không hòa tan, khiến cơ thể không thể hấp thụ sắt.
Theo các bác sĩ Sản khoa, nếu không uống được sữa bầu thì các bà bầu vẫn có thể thay thế sữa bằng một số thực phẩm quen thuộc có đủ vitamin A, D, canxi, acid folic cho mẹ và bé. Và đây là những gợi ý:
Sữa chua: Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua tương đương với sữa bầu, thậm chí chúng còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ phòng tránh được bệnh táo bón, thừa cân trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày để bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sữa đậu nành: Trong sữa đậu nành có rất nhiều canxi cần thiết để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ sử dụng sữa đậu nành để thay thế sữa bầu thì nhớ bổ sung thêm một số thực phẩm có chứa axít folic, sắt, vitamin C, D.
Hải sản: Nếu muốn bổ sung canxi, Omega-3 cho bé bà bầu cũng có thể ăn thêm hải sản như tôm, cá biển, ngao, sò, ốc,... Tuy nhiên phải nhớ dị ứng thì tránh xa và phải ăn khi đã được chế biến kỹ lưỡng nhé!
Theo 2sao.vn
7 dấu hiệu VÀNG chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, các mẹ bầu không còn phải lo lắng Nếu có những dấu hiệu này, bạn cứ an tâm mà tình dưỡng bởi vì thai nhi đang rất phát triển và lớn lên từng ngày trong bụng mẹ. Mẹ bị ốm nghén Ốm nghén thường "nặng" nhất vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây cũng là khoảng thời gian có tỉ lệ sảy thai cao nhất nên các mẹ bầu tuyệt...