Những điều đơn giản giúp đánh bại tiểu đường
Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và ăn uống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn ngăn chặn và chiến thắng căn bệnh đang là mối lo của nhiều người.
Theo VNE
Điều chị em nên biết về chửa trứng và ung thư nhau thai
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau và khá điển hình, đó là: chảy máu âm đạo, ra dịch, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn...
Vợ chồng tôi kết hôn muộn (35 tuổi tôi mới cưới, chồng tôi 40 tuổi), sau đó 2 năm tôi mới có thai. Hiện tại tôi mang thai được 6 tuần nhưng hôm trước đi khám, bác sĩ nói tôi có dấu hiệu chửa trứng chứ không phải mang thai bình thường. Mặc dù bác sĩ cũng khuyên nên chờ một vài tuần nữa để kiểm tra cho chắc chắn nhưng tôi cảm thấy vô cùng lo lắng.
Video đang HOT
Tôi nghe nói, chửa trứng rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư nhau thai vì có biểu hiện giống nhau. Tôi sợ trong trường hợp bác sĩ kết luận nhầm, tôi bị ung thư nhau thai chứ không phải chửa trứng thì sẽ nguy hiểm lắm.
Mong bác sĩ giúp tôi hiểu hơn về 2 trường hợp này và cho tôi lời khuyên phải làm thế nào bây giờ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Huyền)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Huyền thân mến,
Nếu như trước đây, người phụ nữ ít có khái niệm về chửa trứng thì ngày nay, cụm từ này đã trở nên phổ biến vì chị em đã có ý thức tìm hiểu nhiều hơn về sức khỏe sinh sản, mang thai của mình khi muốn hoặc đang có em bé. Tuy nhiên, tác hại của chửa trứng đối với sức khỏe sinh sản, hay biến chứng thành ung thư nhau thai của chửa trứng thì không phải chị em nào cũng biết.
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau. Ảnh minh họa
Chửa trứng là trường hợp trong dạ con có nhiều nang trông như các quả trứng, hoặc chùm nho. Đó là do các lông nhau thai sản sinh quá mức và căng phồng, không kiểm soát được. Nguyên nhân gây ra chửa trứng có thể là do bất thường ở bộ nhiễm sắc thể trong quá trình thụ tinh. Khoảng 90% trường hợp thai trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ và dễ gặp ở những phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Ngoài ra, những nguyên nhân như sai sót ở trứng, bất thường ở dạ con, thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic... dễ có nguy cơ bị thai trứng toàn phần.
Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm, vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa. Khoảng 2 - 3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai. Khi đã thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não...
Ung thư nhau thai co nguôn gôc tư sư đôt biên gen cua nhưng tê bao nuôi, môt thanh phân trong sô nhưng tê bao chiu trach nhiêm hinh thanh cac tô chưc co nhiêm vu nuôi dương bao thai (banh nhau, cuông rôn...). Tuy nhiên, nhưng nguyên nhân cua sư đôt biên vân chưa đươc ro. Nhưng phu nư co tiên căn san khoa bât thương trươc đo thường có nguy cơ bị ung thư nhau thai cao hơn những phụ nữ khác, ví dụ như: thai trưng (chiêm đên 50% cac trương hơp ung thư nhau), sẩy thai tư nhiên (khoang 20%), thai ngoai tư cung (chi 2%)... Tuy nguy hiểm, nhưng ung thư nhau lại la môt trong nhưng loai ung thư nhay vơi hoa tri. Nêu chưa bi di căn, bênh co thê chưa khoi hoan toan.
Chửa trứng và ung thư nhau thai có những biểu hiện giống nhau và khá điển hình, đó là: chảy máu âm đạo, ra dịch, đau bụng dưới, nôn hoặc buồn nôn, chảy dịch đầu vú bất thường, bụng không nhỏ lại sau khi sinh... Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân sẽ dễ bị khó thở, liệt, co giật.
Trong trường hợp của bạn, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đi khám đúng hẹn hoặc khi có dấu hiệu lạ. Bạn nên đến các bệnh viện chuyên sản khoa để khám và được tư vấn cụ thể nhất.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo VNE
Điều cần biết khi cơ thể bị sốt Đau đầu kèm sốt cao có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh viêm màng não. Nếu cơ thể cảm thấy không có đủ nước, nên bổ sung Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sốt. Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường được gọi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể được gọi là sốt khi đạt...