Những điều cần biết về biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị
Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị rất dễ xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến vô sinh.
Viêm tinh hoàn do virus quai bị Paramyxovirus gây ra là một trong những biến chứng điển hình thường gặp ở nam giới. Bệnh có thể gây sưng đau và phù nề vùng da bìu, khiến bệnh nhân đau, tiểu tiện buốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị cũng không có thuốc đặc trị, do vậy, việc điều trị chủ yếu tập trung nâng cao sức đề kháng và cải thiện triệu chứng.
1. Nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị
Viêm tuyến nước bọt mang tai, hay còn được biết đến là bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trong và sau độ tuổi dậy thì. Người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh nhưng rất hiếm gặp.
Bệnh nhân mắc quai bị thường có triệu chứng sốt, nhức đầu chán ăn, sưng dữ dội ở các tuyến nước bọt mang tai, gây đau đớn và khó ăn uống. Virus quai bị sau từ 5 đến 10 ngày khởi phát có thể di chuyển xuống tinh hoàn của nam giới, gây nhiễm trùng dẫn đến viêm tinh hoàn. Tỷ lệ nam giới gặp biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị khá cao, chiếm khoảng 20 đến 35% các trường hợp.
Hình ảnh so sánh tinh hoàn bình thường và tinh hoàn bị viêm (Ảnh: Internet)
Bên cạnhviêm tinh hoàn, nam giới còn có thể gặp các biến chứng khác do virus Paramyxovirus gây ra như viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn,…
2. Viêm tinh hoàn sau quai bị có nguy hiểm không?
Thông thường, viêm tinh hoàn do biến chứng của quai bị không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn rất nguy hiểm do virus gây nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng sưng đỏ, đau đớn, làm giảm chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, nhiễm trùng ở tinh hoàn còn có thể phát triển. Bệnh nặng hơn sẽ gây áp xe tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xơ hóa và teo tinh hoàn. Đây chính là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
3. Các phương pháp điều trị bệnh
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh viêm tinh hoàn do virus quai bị Paramyxovirus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, cần sử dụng các biện pháp để giảm triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các loại thuốc thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng khi bị viêm tinh hoàn sau quai bị bao gồm:
- Thuốc giảm đau,
- Thuốc chống viêm,
- Thuốc giảm phù nề.
Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn có thể kết hợp sử dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Chườm lạnh vùng da bị sưng đỏ để làm giảm cảm giác căng, đau nhức ở tinh hoàn.
- Không vận động mạnh, tránh kích thích khiến virus lây lan. Virus có thể dễ dàng lây lan sang mào tinh hoàn, niệu đạo, tuyến tiền liệt gây viêm nhiễm.
- Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cơ chế ức chế virus. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị (Ảnh: Internet)
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục, không thủ dâm trong quá trình điều trị bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng dương vật và tinh hoàn với nước sạch mỗi ngày. Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả tối đa.
- Không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục nhanh chóng.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để tăng cường Vitamin C cho cơ thể.
Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý, một khi đã bị biến chứng không còn khả năng sinh tinh, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để điều trị vô sinh cũng như kịp thời giữ lại những tinh trùng chất lượng.
Virus "nở rộ" lúc nồm ẩm, hãy làm ngay cách này để phòng bệnh
Khó chịu là cảm giác chung của nhiều người khi phải trải qua kiểu thời tiết nồm ẩm của miền Bắc trong những ngày qua. Đây cũng là kiểu thời tiết thuận lợi cho các bệnh lây truyền do virus gia tăng nếu không biết cách phòng tránh.
Tiêm vắc xin với các bệnh đã có vắc xin
TS.BS. Vũ Minh Điền - Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, các bệnh hay gặp phải trong điều kiện thời tiết hiện nay là bệnh viêm đường hô hấp do virus như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella...
Bên cạnh sởi, thủy đậu, thì bệnh cúm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cho hay: "Bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Hiện, thời tiết đang ấm dần nhưng vẫn có những ca cúm rải rác. Vì thế, những người có nguy cơ mắc cúm nặng như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên tiêm vắc xin phòng cúm.
Do virus cúm biến đổi liên tục nên người dân cần tiêm vắc xin cúm định kỳ từ 6 tháng - 1 năm để tạo lá chắc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật".
TS.BS. Vũ Minh Điền chia sẻ về cách phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm hiện nay.
Phòng dịch COVID-19 không quên các bệnh khác
Trong bối cảnh hiện nay vẫn diễn ra dịch COVID-19, BS. Điền lưu ý, chúng ta không nên chỉ mải mê phòng chống dịch COVID-19 mà quên đi phòng các bệnh theo mùa, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh khác, nhất là dịch sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh lưu hành hàng năm.
Theo thống kê, 4 năm 1 lần dịch sẽ bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng. Năm nay đúng với chu kỳ đó nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Điều quan trọng nhất là vệ sinh nơi ở để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn, diệt lăng quăng/bọ gậy, phối hợp tích cực với các đơn vị y tế để phun hóa chất hiệu quả, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh.
Cùng với đó là bệnh tay chân miệng sẽ có nguy cơ bùng phát vào mùa hè tới nếu không có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hiện nay ở TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng đã tăng cao, vì vậy cần thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ...
Ăn uống đủ chất, vệ sinh khử khuẩn
Trước những dịch bệnh nguy hiểm đe doạ tới sức khoẻ và cuộc sống của con người, BS. Điền khuyến cáo: Ngoài việc tiêm vắc xin, mỗi người dân cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phòng bệnh; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Những ngày có nắng, người dân nên mở cửa để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhằm khử khuẩn không khí. Nếu có điều kiện, người dân nên sử dụng máy lọc không khí.
Người dân cũng nên vệ sinh định kì bề mặt, lau nhà bằng thuốc sát khuẩn; vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn... Những thói quen này sẽ giúp hạn chế virus sinh sống trong từng gia đình. Đặc biệt, với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ và người già nên ở trong phòng thoàng khí và có nhiều ánh nắng.
Ảnh minh họa.
Đừng trĩ hoãn việc thăm khám
Thực tế, hầu hết các bệnh virus đều có diễn biến cấp tính (sốt cao đột ngột trong 1-2 ngày đầu, đau đầu, đau mỏi người...), nếu không vệ sinh cơ thể tốt có thể dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí diễn biến nặng hơn.
Vì vậy, khi mắc bệnh, người dân nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp, tránh tự mua thuốc về nhà để điều trị.
Thuốc điều trị bệnh quai bị và những điều cần biết Hiện nay, để điều trị bệnh quai bị thì phương pháp chính vẫn là sử dụng thuốc. Có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh quai bị khác nhau có thể được vận dụng tùy thuộc vào thể bệnh hoặc tình trạng lâm sàng cụ thể của bệnh nhân. Bệnh quai bị là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây nên. Khi...