Những dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần để tinh thần và cơ thể “một mình” để tránh trầm cảm
Đôi khi, việc dành thời gian cho bản thân là một điều rất cần thiết để ngăn chặn các căn bệnh trầm cảm, lo âu…
Theo nhà tâm lý học Herbert Freudenberger, “burnout” (tạm dịch: kiệt quệ) là trạng thái tinh thần, cảm xúc và cơ thể lâm vào trạng thái mệt mỏi tột độ. Nghiêm trọng hơn chỉ “mệt mỏi” bình thường, burnout có thể dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng hơn như trầm cảm, bệnh tim mạch và thậm chí là tiểu đường.
Burnout là trạng thái mà bất kì ai cũng có thể gặp phải, nếu họ bị stress, lo lắng, mệt mỏi và làm việc quá nhiều trong một thời gian dài. Để ngăn ngừa trầm cảm cùng các bệnh tâm lý khác, bạn nên nhận biết một số dấu hiệu khi nào là lúc nên dành thời gian cho bản thân, được ở một mình và tập trung quan tâm cho tâm hồn lẫn cơ thể của bạn.
Đến cả những thú vui cũng trở nên phiền phức
Trong cuộc sống, bên cạnh công việc và những trách nhiệm, ta có những hoạt động giải toả gọi là sở thích hoặc thú vui. Đó có thể là đọc sách, xem phim, đi dạo, hẹn hò, hoặc gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên nếu đến một lúc nào đó, đến cả những hoạt động giải trí bình thường này cũng khiến bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi không muốn làm thì đây là lúc bạn nên thực sự ngồi lại và dành thời gian cho bản thân. Hãy buông bỏ công việc và tất cả mọi thứ bạn đang làm trong một lúc, tìm một chỗ mà bạn có thể ngồi một mình và không phải suy nghĩ gì nhiều. Hãy dành khoảng 10 đến 15 phút để hít thở sâu, cố gắng không để tâm trí bị choáng đầy những suy nghĩ bình thường, rồi tự dành cho mình một ngày nghỉ nơi bạn có thể làm những chuyện mà mình muốn hoặc… không làm gì cả!
Cảm giác thèm ăn nghiêm trọng
Theo trang Healthline, có một số người sẽ bắt đầu thèm ăn và ăn rất nhiều khi họ gặp các vấn đề về tâm lý hay khi họ không kiềm chế được cảm xúc. Nếu bạn phát hiện mình thèm ăn bất chợt mọi lúc, mọi nơi thì đây có lẽ là dấu hiệu bạn đang bị stress hoặc choáng ngợp quá mức. Những lúc thế này hãy tự hỏi lại bản thân đang gặp vấn đề gì và tìm cách để giải toả nó chứ đừng dựa vào khẩu vị để giải quyết vấn đề một cách bản năng nhé.
Gợi ý là một ít thời gian một mình để thư giãn trong nền nhạc nhẹ hoặc đi dạo giữa môi trường nhiều cây xanh có thể giúp bạn bình tâm lại đấy.
Dễ xúc động bởi những điều nhỏ nhặt
Video đang HOT
Nếu bình thường, bạn là một người bình tĩnh nhưng dạo gần đây bạn lại thấy mình dễ bị xúc động bởi những điều nhỏ nhặt thì có thể là bạn đang trong trạng thái dồn nén cảm xúc và tinh thần. Có đôi khi bạn sẽ khóc vì những điều tưởng chừng nhỏ đến bất ngờ như quên mua dầu gội, hoặc quên mang đồ sạt điện thoại, hay thậm chí là chỉ vì mạng internet quá chậm. Nếu vậy, đây là thời điểm tốt để bạn ngừng mọi chuyện lại và tập trung chăm sóc cho bản thân. Hãy tự kiểm tra lại xem dạo này mình có bỏ bê bản thân hay không? Mình có ăn uống điều độ? Mình có nên nằm nghỉ ngơi một chút không?
Dễ gắt gỏng với những người yêu thương
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất là bạn cần thời gian riêng tư, bởi việc tiếp xúc với nhiều người khác trong lúc này có thể làm tổn thương cả bản thân bạn và những người bạn yêu mến/quan tâm. Mặt khác, khi bạn gắt gỏng vô cớ với những người này, bạn sẽ cảm thấy áy náy và tội lỗi và nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã hơn nữa. Cụ thể, bạn có thể thấy bực mình và nóng giận chỉ vì người thân của bạn hỏi một câu đơn giản “vô thưởng vô phạt” nào đó.
Vậy nên nếu bạn có cảm giác gắt gỏng và không hài lòng với những người mà bình thường bản thân rất yêu quý, đã đến lúc bạn dành thời gian một mình và bình tâm lại. Đây có thể là một trạng thái tạm thời và có thể dễ dàng vượt qua bằng vài phút ngồi thiền, nghe nhạc hoặc chơi một trò chơi trên điện thoại. Sau đó, đừng quên chia sẻ với bạn đời, người thân và bạn bè về những khó khăn mà bạn đang trải qua để nhận được sự thông cảm, cũng như để họ không bị tổn thương.
Bạn muốn trốn cả thế giới
Nếu đã có bao giờ bạn thức giấc và muốn khoá cửa phòng lại, hoặc chui vào một không gian hẹp, tối tăm như tủ quần áo, toilet… thì đó là cơ thể bạn đang nói rõ ràng rằng nó muốn được ở một mình. Nhiều người có thể sợ không gian hẹp, nhưng đối với một số người, không gian hẹp và tối có thể mang đến cảm giác an toàn giống như ở trong bụng mẹ vậy. Đó là cách mà cơ thể bạn phản ứng trong một số tình huống căng thẳng, mệt mỏi và bạn thì không trong trạng thái tốt nhất để giải quyết các vấn đề.
Tạm kết:
Hầu hết chúng ta trong xã hội hiện đại đều sẽ có những lúc bị căng thẳng, lo âu dẫn đến cảm giác stress, mệt mỏi trong tinh thần. Tuy nhiên, những vấn đề này hiếm khi được quan tâm và nhìn nhận đúng đắn cũng như được thông cảm. Vậy nên, chính bản thân mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm dõi theo từng thay đổi trong tinh thần, nhận ra những dấu hiệu nguy cơ và giải quyết chúng trước khi phát triển thành các chứng bệnh quan trọng hơn.
Đừng nghĩ là stress chỉ giới hạn trong tinh thần, bởi vì nó có quan hệ mật thiết với sức khoẻ cơ thể của bạn. Stress có thể dẫn đến các bệnh rối loạn nội tiết tố, các bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và có sức tàn phá sức khoẻ hơn bạn nghĩ đấy.
Source (Nguồn): Healthline
Theo Helino
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, bạn cần lưu ý:
Tâm trạng buồn bã, lo âu, mệt mỏi
Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc với bạn. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường
Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại "ăn như chưa bao giờ được ăn".
Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn - chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.
Bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh đang làm phiền mình
Vì luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng nên người mắc bệnh trầm cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, khó chịu cũng được coi là một triệu chứng của bệnh trầm cảm khi không nhận được đủ sự chú ý của mọi người xung quanh.
Gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Cảm giác mình thật sự vô dụng
Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân.
Mất ngủ triền miên hoặc ngủ nhiều quá mức
Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
Luôn nghĩ đến cái chết
Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
Bị xoang rồi, dễ bị trầm cảm, lo âu Viêm mũi xoang mạn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người bệnh. Người có vấn đề về xoang phải đối mặt với nguy cơ mắc trầm cảm và lo âu cao hơn bình thường - SHUTTERSTOCK Đây là kết quả một nghiên cứu của Hàn Quốc tập...