Những điều kỳ lạ về loài khỉ mặt chó
Khỉ mặt chó là một loài linh trưởng thuộc họ khỉ cựu thế giới. Trước đây, chúng được xếp cùng chi với khỉ đầu chó (Papio) bởi ngoại hình giống, tuy nhiên sau này đã được tách ra.
Khỉ mặt chó sống chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới ở miền Nam các quốc gia châu Phi như Cameroon, Congo, Gabon.
Chúng sở hữu mặt với khuôn hàm dài, có một đường sọc đỏ ở giữa, hai bên đó là đường ria màu xanh.
Khỉ mặt chó thường sống thành các nhóm rất lớn, lên tới hàng trăm cá thể, con số trung bình là khoảng 600-800 cá thể.
Khỉ mặt chó là một trong những loài có tỷ lệ “lựa chọn giới tính” cao nhất thế giới, đó là những khác biệt giữa con cái và con đực về hình dáng, màu sắc… (chủ yếu là để cạnh tranh với bạn tình).
Khỉ mặt chó thường sinh sản hai năm một lần. Trong quá trình sinh sản, cá thể đực sẽ theo dõi và bảo vệ cho con cái.
Video đang HOT
Hàm răng sắc lẹm của loài động vật hoang dã đáng sợ.
Khỉ mặt chó có thể đạt cân nặng tới 35kg.
Khỉ mặt chó là động vật ăn tạp, chúng thường ăn thực vật như lá cây bạch đàn, nấm… Tuy nhiên, chúng cũng ăn những loài động vật không xương sống như kiến, bọ cánh cứng, mối, dế, nhện, ốc sên và bọ cạp thậm chí có trường hợp ăn thịt chim, rùa, ếch, chuột…
Loài khỉ mặt chó là một loài động vật hoang dã hiền lành nhưng đang trên bờ vực tuyệt chủng.
Top những sinh vật 'sống lâu trăm tuổi' trên thế giới, vị trí số 1 gây bất ngờ khi bất tử?
Nhiều loài sinh vật trên trái đất có thể bất tử và sống trường tồn với năm tháng nếu như môi trường xung quanh chúng không bị ảnh hưởng xấu.
Hydra - có khả năng bất tử
Hydra là sinh vật ở vị trí số một khi là nhóm động vật không xương sống, chúng có kích thước rất nhỏ và thân mềm. Cấu tạo của chúng chủ yếu từ tế bào gốc và liên tục tái tạo thông qua nhân bản, chúng không hề để lộ dấu hiệu thoái hóa do tuổi tác và thời gian, có thể coi chúng bất tử trong một không gian môi trường phù hợp và an toàn.
Ảnh minh họa.
"Giống như sứa Turritopsis dohrnii, nhờ loại bỏ được cơ chế lão hóa nên Hydra cũng có khả năng sinh trưởng không giới hạn để "sánh ngang cùng nhật nguyệt" - tạp chí Live Science viết.
Sứa Turritopsis dohrnii - có khả năng bất tử
Turritopsis dohrnii còn được gọi với cái tên khác là sứa bất tử, chúng có thể sống mãi mãi nếu không bị tác động xấu từ những thứ xung quanh. Sứa Turritopsis dohrnii trưởng thành đặc biệt ở dạng chúng có thể chuyển về polyp nếu đói hoặc thương tổn, sau đó chúng sẽ quay trở lại trạng thái sứa.
Loài sứa này có thể lặp lại phương thức đảo ngược vòng đời, vậy nên chúng sẽ bất tử.
Bọt biển - hơn 10.000 năm tuổi
Các nhà khoa học cho biết bọt biển có thể "sống lâu cùng trời đất" khi một nghiên cứu năm 2012 khẳng định một miếng bọt biển thủy tinh thuộc họ Monorhaphis chuni có tuổi thọ khoảng 11.000 năm tuổi.
Bọt biển là động vật thuộc ngành thân lỗ, có cấu tạo đơn giản không bao gồm hệ thần kinh, tiêu hóa và tuần hoàn. Thay vào đó, các cá thể này chỉ duy trì một dòng chảy liên tục qua cơ thể để lấy thức ăn, oxy cũng như loại bỏ chất thải.
San hô đen - hơn 4.000 năm tuổi
San hô trông giống như những tảng đá nhưng thực chất chúng lại là thực vật. Các Các polyp này liên tục nhân lên và tự thay thế bằng cách tạo ra một bản sao giống hệt nhau chứ không phải một sinh vật duy nhất.
Một báo cáo khoa học năm 2009 cho thấy mẫu san hô đen ở ngoài khơi vùng biển Hawaii có tuổi thọ lên tới 4.265 năm tuổi.
Ngao đại dương - hơn 500 năm tuổi
Theo Bảo tàng Quốc gia Xứ Wales, một cá thể ngao được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Iceland vào năm 2006 được cho là đã sống tới 507 năm.
"Ở vùng nước lạnh xung quanh Iceland, ngao đại dương có quá trình trao đổi chất chậm hơn và do đó phát triển chậm khiến chúng sống lâu tới hơn 500 năm tuổi", theo tạp chí Live Science.
Giun ống - hơn 300 tuổi
Giun ống (Escarpia laminata) là động vật không xương và chúng thường sinh sống dưới đáy đại dương. Tuổi thọ của chúng thực sự đáng kinh ngạc khi có thể sống tới 300 năm trong môi trường lạnh giá dưới đáy biển.
Cá mập Greenland - trên 272 tuổi
Loài cá mập này sống dưới đáy biển Bắc Cực và Bắc Đại Tây Dương, chúng có tuổi thọ ít nhất 272 tuổi theo một nghiên cứu khoa học vào năm 2016.
Trai ngọc nước ngọt - hơn 250 tuổi
Đây là loài nhuyễn thể lưỡng cư, chủ yếu sống tại sông suối và có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Chúng có tuổi thọ cao nhờ khả năng trao đổi chất thấp. Trai ngọc nước ngọt cũng là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Kỳ lạ về loài cây 500 tuổi với tên gọi ' máu rồng' Loài cây có tên khoa học Dracaena Cinnabari, là biểu tượng của quần đảo Socotra. Nhựa của loài cây màu đỏ nên gọi là 'máu rồng', dùng làm thuốc và mỹ phẩm... Cây máu rồng hay còn gọi là long huyết, là một trong những loài cây kỳ lạ nhất thế giới Huyết rồng mọc trên hòn đảo Socotra, là hòn đảo lớn...