Những điều cần tránh để có giấc ngủ ngon
Giấc ngủ giúp cung cấp năng lượng cho não và tăng cường tập trung, nhận thức và tâm trạng. Tuy nhiên, có rất nhiều người bị rối loạn giấc ngủ gây trở ngại cho chức năng thể chất, tinh thần và tâm lý, theo boldsky.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Sự lo lắng và căng thẳng có thể khiến chúng ta khó ngủ hoặc làm cho vấn đề trầm trọng hơn. Những nguyên nhân gây khó ngủ phổ biến khác bao gồm ngáy ngủ, mộng du và chứng ngủ rũ. Hội chứng chân không yên và nghiến răng là những vấn đề cũng có thể góp phần vào rối loạn giấc ngủ.
Mất ngủ có thể dẫn đến hiệu suất làm việc hoặc học hành kém hơn, gặp nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe. Nó cũng gây ra các rối loạn thần kinh và tâm trạng. Những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ bị mắc bệnh tim, suy tim, nhịp tim không đều, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường và béo phì.
Có một số sai lầm liên quan đến giờ ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà con người hay gặp phải. Vậy hãy tránh những sai lầm dưới đây và chắc chắn bạn sẽ có được một giấc ngủ ngon và thức dậy vào buổi sáng tươi trẻ.
Ngủ trưa lâu. Kéo dài thêm 10 phút vào giờ ngủ trưa sẽ không làm bạn tốt hơn. Thay vào đó, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vì giấc ngủ bị gián đoạn. Đừng đi cho giấc ngủ trưa dài. Hãy ngủ trưa không quá 30 phút, là cách tốt nhất nạp năng lượng cho cơ thể.
Video đang HOT
Ngủ khác giờ. Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và thức dậy vào cùng một thời điểm sẽ giúp bạn đánh bại chứng mất ngủ, mệt mỏi và không can thiệp vào nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên.
Dùng chất kích thích sau giữa ngày. Tránh caffeine, rượu và đường trước khi đi ngủ. Các hóa chất này có thể can thiệp vào quá trình hoạt động bình thường của cơ thể và dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn.
Ngủ trong phòng sáng. Cố gắng loại bỏ lo lắng và căng thẳng trước khi đi ngủ bằng cách ngủ trong phòng tối sẽ tốt hơn phòng sáng.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
5 cách giúp bạn dễ ngủ
Nếu đang tìm kiếm cách đi vào giấc ngủ nhanh thì 5 quy luật đơn giản sau đây có thể giúp bạn, theo Huffingtonpost.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ và nhiệt độ cơ thể sẽ giảm khi ngủ. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của tập thể dục trong việc giúp đỡ bạn thiết lập mô hình giấc ngủ tốt.
Không ăn quá no trước khi ngủ
Trào ngược axit thường xuyên xảy ra và khó tiêu rất phổ biến, đặc biệt là khi bạn ăn trước khi đi ngủ. Ăn một bữa ăn tối sớm và làm dịu dạ dày với trà thảo dược khoảng một giờ trước khi đi ngủ để giúp bạn nhanh chóng "sụp mí" vào giờ ngủ.
Thiết lập lịch trình giấc ngủ
Cơ thể phản ứng tốt hơn nhiều khi quen với việc đi ngủ vào một thời gian nhất định mỗi đêm. Đi ngủ đúng giờ và thức dậy cùng một lúc có ảnh hưởng lớn trong việc tạo ra những thói quen mà cơ thể phản ứng lại. Phá vỡ lịch trình giấc ngủ có thể dẫn đến mất ngủ.
Tránh caffeine vào ban đêm
Không uống đồ uống có chứa caffein sau giữa trưa. Một số người phải cắt bỏ caffeine hoàn toàn để ngủ ngon. Thức uống nhẹ như các loại trà thảo dược có thể trở thành thức uống giúp bạn nhanh chợp mắt vào giờ ngủ.
Cảnh giác với rượu
Rượu có thể làm cho bạn ngủ, nhưng nó cũng thường gây rối loạn giấc ngủ sau đó trong đêm.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Rối loạn giấc ngủ do chất béo Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nutrients cho thấy cánh mày râu, có chế độ ăn uống giàu chất béo, sẽ có nguy cơ cao bị buồn ngủ vào ban ngày, khó ngủ vào ban đêm và ngưng thở khi ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng với con người Ảnh minh họa: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học Adelaide...