Những đám cưới đặc biệt năm 2021: Cô dâu chú rể rạng ngời dù lễ cưới vỏn vẹn vài người
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều đám cưới online đã diễn ra trong năm 2021.
Sáng 30/11, trong căn phòng khách rộng 10m 2 tại một chung cư ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), chú rể Thư Hoàng (31 tuổi) đứng đợi người bạn đời của mình bước ra để tiến hành hôn sự. Sau đó không lâu, cô dâu Tú Anh (29 tuổi) được dì ruột dẫn ra từ phòng ngủ.
10h30, chiếc máy tính ở lễ đường được kết nối với 3 điểm cầu: nhà ông bà nội của Tú Anh ở Hoài Nhơn (Bình Định), nhà bố mẹ Tú Anh ở Quy Nhơn (Bình Định) và nhà bố mẹ Thư Hoàng tại quận 10. Còn chung cư có cô dâu chú rể, vợ chồng cô và dì ruột của Tú Anh cùng ekip tổ chức hôn lễ.
Lễ cưới được thực hiện đầy đủ thủ tục với MC là người chú từ điểm cầu Bình Định và kết thúc sau gần một tiếng đồng hồ với màn trao nhẫn.
Cặp đôi Thư Hoàng và Tú Anh.
Thư Hoàng và Tú Anh yêu nhau đã 2 năm và dự định giữa năm 2021 sẽ tổ chức đám cưới, song dịch COVID-19 bùng phát phải lùi đến 2 lần. Và sau giãn cách xã hội, gai đình 2 bên chốt cuối tháng 11 vừa ăn hỏi vừa đón dâu. Càng gần ngày đã định, cặp đôi cùng gia đình càng sốt ruột bởi Bình Định ghi nhận nhiều ca nhiễm mới, trong khi họ hàng ở quê có nhiều người chưa tiêm vaccine.
Không thể lùi tiếp, Thư Hoàng và Tú Anh đề xuất tổ chức đám cưới online và được gia đình nhất trí. Ban đầu cặp đôi dự định làm lễ đơn giản lấy ngày và báo cáo họ hàng hai bên. Tuy nhiên bố mẹ đã động viên họ vẫn giữ nguyên các khâu tổ chức, chỉ hạn chế số khách mời và không được trực tiếp nhận lời chúc phúc từ người thân.
Sau đám cưới online đáng nhớ, Thư Hoàng và Tú Anh đã cùng ekip dựng phim trường để chụp bộ ảnh cưới từ chính ban công và từng góc nhỏ trong căn phòng. Giờ đây họ từng ngày ngóng trông ngày đất nước bình yên để làm cỗ đãi họ hàng.
Ngày 11/10, tại thành phố Móng Cái ( Quảng Ninh), Đức Việt và Thanh Tâm tổ chức đám cưới online khi Việt đang làm nhiệm vụ trên tàu tại Quy Nhơn (Bình Định), còn Tâm và gia đình ở quê.
Sau thời gian dài tìm hiểu, cặp đôi quê Quảng Ninh đã quyết định tiến tới hôn nhân. Việt đã báo cáo đơn vị xin tháng 10 về quê tổ chức đám cưới nhưng vì tình hình dịch bệnh phức tạp và đang làm nhiệm vụ trên biển nên cả 2 làm tổ chức đám cưới online.
Đức Việt và Thanh Tâm tổ chức đám cưới online khi Việt đang làm nhiệm vụ trên tàu tại Quy Nhơn (Bình Định), còn Tâm và gia đình ở quê.
Đám cưới online của cặp đôi sinh năm 1995 có sự tham gia của đại diện gia đình và đồng đội. Tại Móng Cái, nhà gái – nhà trai chỉ có tiệc trà bánh kẹo và 3 mâm cơm; còn phía đơn vị có đồng đội và cấp trên chung vui với chú rể ngay trên tàu công tác.
Cô dâu Thanh Tâm trang điểm nhẹ nhàng, vận chiếc váy cưới màu trắng rồi cùng gia đình ngồi bên cạnh chiếc tivi được kết nối với chú rể Đức Việt qua Zalo. Ở đầu cầu Quy Nhơn, chú rể cùng đồng đội kết nối qua màn hình điện thoại.
Cô dâu Thanh Tâm tâm sự: “Chúng em yêu nhau đã lâu nhưng vì dịch bệnh và muốn anh Việt yên tâm công tác, được 2 bên gia đình đồng ý nên đã quyết định tổ chức đám cưới online. Dịch bệnh có thể ngăn cản về khoảng cách nhưng không thể ngăn được tình yêu, chỉ cần chúng em yêu thương thì mọi việc không gì là không thể”.
Lễ thành hôn của Khánh Thi và Văn Quan được chuẩn bị trong 24h, đơn giản, đầy đủ lễ nghi với sự tham dự của gia đình, người thân qua Zoon Meeting. Phạm Trương Bảo Khánh – em gái cô dâu cho biết, gia đình đã lên kết hoạch lùi đám cưới qua dịch nhưng “không bất ngờ không phải chị gái của Khánh”, kế hoạch đám cưới online được thông báo trước 1 ngày. Tất cả gia đình cùng xúm tay vào chuẩn bị.
Ngay khi cô dâu thông báo đám cưới sẽ tổ chức đúng ngày và tổ chức “online”, gia đình hai bên đã trao đổi nhiều, ban đầu cũng có suy nghĩ khác nhưng về sau thấy cũng đây là một phương án hay, đặc biệt và cũng là một thử thách. Vì một số lí do kế hoạch của gia đình đã định trước nên đây cũng là cách hay nhất trong tình hình dịch bệnh kéo dài.
Thiệp cưới online của Khánh Thi và Văn Quan.
Trong điều kiện giãn cách nên toàn bộ mâm lễ gia tiên gồm các món truyền thống như xôi đậu phộng, chè đậu xanh, gà luộc, chả lụa, bánh chưng, trái cây, hoa trái,… đều được lấy từ vườn nhà của người thân trong gia đình. Tất cả đều được tự làm để chuẩn bị cho đám cưới một buổi lễ gia tiên “tươm tất nhất” trong mùa dịch.
Số lượng khách và gia đình tham dự đám cưới khoàng 20 người, có chủ hôn điều phối buổi, tất cả cùng tham gia Zoom Meeting. Khi tổ chức sóng wifi yếu nên đường truyền có lúc chập chờn còn mọi thứ đều diễn ra thuận lợi. Cảm xúc của tất cả mọi người khi tham gia đám cưới đều rất vui, ai cũng chuẩn bị trang phục trang trọng dù tham gia online.
“Ai có niềm vui chuẩn bị niềm vui, ai có quà cưới thì cất đó, hẹn gặp trao sau. Nhà cô dâu, nơi tổ chức lễ cưới đang trong khu vực phong tỏa… đám cưới trên tầng 10 thì ở sảnh đang giăng dây. Vì vậy, bàn gia tiên nhà cô dâu chú rể chuẩn bị cơ bản và xinh xắn”, Bảo Khánh nói.
Chiều 29/9, một đám cưới online đã diễn ra tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện dã chiến số 16. Cô dâu là một nhân viên y tế của bệnh viện đang tham gia chống dịch tại TP. HCM, còn chú rể ở tại Hà Nội.
Cô dâu ấy chính là Ngọc Diệp (24 tuổi) – điều dưỡng của Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 2/8, Diệp đã cùng 500 nhân viên y tế vào TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch tại Bệnh viện dã chiến số 16. Khi đăng ký tham gia chống dịch, Diệp cùng gia đình đã định ngày làm đám cưới cùng chồng. Ban đầu, Diệp hy vọng có thể về kịp để có một đám cưới trọn vẹn cùng gia đình. Nhưng khi vào TP.Hồ Chí Minh chống dịch, cô nàng hiểu nhiệm vụ mình còn chưa hoàn thành nên đã chuẩn bị sẵn tâm lý cưới online.
Ngọc Diệp rạng ngời trong đám cưới của mình.
Chia sẻ về đám cưới đặc biệt trên, bác sĩ Trương Anh Thư – Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Vài ngày trước, tôi cùng đồng nghiệp vô tình phát hiện Diệp vào nhà kho, một mình tham gia ăn hỏi online thì thấy rất thương và xúc động, muốn làm một điều gì đó cho Diệp, để em không cảm thấy cô đơn trong chính ngày đáng lẽ phải là hạnh phúc nhất của người con gái. Thế là chúng tôi hỏi mượn áo dài mong tổ chức một đám cưới ý nghĩa cho em và nhận được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện cũng như sự giúp đỡ của rất nhiệt tình của các tình nguyện viên”.
Và một đám cưới online đầy cảm xúc đã được tiến hành với điểm cầu từ Hà Nội và TP.HCM trước sự chứng kiến của 2 bên gia đình, Ban lãnh đạo Khoa Tạo hình Thẩm mỹ và Ban lãnh đạo Trung tâm Hồi sức tích cực. Chú rể trao nhẫn cho cô dâu qua màn hình và cùng nhận được những lời chúc hạnh phúc của mọi người. Xúc động khi đón nhận tình cảm của tất cả mọi người, Diệp tâm sự: “Trong mơ em cũng chưa dám nghĩ mình lại có một đám cưới đặc biệt như vậy. Em và gia đình xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn, các anh chị em tập thể bệnh viện đã tổ chức cho em một đám cưới lịch sử. Em vô cùng hạnh phúc, em không biết nói gì chỉ biết cám ơn, cám ơn, cám ơn …”.
Đang đám cưới, chú rể chạy xuống bế bổng mẹ lên, biết lý do ai cũng khen cô dâu tốt số
Chú rể cũng không thể kìm nước mắt xúc động trong ngày hạnh phúc của mình.
Ảnh minh họa
Trong lễ cưới, đặc biệt là khoảnh khắc trao dâu, nhận rể, các cô dâu thường là người có cảm xúc mạnh mẽ hơn. Nhiều cô gái không kìm nổi cảm xúc, bật khóc trong khoảnh khắc ấy. Nhưng trong một clip đang khiến dân mạng chia sẻ rất nhiều, người khóc lại là chú rể.
Trong clip ngắn này, chú rể đang bế mẹ của mình từ dưới hội hôn lên sân khấu. Có vẻ người mẹ ấy bị liệt phần thân dưới, không thể tự mình di chuyển. Trong ánh mắt của mẹ chú rể thoáng vẻ bất ngờ, không được báo trước việc này. Trong ngày cưới con, người mẹ ấy vẫn mặc một bộ đồ như ngày thường.
Ngưởi mẹ được con trai bế lên sân khấu đám cưới để trao nhẫn cho con dâu. Có thể thấy bà đứng không vững, phải dựa vào người con trai. Chú rể dịu dàng làm một tay giữ lấy mẹ, một tay gạt nước mắt xúc động.
Thay vì tự tay trao trang sức cho vợ, anh đã dành phần vinh dự này cho mẹ. Người mẹ run rẩy, lóng ngóng đeo nhẫn cho con dâu, không giấu nổi cảm xúc dâng trào.
Chú rể bế mẹ bại liệt lên trao nhẫn cho cô dâu
Đám cưới này diễn ra từ năm 2020, nhưng video thì mới xuất hiện và nhanh chóng "gây bão". Cách chú rể ứng xử với người mẹ tật nguyền trong ngày quan trọng của đời mình đã khiến dân mạng xúc động. Nhiều người cũng chia sẻ suy nghĩ và trải nghiệm đáng nhớ trong đám cưới của họ.
- Xem mà không cầm được nước mắt. Ngày mình đi lấy chồng, ba mẹ đã đi xa, không được tận mắt chứng kiến ngày hạnh phúc của con. Nhưng ở trên cao kia, con biết ba mẹ vẫn luôn dõi theo con. Chúc bác gái thật nhiều sức khỏe. Chú rể thật có hiếu, mong cô dâu cũng yêu thương mẹ chồng.
- Chính ngày cưới của tôi, tôi khóc từ đầu đến cuối khi họ hàng trao quà. Tôi cố nín để có một bức ảnh đàng hoàng mà ảnh nào cũng nước mắt giàn giụa. Tôi mất mẹ hơn 1 năm trước khi cưới, sau hơn 5 năm cùng mẹ chạy chữa khắp các bệnh viện. Cả đời mẹ vất vả vì con vì cái, đến khi mẹ về hưu, con cái trưởng thành chưa báo đáp được gì mà mẹ đã đi xa, tủi lắm. Điều an ủi nhất với tôi là mẹ tôi đã được nghe giọng con dâu khi tôi đưa vợ về ra mắt. Khi đó, mắt mẹ tôi đã không còn nhìn được.
- Chúc 2 bạn hạnh phúc. Chàng trai là người con hiếu thuận, chắc chắn cũng sẽ làm cho cô gái của anh ta hạnh phúc.
- Đến lúc nào các bạn bồng mẹ trên tay hay cõng mẹ trên lưng thì các bạn mới hiểu được những gian nan khó khăn vất vả khi mẹ nuôi lớn các bạn.
Chú rể bị gia đình cô dâu đánh hội đồng ngay trong lễ cưới, biết lý do ai cũng phải gật gù: Đánh là đáng lắm! Đúng là trong đám cưới, đôi khi cũng có sự cố xảy đến khiến người ta chẳng kịp trở tay. Ảnh minh họa Cưới xin là chuyện trọng đại. Những ngày này, cô dâu chú rể chính là đối tượng được quan tâm và chú ý bậc nhất. Tuy nhiên, mới đây một sự việc xảy đến khiến ai nấy bất ngờ. Theo...