Những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được, đặc biệt người mắc ung thư vú, viêm dạ dày, bị gout cần tuyệt đối tránh xa.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), sữa đậu nành là chế phẩm lành tính nhưng khi sử dụng, bạn cần “nằm lòng” những kiêng kỵ dưới đây:
Thứ nhất: Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Thứ hai: Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Đường đỏ chứa nhiều axit hữu cơ kết hợp protein, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Thứ ba: Không uống sữa cùng lúc ăn trứng
Video đang HOT
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, dùng riêng có giá trị bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng lại không tốt cho sức khỏe. Trong sữa đậu nành có chất trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe nhưng có một số kiêng kỵ khi sử dụng. Ảnh: Freepik.
Thứ tư, không uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Thứ năm, không chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước. Nhưng nhiệt độ bên trong phích không thích hợp cho sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
Thứ sáu, những người kiêng sữa đậu nành
Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính hàn. Những người mắc ung thư vú, viêm dạ dày, thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh gout, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… không nên uống sữa đậu nành vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh cần nói không với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, bạn tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành, nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Người đang thiếu kẽm không uống sữa đậu nành.
Nếu thấy các dấu hiệu này, nên ngưng ăn đậu nành
Đậu nành là loại thực vật phổ biến và rất có lợi cho sức khỏe. Chúng được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, từ sữa đậu nành, đậu hũ đến đậu nành rang.
Thế nhưng, một số người cần tránh dùng đậu nành vì bị dị ứng.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xếp đậu nành là 1 trong 8 loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất. 8 loại này gồm đậu phộng, đậu nành, sữa, trứng, lúa mì, cá, động vật có vỏ và các loại quả hạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Khi thấy các triệu chứng dị ứng thì người mắc cần ngưng tiêu thụ các sản phẩm làm từ đậu nành ngay lập tức. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng với một loại protein trong thực phẩm cụ thể nào đó. Protein này vô hại với người bình thường nhưng với người bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhận diện chúng là tác nhân gây hại và tấn công, gây nên phản ứng dị ứng.
Khi thấy các triệu chứng dị ứng, người mắc cần ngưng sử dụng đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành ngay lập tức. Một số triệu chứng dị ứng đậu nành thường gặp là nổi mề đay, phát ban, phù mạch, da bị sưng và ngứa. Các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, hen suyễn, chảy nước mũi, nghẹt mũi hay sưng thanh quản cũng có thể xuất hiện.
Các triệu chứng dị ứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và ngứa miệng. Hầu hết các triệu chứng dị ứng đậu nành là nhẹ.
Người bị dị ứng cần tránh các món có thành phần là đậu nành. Các món này thường gặp là sữa đậu nành, tàu hủ, nước tương, các sản phẩm làm từ đậu nành để thay thế sữa như pho mát, kem đậu nành, nước hầm nấu từ đậu nành và các các loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc là protein đậu nành.
Dù đã cố gắng loại bỏ các món có đậu nành trong chế độ ăn nhưng thỉnh thoảng người bị dị ứng vẫn ăn phải một số món có thành phần đậu nành mà không biết. Khi đó, các triệu chứng thường là nhẹ đến trung bình như ngứa hay nổi mề đay.
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine, có tác dụng ngăn cơ thể tiết ra hóa chất gây viêm. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng đậu nành có thể được điều trị bằng thuốc tiêm adrenaline, theo Healthline.
8 loại rau củ giàu sắt ngang ngửa thịt cá Chúng ta thường nghĩ rằng chất sắt chủ yếu được cung cấp từ thịt, trứng, và cá. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, đặc biệt đối với những người ăn chay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại rau củ cũng cung cấp một lượng sắt đáng kể, thậm chí vượt trội hơn cả thịt cá. Cải thìa là...