Những con đường bò lá lốt trứ danh ở Sài Gòn
Từ khoảng 15-16h, những con đường chuyên bán món bò lá lốt bắt đầu tỏa khói nghi ngút từ những chiếc lò nướng bày san sát nhau.
Đường Tôn Đức Thắng, quận 1
TP HCM có không ít khu phố bán món ăn chơi hấp dẫn này. Nhưng được nhiều người nhớ và nhắc tới nhiều có lẽ là khu bò lá lốt dọc đường Tôn Đức Thắng, quận 1.
Món ngon này ăn ngon nhất vào tầm chiều đổ đi, thế nên khoảng 14-15h, khi đi ngang đoạn đường này, bạn đã thấy nhiều lò nướng bắt đầu đỏ lửa. Do nằm trên cung đường lớn, khu bò lá lốt Tôn Đức Thắng khá đặc trưng bởi những lời chào mời đon đả của người bán, có khi ra tận giữa đường.
Bò lá lốt ở đây không khác nhiều so với bản gốc. Những cuốn bò lá lốt được ướp vị đậm đà, thịt nướng không quá khô được dọn ăn kèm bún, bánh tráng, các loại rau xà lách, chuối chát, dưa leo, khế thái lát mỏng và mắm nêm. Giá cả khá mềm, dao động từ 20.000-25.000 đồng một phần, cùng với không gian thoáng rộng là những điểm cộng của khu này. Bạn có thể chọn lề đường, vừa ngồi ăn vừa ngắm đường phố, hoặc nếu muốn yên tĩnh có thể chọn chỗ ngồi bên trong con hẻm nhỏ.
Đường Cô Giang, quận 1
Khoảng 15h đến 22h30, chạy vào bên trong khu phố ăn uống Cô Giang, Q.1, bạn sẽ thấy một đoạn đường ngắn nghi ngút khói với khoảng 6-7 quán bán bò lá lốt hai bên. Nhưng từ khoảng 13h, bạn đã có thể thưởng thức món ăn này ở đây.
Video đang HOT
Nằm trong lòng quận 1 nhưng giá một đĩa bò lá lốt, mỡ chài khá mềm, đồng giá 20.000đ đồng một phần. Bò lá lốt ở đây được cuộn thêm cùng bánh hỏi. Nước mắm nêm thoạt ăn có vẻ hơi loãng, nhưng khi chấm cùng bánh hỏi và ăn kẹp với bò lát lốt thì càng đậm đà.
Những cuốn bò được tẩm vị thơm lừng sau khi nướng còn được cho lên trên ít xốt mayonnaise thơm béo. Vào buổi tối ở đây lúc nào cũng đông đúc, vì vậy mà nếu muốn mua mang về mà không muốn đợi lâu, bạn có thể hỏi chủ quán số điện thoại để gọi đặt hàng trước khi đến.
Chung cư Sư Vạn Hạnh – Ngô Gia Tự, quận 10
Chỉ gói gọn trong một đoạn đường chừng 500 m, nhưng ở đây có bán đủ món ăn vặt ngon tuyệt từ bánh xèo, đồ nướng, bò lá lốt, chè, gỏi bò, gỏi cuốn… Trong đó, khu bò lá lốt kế bên trường Tiểu học Trương Định là một trong những khu ẩm thực sớm nhất khu vực này.
Những hàng quán này nằm dưới chân chung cư nên thoáng và yên tĩnh, rất thích hợp cho những buổi tụ tập bạn bè có chung sở thích ăn vặt. Giá một phần bò khoảng 25.000 đồng một phần.
Ngoài những khu phố kể trên, bạn còn có thể thưởng thức món ngon này tại một số điểm như Anh Ba góc ngã tư Phan Xích Long – Phan Đăng Lưu, hay quán Thanh Vy trên đường Minh Phụng, quận 11…
Theo Huy Chương / Báo Phụ Nữ TP.HCM
9 xe bánh mì trứ danh của Sài Gòn
Những cái tên như bánh mì Bảy Hổ, bánh mì Như Lan.... đều khiến du khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng thức bằng được khi đến TP HCM.
Là xe bánh mì gần 80 năm tuổi trên đường Huỳnh Khương Ninh, Q.1, bánh mì Bảy Hổ hút khách với vị ngon của các thành phần đều được chế biến tại nhà và ổ bánh mì vừa đủ no. Xe bánh mì này hiện do cháu ngoại của người sáng lập đứng bán và chỉ mở cửa từ 15-17h hàng ngày. Tuy thời gian kinh doanh khá ít, mỗi ngày, nơi đây phục vụ không dưới hai trăm lượt khách.
Bánh mì Hòa Mã còn được gọi là "bánh mì chảo" do thay vi cho trưng ôp la cùng các thành phần khác của bánh mì vào bên trong, người bán đã sáng tạo bằng cách chiên trứng và tất cả các thành phần ấy trong chiếc chảo, dọn cho khách. Khi ăn, khách cứ từ tốn chấm, nhai, cảm nhận vị ngon của món ăn. Một phần bánh mì ở đây có 2 trứng ốp la đổ không quá chín cùng với hành tây, trên là jambon, chả hoặc ba rọi muối. Điểm bất tiện là quán chỉ mở vào buổi tối từ 18h.
Bánh mì thịt nguội tại Nguyên Sinh gồm một đĩa với 7 loại khác nhau là paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói,... Đi kèm đĩa thức ăn khủng là các món đồ giải ngấy gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ. Sự hòa lẫn hương vị của các thành phần cùng hương thơm đặc trưng của bánh mì khiến món ăn này tại đây có chỗ đứng riêng trong tâm trí thực khách.
Bánh mì bì hẻm 150 Nguyễn Trãi (Q.1): Nếu các loại bánh mì khác có nhiều nguyên liệu đến mức khiến người ta ngán ngấy thì bánh mì bì trên đường Nguyễn Trãi khá dễ ăn với một thành phần duy nhất là bì. Trong món ăn này,n goài bì được chăm chút cẩn thận, các thành phần ăn kèm như đồ chua hay bánh mì cũng được sử dụng trong tình trạng tốt nhất. Ảnh: Flick.
Bánh mì thịt nướng hẻm 37 Nguyễn Trãi ( Q.1): Xe bánh mì từng được tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh là một trong 12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới hút thực khách với vị ngon của những miếng thịt nướng được tẩm ướp vừa miệng, nướng vừa chín tới để giữ nguyên độ mềm cùng nước sốt ớt cay xé đậm đà. Điểm trừ là đông người mua mà chỉ một người bán, một người nướng nên phục vụ khá chậm. Xe bánh mì này bán từ 15h.
Việc dùng kèm với một trong những món ăn phổ biến của cộng đồng người Hoa trong món bánh mì xíu mại khô hẻm 358 Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) cho thấy sự dung hòa khéo léo của các nền ẩm thực. Thành phần đặc biệt nên các món ăn cùng cũng được tiết chế đến mức ít nhất là tương ớt, hỗn hợp tương và giấm, không có đồ chua, dưa leo.Ảnh: Saigonamthuc.
Bánh mì Huỳnh Hoa đường Lê Thị Riêng (Q.1) mê hoặc người Sài Gòn với hương thơm từ loại pa tế đặc chế cùng cái nóng giòn của bánh mì. Điểm trừ là, người bán cho khá nhiều nhân, khiến ổ bánh trở nên nặng so với sức ăn của một người bình thường. Gias khá cao, 30.000 đồng/ổ, nhưng tiệm luôn tấp nập khách ra vào.
Là một trong những thương hiệu bánh mì và bánh ngọt nổi tiếng của Sài Gòn, các loại bánh, sản phẩm của Như Lan luôn có sức hấp dẫn với nhiều người, nhất là du khách trong và ngoài nước. Điểm trừ là vào buổi sáng, khi lượng khách đến đông, nhân viên thường làm sẵn, rồi đưa ra khi có người mua khiến bánh mì không còn giữ được độ giòn và độ thơm cần thiết. Ảnh: sưu tầm.
Là sự kết đôi thứ hai của bánh mì và ẩm thực Hoa, bánh mì phá lấu đường Nguyễn Trãi (Q.5) mê hoặc thực khách với độ giòn của bánh mì; dai mềm, đậm đà của phá lấu; chua chua của các món rau, củ đi kèm. Quán có hai cách bán, một là gọi bánh mì phá lấu - người bán cho phá lấu vào giữa bánh mì; Hai là mua phá lấu về nhà thưởng thức - tùy số người và khẩu vị của bạn.
Theo Zing
'Sát thủ' cây xanh trở thành món ăn đệ nhất miền Tây Từ lâu, các con đuông sống trên cây dừa, chà là... được người dân bắt, chế biến thành các món ăn và được thiên hạ "xưng tụng" là món ăn đệ nhất miền Tây. Tuy nhiên, nhiều người thấy thân hình loài này đã phát nôn, nói chi đến việc "ăn tươi, nuốt sống". Đuông là ấu trùng của loại bọ cánh cứng...