Những con số ấn tượng tại ‘Đấu trường Toán học VioEdu’ mùa ba
“Đấu trường Toán học VioEdu” mùa ba thu hút 110.000 học sinh tham dự 11 vòng thi trong 3 tháng tổ chức.
Đấu trường Toán học VioEdu mùa 3 do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu (Tập đoàn FPT) và Báo điện tử VnExpress tổ chức từ 11/6. Sân chơi tri thức tổ chức vào dịp hè gặt hái nhiều thành công sau 3 tháng tổ chức. Dưới đây là những con số ấn tượng thể hiện sức hút của cuộc thi Toán online.
110.000 học sinh tham gia
Từ khi khởi động, “Đấu trường Toán VioEdu” thu hút hơn 110.000 học sinh tham gia. Số lượng thí sinh đăng ký tham gia chương trình tăng liên tục qua các tuần. Thời gian này học sinh được nghỉ hè, thêm vào đó, nhiều trường cũng rất sát sao, khuyến khích các em tham dự cuộc thi giải Toán online. Đây là những lý do khiến sân chơi giữ được sức nóng xuyên suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, chương trình 2 mùa trước tổ chức thành công, nhận sự chú ý quan tâm của phụ huynh, chuyên gia giáo dục, là cơ sở để mùa ba đạt những con số ấn tượng.
Thí sinh trải qua 11 vòng thi
Tham gia “Đấu trường Toán học VioEdu” các em sẽ trải qua 11 vòng thi. Chủ đề cho mỗi vòng tăng độ khó, mục tiêu của chương trình hướng giúp học sinh ôn luyện kiến thức. Đề thi sẽ bao quát các kiến thức của mỗi khối lớp. Trong đó, vòng Tự luyện có 8 lượt thi trực tuyến tại nhà; vòng Sơ loại gồm 2 lượt thi trực tuyến tại nhà; vòng Festival (vòng đội tuyển), vòng Gala.
Kết thúc từng vòng Tự luyện, hệ thống sẽ có bảng xếp hạng tổng kết quả 8 lượt thi của thí sinh theo điểm thi và thời gian làm bài. Tất cả học sinh có tổng điểm lớn hơn 200 sẽ tham dự vòng Sơ loại.
Video đang HOT
Học Toán đem lại nhiều lợi ích với sự phát triển của trẻ. Ảnh: VioEdu
Tại vòng Sơ loại, thời gian làm bài vẫn là 20 phút với 50 câu hỏi Toán học, IQ nhưng với độ khó cao (tỷ lệ các câu hỏi vận dụng nhiều hơn). Mỗi thí sinh chỉ tham gia duy nhất một lần.
Sau hai vòng Sơ loại, top 100 thí sinh mỗi khối lớp sẽ bước vào vòng Festival. Sau vòng Festival, chương trình chọn top 20 mỗi khối tham dự vòng chung kết.
22.600 đạt trên 200 điểm vòng Tự luyện
Các em tham gia vòng Tự luyện diễn ra từ 20h – 21h (khối tiểu học từ 20h đến 20h20, khối THCS thi đấu từ 20h40 đến 21h), thứ Sáu hàng tuần, thời gian làm bài 20 phút. Đề thi gồm 50 câu hỏi kiểm tra kiến thức Toán học tổng quát, tư duy. Bộ câu hỏi theo sát chương trình học của học sinh.
Sau 8 vòng tự luyện, số lượng thí sinh có thang điểm trên 200 (đủ điều kiện vào vòng Sơ loại) là 22.600 (chiếm 20% tổng thí sinh dự thi). Ban tổ chức đánh giá, đây là con số ấn tượng.
“200 điểm là điểm số thách thức thí sinh, đòi hỏi học sinh trả lời nhanh, thao tác chuẩn, đọc kỹ đề. Để đạt được kết quả này, các em cần tập trung cao”, ban tổ chức chương trình nhận định.
Học sinh 3 miền đất nước tham dự
Các bước đăng ký tham gia chương trình đơn giản, học sinh dễ dàng thực hiện bằng máy tính, điện thoại di động. Vì vậy, sân chơi thu hút đông đảo học sinh cả nước tham dự. Theo đại diện chương trình, Hà Nội là nơi có số lượng đăng ký tham gia nhiều nhất.
Chương trình là sân chơi bổ ích, lý thú trong dịp hè trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đấu trường góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, nuôi dưỡng niềm đam mê, lan tỏa tình yêu Toán học.
Lớp bồi dưỡng miễn phí "Đồng hành cùng giáo viên các tỉnh thành"
Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức chương trình bồi dưỡng miễn phí mang tên "Đồng hành cùng giáo viên các tỉnh thành", với mục đích hỗ trợ, sát cánh cùng các giáo viên trong công tác dạy học ở bối cảnh mới.
Ảnh chụp màn hình một buổi tập huấn của chương trình.
Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, trước tình hình nhiều tỉnh thành bắt đầu năm học mới với hình thức trực tuyến, nhà trường sau một thời gian nghiên cứu, đã xây dựng, ban hành 5 chương trình đồng hành cùng với thầy cô giáo để triển khai dạy học, giáo dục trong bối cảnh trực tuyến.
Chương trình diễn ra từ ngày 1 đến ngày 12/9, có kịch bản cụ thể và phần mềm cụ thể để hỗ trợ giáo viên có thể làm chủ hoạt động dạy học, giáo dục trực tuyến.
Điều thú vị là 5 chương trình bám sát vào những khó khăn của học sinh, những áp lực từ phía thầy cô giáo khi tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.
Những vấn đề này được chia sẻ, lồng ghép qua từng kịch bản cho từng nhóm giáo viên ở từng cấp học. Điều đặc biệt, thấu hiểu với những khó khăn của giáo viên chủ nhiệm khi làm việc với học sinh thông qua kênh trực tuyến, những gợi mở cụ thể được phân tích trong chương trình và được triển khai bởi chính các giảng viên của trường.
Những lo lắng của giáo viên đầu cấp hay giáo viên lớp 1 và 2 khi dạy học, giáo dục học sinh bằng phương thức trực tuyến cũng được phân tích riêng, tách hẳn chương trình đồng hành dành cho giáo viên tiểu học lớp 3 -5; lớp 1-2 để đảm bảo tính hiệu quả.
Chương trình bồi dưỡng - tập huấn này hoàn toàn miễn phí do Trường ĐH Sư phạm TPHCM xây dựng, tổ chức thẩm định và tổ chức bồi dưỡng trực tuyến.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng của nhà trường, cũng là người xây dựng ý tưởng này chia sẻ: "Ngành giáo dục và đào tạo đã rất nhiều nỗ lực để đưa học sinh đến trường, Sở GD&ĐT các tỉnh thành đã gặp quá nhiều áp lực. Là cơ sở đào tạo giáo viên cho hơn 20 tỉnh thành phía nam và nhiều tỉnh thành trong cả nước, chúng tôi cảm nhận, rung cảm và thấy trách nhiệm của chính mình.
Trường chọn giá trị nhân văn nên không có gì khác hơn là sẽ cống hiến hết mình cho ngành bằng tất cả những nỗ lực và sự tận tâm. Có dịp làm việc với nhiều giáo viên các cấp, có dịp lắng nghe phụ huynh và cả học sinh, chúng tôi hiểu chỉ có làm chủ công cụ trực tuyến, thầy cô giáo mới làm đúng vai trò truyền lửa, là người dẫn dắt và tổ chức học sinh học tập...
Kinh phí tổ chức hơn 10 lớp bồi dưỡng này dựa trên sự tiết kiệm của nhà trường, sự nỗ lực hết mình của từng giảng viên và các anh chị tổ chức ở các phòng ban với tình yêu thương và sự gắn kết với thầy cô giáo dài lâu, bền vững...".
Ngay khi triển khai chương trình đã có một số cơ sở giáo dục tại TPHCM, TP Cần Thơ, Long An, Bình Dương... đã phản hồi kết quả rất đáng khích lệ khi mục tiêu tập huấn, nội dung đạt được đều có 100% giáo viên đánh giá cao.
"Các lo lắng về dạy học trực tuyến, sử dụng phần mềm, kỹ thuật tương tác với học sinh hay động viên học sinh... khi học trực tuyến đều được giải quyết thỏa đáng... Đây là một trong những cảm xúc tích cực và niềm vui đầu năm mới mà chúng tôi có được" - thầy L. T. N chia sẻ.
"Hiện nay, các tỉnh thành đều có nhu cầu rất lớn, tuy nhiên, khi tổ chức lớp đào tạo, chúng tôi phải bàn bạc và thống nhất kịch bản cho giảng viên và nhất là phải lấy phản hồi cụ thể nên công tác chuẩn bị phải luôn cố gắng. Kinh phí tổ chức chuỗi 10 lớp là sự cố gắng có hạn nhưng hiện nay, nhu cầu đã lên đến hơn 20 lớp... Thế nhưng, chúng tôi quan niệm là lớp học để trao đổi, hướng dẫn kỹ năng, giải đáp thắc mắc, định hướng ứng dụng mà không phảilà nói chuyện hay giới thiệu... nên phải đảm bảo tiêu chuẩn lớp. Vì thế, đây là vấn đề trường cũng rất áy náy và đang cân nhắc để đồng hành và hỗ trợ thêm...".
GS.TS Huỳnh Văn Sơn
Chuyên gia "mách nước" cách dạy và học trực tuyến lớp 1 hiệu quả Để trẻ lớp 1 học trực tuyến hiệu quả, cha mẹ và giáo viên cần phải hiểu đặc điểm tâm lý cùng những khó khăn mà trẻ vướng phải trong quá trình học online, từ đó đưa ra chiến lược, giúp con tự tin. Ngày 3/9/2021, ĐHQGHN đã tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề "Chuẩn bị hành trang tâm lý...