Những điều cơ bản nhất bạn cần biết về căn bệnh ung thư dạ dày hiếm gặp
Người phụ nữ này sống rất lành mạnh, nên khi nhận tin mình bị ung thư dạ dày thì cô không thể tin được. Đáng nói đây lại là dạng ung thư dạ dày hiếm gặp và khả năng chữa khỏi hoàn toàn không cao.
Bệnh dạ dày không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng dường như không ít người vẫn còn chủ quan tới những cơn đau dạ dày bất ngờ và thường tặc lưỡi chịu đựng hoặc bỏ qua. Trong nhiều trường hợp như vậy, tế bào ung thư bắt đầu khởi phát và lan rộng, đến khi nó biểu hiện lâm sàng cụ thể thì lúc đó đã quá muộn. Trong trường hợp của cô Liu (36 tuổi) ở Trung Quốc sau đây là một ví dụ.
Cô Liu là một bà nội trợ thông thường, cô không hút thuốc, không uống rượu, nhìn chung thói quen sinh hoạt rất lành mạnh. Thế nhưng vào cuối năm 2019, cô thường xuyên cảm thấy đau nhói ở bụng, mỗi lần ăn cơm xong cô đều nhận ra bụng của mình to bất thường.
Đau dạ dày nhưng trì hoãn đến bệnh viện, người phụ nữ không ngờ mình đã bị ung thư.
Sau 3 tuần trì hoãn, vào tháng 1 năm 2020, cuối cùng cô cũng quyết định đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ khuyên cô nên sử dụng máy nội soi dạ dày không gây đau. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ cô phát triển ung thư biểu mô tế bào vòng dạ dày. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy các tế bào ung thư phát triển lên cục bộ cùng với sự di căn của các hạch bạch huyết xung quanh. Đây là dấu hiệu của ung thư xơ cứng dạ dày. Bác sĩ đã đề nghị cô phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Ung thư xơ cứng dạ dày là gì
Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá, lần đầu tiên được bác sĩ phẫu thuật người Anh William Brinton phát hiện vào năm 1854. Nó còn được gọi là xơ chai, có tên tiếng Anh là Linitis plastica, một dạng ung thư dạ dày khi toàn bộ dạ dày bị hư hại, trông như một cái chai/lọ bằng da và có xuất huyết. Tình trạng xơ cứng ở đây không chỉ xuất hiện ở mỗi dạ dày mà còn có ở đại tràng và trực tràng.
Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá.
Giai đoạn phát hiện ra ung thư thường là vào giữa hoặc cuối, xảy ra nhiều ở nam giới hơn là phụ nữ. Loại tế bào ung thư này sẽ không phát triển như một khối u, cũng không hình thành các vết loét sâu, nhưng chúng sẽ di căn và xâm nhập vào các lớp của thành dạ dày. Khi thành dạ dày trở nên dày và cứng như bề mặt da, các nếp gấp trên niêm mạc biến mất và khoang dạ dày bị thu hẹp lại, lúc này cơ thể sẽ không thể nạp bất cứ thứ gì vào dạ dày khiến chúng bị sưng lên.
Ở giai đoạn muộn, dạ dày của hầu hết bệnh nhân về cơ bản đã mất chức năng nhu động, giống như túi da, do đó nó còn được gọi là “dạ dày túi da”.
Triệu chứng của ung thư xơ cứng dạ dày
Mặc dù ung thư xơ cứng dạ dày rất nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó không rõ ràng và khó phát hiện sớm. Trong giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân thường không có biểu hiện cụ thể, họ chỉ cảm thấy rằng cơ thể mình nếu chỉ ăn một ít thức ăn thì sẽ nhanh no.
Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở bụng trên, đầy bụng sau khi ăn, chán ăn, buồn nôn hoặc các triệu chứng tương tự như bệnh loét. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như đau bụng tăng, giảm cân và mệt mỏi sẽ xuất hiện.
Thật không may, hầu hết mọi người sẽ chờ đợi cho tới khi không thể chịu đựng được những cơn đau dạ dày, sụt cân không kiểm soát thì mới tới gặp bác sĩ. Vào thời điểm này, ung thư đang ở trong giai đoạn giữa hoặc cuối, thậm chí di căn hạch đã xảy ra. Đây là lý do mà rất ít người phát hiện ra căn bệnh này trong giai đoạn sớm.
Một số những triệu chứng khác có thể thấy như là:
- Đau dạ dày dai dẳng, sưng hạch bạch huyết ở xương đòn, cổ trướng, bụng phình to. Đây là những triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa và cuối.
- Người bị tổn thương ở môn vị, sẽ bị nôn sau vài giờ ăn.
Video đang HOT
- Người bị tổn thương tim có thể gặp chứng khó nuốt và đau sau xương ức.
Ung thư xơ cứng dạ dày được điều trị như thế nào?
Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao. Thời gian sống sót thường không quá 1 năm nếu ở giai đoạn muộn. Hầu hết bệnh nhân đến nhập viện chữa trị đều tử vong trong vòng từ 3 tháng đến nửa năm.
Do đó, một khi chẩn đoán được xác nhận, điều trị phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau khi một phần hoặc toàn bộ dạ dày đã được cắt bỏ, bác sĩ sẽ kết nối dạ dày, ruột và thực quản với nhau, được gọi là “tái tạo đường tiêu hóa”.
Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao.
Nếu tổn thương nguyên phát đã di căn và không thể cắt bỏ, phẫu thuật giảm nhẹ tình trạng nên được tiến hành. Việc bổ sung hóa trị liệu cũng giúp cải thiện tình trạng và làm khối u phát triển chậm hơn. Tất nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể của bệnh nhân mà bác sẽ sẽ đề ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa và phát hiện sớm là ưu tiên hàng đầu đối với căn bệnh này
Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư dạ dày có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, thói quen sống xấu… Những người từng mắc các bệnh như viêm dạ dày teo mạn tính, viêm dạ dày phì đại, polyp dạ dày, loét dạ dày và thiếu máu ác tính thuộc nhóm có nguy cơ cao. Chế độ ăn gồm nhiều muối, đồ ngâm chua, ít ăn trái cây, hút thuốc, uống rượu cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày nói chung.
Đối với các nhóm nguy cơ cao, nên bắt đầu nội soi dạ dày thường xuyên từ tuổi 40.
Phan Hằng
Cách ăn thịt nướng ít độc hại nhất để 'tránh xa' ung thư
Thịt nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt. Thế nhưng theo các bác sĩ, đây cũng là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư. Sau đây là những lưu ý khi ăn món thịt nướng.
Ảnh minh họa: Internet
Sau nhiều trường hợp người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, ruột kết vì trót 'đam mê' món thịt nướng, một số người tỏ vẻ muốn tẩy chay món ăn thơm ngon dễ gây nghiện này.
Không vì lý do ung thư thì món thịt nướng cũng gây hại không ít khi có nhiều người kinh doanh vô lương tâm sử dụng thịt không đảm bảo chất lượng để chế biến bán cho người tiêu dùng.
Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt nướng là món ăn ngon mà nhiều người ưu thích, giàu chất đạm. Tuy nhiên, khi thịt nướng ở nhiệt độ cao, các chất đạm sẽ khó tiêu hơn dẫn đến đầy bụng, có cảm giác ậm ạch sau khi ăn.
"Ở nhiệt độ cao, các chất béo trở thành chất không tốt cho tim mạch. Người ăn nhiều thịt nướng và thường xuyên có thể dẫn tới mỡ máu cao. Một số chất sinh ra khi nướng kết hợp với khói và chất đạm có thể là nguyên nhân tác động xấu dẫn tới một số bệnh (tim mạch, xương khớp), ăn nhiều có thể gây ra ung thư", PGS.BS Nguyễn Thị Lâm nói.
Ảnh minh họa: Internet
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho hay, khi nướng thịt ở nhiệt độ cao sinh ra nhiều sản phẩm hữu cơ cháy dở.
Trong đó, các sản phẩm cháy dở của chất béo tạo ra những chất các bon hóa chưa thành than và sản phẩm cốc hóa dở, những chất hữu cơ giàu các bon ít Hiđro (H2). Trong số những sản phẩm trên có chất gây hại cho cơ thể, có khả năng gây ung thư như: khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon), chất này có thể bám vào thức ăn qua khói bốc lên.
Một phản ứng khác có thể xảy ra giữa mỡ (thịt lợn ba chỉ) và creatine, axit amino có trong protein của thịt, sinh ra nhiều chất độc khác, trong đó có HCA (heterocyclic amine).
Thực tế, nếu bạn không ăn thịt nướng quá thường xuyên thì vẫn có cách để giảm thiểu tác hại của chúng đối với sức khỏe nhờ những biện pháp được các chuyên gia tư vấn như sau:
Không ăn thịt nướng tái
Nhiều người không thích ăn thịt nướng quá chín, cho rằng thịt sẽ dai và mất hương vị của thịt, do vậy thích ăn thịt chín tái. Điều này rất nguy hiểm, ăn thịt tái rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đồng thời còn tiểm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Không ướp quá nhiều gia vị khi nướng thịt
Ướp quá nhiều gia vị, các loại nước sốt vào thịt nướng, không những khiến thịt dễ cháy còn làm tăng lượng muối vào cơ thể. Vì vậy tốt nhất hãy pha nước sốt riêng để chấm thịt, đồng thời còn làm giảm việc sản sinh các chất gây ung thư.
Mặc dù ướp thịt bằng tỏi, rau ngò, phần thịt trái cây và gia vị giàu vitamin E như ớt bột... có thể làm giảm sản sinh lượng HCA khoảng 70% nhưng khi nướng chúng lại dễ cháy nhất. Do vậy bạn hãy lọc lấy nước cốt để để ướp thịt và bỏ phần bã đi.
Không nướng ở nhiệt độ quá cao
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, chỉ nên nướng thịt trên than hồng khi đã hết khói. Nên nướng thịt nhanh ở nhiệt độ vừa phải, không nướng trên nhiệt độ quá cao.
Ảnh minh họa: Internet
Không ăn phần thịt nướng bị cháy hoặc nướng quá khô
Theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Hồng Côn, hiện nay, có rất nhiều thiết bị nướng như: nướng bằng điện, ga, than, cồn, than củi. Trong đó, nướng trên than củi cháy hồng và cồn là hai cách nướng nhiệt độ thấp, ít sinh ra độc tố hơn.
Khi thịt nướng bị cháy nên cắt bỏ phần cháy hoặc không ăn những miếng thịt cháy đó.Thời gian nướng ngắn vừa đủ để thịt chín, vệ sinh dụng cụ nướng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
Chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần
Để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn thịt nướng quá thường xuyên. Theo bác sĩ Lâm, thịt nướng là món ăn ngon miệng nhưng chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tuần, không ăn hàng ngày. Bác sĩ Lâm đưa ra khuyến cáo tốt nhất chỉ nên ăn 1 lần/tuần với lượng khoảng 100g thịt/lần.
Người có tiền sử đau dạ dày không nên ăn thịt nướng vì có thể gây ra chứng khó tiểu. Người già, người có vấn đề mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp... cũng nên hạn chế ăn món này.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn thịt nướng kèm rau quả
Bọc thịt nướng với rau lá xanh có thể làm giảm đáng kể độc tính của chất gây ung thư. Các loại rau xanh hoặc hoa quả tươi như rau sống, cà chua, củ cải trắng, ớt xanh và các loại quả như táo, đào, chanh đều là các đồ ăn có chứa nhiều vitamin C và E.Trong đó hàm lượng vitamin C cao có thể giảm thiểu được các độc tố gây ung thư; còn vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc chống lại quá trình oxy hóa. Cách kết hợp ăn uống này có thể giảm thiểu được những tác hại do món thịt nướng mang lại.
Không ăn thịt nướng quá nóng
Hãy nhớ rằng ăn thức ăn quá nóng sẽ không chỉ làm hỏng màng nhầy trong thực quản mà còn gây bỏng ở miệng, đồng thời kích thích tăng sản niêm mạc, để lại sẹo và viêm. Một số chuyên gia tin rằng sự xuất hiện của một số bệnh ung thư thực quản có thể liên quan trực tiếp đến thức ăn nóng.
Giảm thời gian và nhiệt độ nấu
Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn thịt tái mà chỉ cần đặt miếng thịt sống vào lò vi sóng khoảng 60 - 90 giây trước khi mang nướng để làm giảm thời gian thịt 'nằm trên lửa'. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nếu bạn đang nướng hay chiên áp chảo... hãy cân nhắc giảm nhiệt độ. Việc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính sản sinh HCA và PAH gây ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Không uống nước ngọt có gas khi ăn thịt nướng
Sử dụng đồ uống có gas không những khiến bạn dễ gặp tình trạng tăng cân mà khi kết hợp với thịt nướng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi chất caffeine trong nước ngọt có gas sẽ thúc đẩy sự chuyển động của các ion C sau khi thịt nướng được phân giải.
Hiện tượng này gây ra sự suy thoái chất vôi trong cơ thể, ảnh hưởng đến các tế bào xương. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ dẫn tới các bệnh lý về xương.
Ưu tiên ăn thịt nạc hơn thịt mỡ
Khi nướng thịt bạn nên ưu tiên thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ vì lượng mỡ tan chảy xuống than sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc viện Phòng Chống Ung Thư Hawaii cũng chỉ ra rằng, với những món nướng bạn nên tẩm ướp qua đêm bằng những loại gia vị như tỏi, hành hay nghệ vì như thế chất hóa học HCAs sẽ giảm xuống 50%, nguy cơ ung thư sẽ giảm xuống đáng kể.
Trộn đúng loại dầu ăn
Khi nướng thịt nhiều nạc, người ta thường trộn một ít dầu ăn vào để thịt khỏi bị 'khô'. Nhiều loại dầu ăn thông thường bị biến đổi bởi nhiệt như dầu từ hạt cải và dầu đậu nành. Ở nhiệt độ cao, chúng sẽ biến đổi và tạo ra các hợp chất gây ung thư trong quá trình nấu nướng.
Do vậy, bạn hãy dùng dầu đậu phộng để ướp thịt bởi nó an toàn hơn khi nướng ở nhiệt độ cao.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
"2 ĐAU - 3 HƠN" là dấu hiệu rõ nhất của ung thư dạ dày, chị em cần chủ động đi khám ngay nếu mắc phải Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm đã lấy đi mạng sống của không ít người, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Vậy nên cần nhận biết những dấu hiệu ban đầu để đi khám kịp thời. Bắt nguồn từ những tế bào bị đột biến và phát triển thành khối u ác tính, ung thư dạ dày...