Những cặp vợ chồng gieo chữ nơi “không chợ, không sóng điện thoại, không điện”

Theo dõi VGT trên

“Trong bản ba không, không chợ, không sóng điện thoại, không điện lưới, cặp vợ chồng thầy Đao Văn Thích và cô Chim Thị Mừng đã trụ tại bản suốt 3 năm trời”.

Thầy giáo mầm non đã ít gặp, nhưng cả cặp vợ chồng cùng dạy một điểm mầm non lại càng hiếm hơn. Tuy nhiên ở huyện Mường Tè ( Lai Châu), đó lại là câu chuyện bình thường. Chính họ đã và đang đóng góp phần quan trọng để giáo dục vùng cao thêm khởi sắc.

Những cặp vợ chồng nhiều con nhất rẻo cao

Mường Tè – mảnh đất nơi cuối trời Tây Bắc, cách tỉnh lỵ Lai Châu đến 200 km, huyện nằm trên độ cao từ 900 mét đến 1500 mét so với mực nước biển, giao thông còn nhiều khó khăn với cộng đồng dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để gieo được cái chữ cho những đứa trẻ ở miền cao này, biết bao thế hệ thầy và trò cùng những người làm công tác giáo dục đã nỗ lực vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội cũng như phong tục tập quán còn lạc hậu của người dân nơi đây.

Nhiều năm qua, khắc phục khó khăn do điều kiện khách quan mang lại, đời sống giáo dục ở Mường Tè đã có nhiều khởi sắc. Một trong những điểm sáng mang lại thành công ấy là công tác giáo dục mầm non.

Từ điểm sâu như điểm U Pa Tết (xã Tà Tổng) hay những điểm cao sát đường biên giới của xã Pa Vệ Sử như Sín Chải A, B, C… những địa danh này ai từng một lần qua đây có lẽ cũng ít nhiều nản lòng. Nhưng ở đó, câu hát “ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy, bé nào ngoan lại múa hát thật hay…” vẫn cất lên véo von trên môi những đứa trẻ người Mông, La Hủ, Hà Nhì, Si La…

Giờ đây, các điểm trường mầm non khang trang đã được xây dựng. Những lớp học kín gió đã thay thế lớp học nhà tạm, giữ ấm cho các con ngày ngày vui bên con chữ, lời ca, tiếng hát đầu đời.

Chính những lớp học này đã ươm mầm cho biết bao thế hệ học trò vùng cao, giúp xóa bỏ nạn mù chữ nơi đây. Ở đó, có không ít cặp vợ chồng thầy cô giáo mầm non.

Họ đang đóng vai trò là người cha, người mẹ thứ hai, giáo dục các kiến thức đầu tiên cho trẻ, giúp trẻ học hỏi được nhiều điều, tự tin hơn trong môi trường vốn còn nhiều bỡ ngỡ với các bé.

Trên điểm Sín Chải A (Trường mầm non Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè), có cặp vợ chồng thầy giáo mầm non Mào Văn Nước và cô Lù Thị Dòn. Hai vợ chồng phụ trách 30 trẻ mầm non người dân tộc La Hủ. Những đứa trẻ chưa từng biết đến tiếng phổ thông và cũng bữa đói bữa no trước khi ra lớp.

Những cặp vợ chồng gieo chữ nơi không chợ, không sóng điện thoại, không điện - Hình 1

Hai vợ chồng thầy giáo Mào Văn Nước và cô Lù Thị Dòn. (Ảnh: L.C)

Những điều các con học được ở lớp của cô Dòn, thầy Nước chưa từng ai cho chúng biết.

Chính điều đó khiến chỉ một thời gian lên lớp, những đứa trẻ người La Hủ thấy đến trường thích hơn ở nhà, như thầy Nước bảo, không còn phải đi vận động học sinh nữa, chỉ thông báo thôi là các con thích đến lớp hơn ở nhà rồi.

Tại trường Mầm non Tà Tổng, cô giáo Đỗ Lan Hương – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhà trường có đến 6 cặp vợ chồng là giáo viên đang cắm bản ở những điểm xa trung tâm.

Video đang HOT

“Hành trình vào đến điểm trường U Pa Tết của chúng tôi là hành trình “lạnh sống lưng”, khi phải vượt qua con đường độc đạo với bề ngang chỉ chưa đầy 40 cm với một bên là vực thẳm một bên là núi cao.

Trong bản ba không, không chợ, không sóng điện thoại, không điện lưới, cặp vợ chồng thầy Đao Văn Thích và cô Chim Thị Mừng đã trụ tại bản suốt 3 năm trời để làm công tác giáo dục”, cô Hương chia sẻ.

Điểm trường có 55 học sinh, độ tuổi từ 2 – 5 tuổi, các con cũng đều là dân tộc Mông. Ở bản tiếng phổ thông gần như chỉ được cất lên trong lớp mầm non và lớp tiểu học.

Xa nhà, xa con nhỏ nhưng cả thầy Nước, cô Dòn hay thầy Thích cô Mừng đều tình nguyện đi những bản xa để ươm mầm con chữ cho các con.

Chồng một việc, vợ một việc, họ cùng nhau tạo thành những lớp học mầm non ở điểm cao có chất lượng giáo dục tốt.

Thầy giáo Đao Văn San – Hiệu phó trường Mầm non Tà Tổng cho biết, dù khó khăn nhưng lớp học của cô giáo Chim Thị Mừng vẫn đạt chất lượng tốt khi khảo sát.

Cô Mừng cũng đang được nhà trường đề nghị lên cấp trên để có những khen thưởng, động viên kịp thời.

Những cặp vợ chồng gieo chữ nơi không chợ, không sóng điện thoại, không điện - Hình 2

Thầy giáo Đào Văn Thích đang hướng dẫn lớp mầm non những bài hát đầu đời. (Ảnh: L.C)

Tình yêu nghề, yêu con trẻ đã vượt lên tất cả

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Nước – cô Dòn hay thầy Thích – cô Mừng đều cho biết, điều giúp họ vượt qua được khó khăn khi xa nhà, xa con nhỏ chính là tình yêu đặc biệt với nghề giáo viên mầm non.

Dù là cùng huyện, cả 4 thầy cô đều ở xã Bum Nưa của huyện Mường Tè nhưng nhà họ cách trường đều cả trăm kilomet. Khoảng cách về điều kiện sống giữa các xã ở huyện Mường Tè còn lớn.

Những ánh mắt thơ ngây, nụ cười của các con và niềm vui của các phụ huynh vào giờ đón trẻ là động lực để những cặp vợ chồng giáo viên rất đặc biệt này tiếp tục cống hiến cho vùng cao, để yêu thương những đứa trẻ như yêu con của mình.

So với đồng nghiệp nữ, các thầy giáo mầm non cho biết, cũng có đôi chút khó khăn do bất đồng ngôn ngữ với các cháu ở đây. Múa hát, hay vệ sinh cho các cháu đối với họ cũng hông được khéo léo như các cô giáo.

Các thầy đã cố gắng hoàn thiện hơn từng bước một để phù hợp hoàn cảnh và học hỏi chính đồng nghiệp đồng thời cũng là vợ mình.

Những cặp vợ chồng gieo chữ nơi không chợ, không sóng điện thoại, không điện - Hình 3

Vợ chồng thầy giáo Đao Văn Thích và cô giáo Chim Thị Mừng cùng các em học sinh điểm trường U Pa Tết. (Ảnh: L.C)

Trong công tác chuyên môn cũng như cuộc sống, những cặp vợ chồng giáo viên mầm non cùng động viên nhau nhau vượt qua khó khăn để ổn định công tác.

Cô Đỗ Lan Hương – Hiệu trưởng trường Mầm non Tà Tổng chia sẻ thêm, các cặp vợ chồng giáo viên mầm non đều xung phong đi những điểm xa. Ở những điểm xa ấy, các thầy cô góp phần vào ổn định công tác giáo dục tại địa phương.

Ông Tống Thanh Sơn – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, ngành giáo dục huyện Mường Tè rất ghi nhận các thầy cô giáo đang cắm bản ở những điểm sâu, điểm xa. Thầy cô giáo đã vượt qua nhiều khó khăn, bám trường, bám bản để giữ vững công tác giáo dục của huyện nhà.

Ông Sơn cũng cho biết, ngành cũng sẽ có nhiều khen thưởng, động viên kịp thời cho các thầy cô giáo cắm ở những vùng bản xa xôi.

Một mùa xuân mới sắp về, những cặp vợ chồng cô giáo mầm non sẽ trở về với gia đình nhỏ. Sau đó, họ lại rời xa tổ ấm, đưa nhau lên những điểm trường, miệt mài bám trường, bám lớp “ươm” những mầm xanh trên những đỉnh núi mù sương nơi đại ngàn cuối trời Tây Bắc.

Chuyện tình của hai người "say chữ" dưới chân Pu Si Lung

Mỗi chiều, khi tia nắng cuối ngày vụt tắt cũng là lúc vợ chồng thầy Nước, cô Dòn buồn nhất. Bởi đó là lúc họ nhìn đám trẻ vội vã trở về "tổ ấm".

Chuyện tình của hai người say chữ dưới chân Pu Si Lung - Hình 1


Thầy trò cùng tham gia trải nghiệm. Ảnh: NVCC

Họ lại đứng trên đỉnh đồi cao, hướng mắt về phía xa xa, nơi ấy có hai đứa con thơ đang ngóng đợi cha mẹ trở về. Thắm thoắt đã 10 năm họ trải qua, hy sinh tình cảm riêng tư, miệt mài "gieo chữ" dưới chân núi Pu Si Lung...

Nơi đất rộng, người thưa

Đặt chân giữa miên man đất đá cỏ cây trên con đường độc đạo từ trung tâm xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, chúng tôi toát mồ hôi giữa hơi ẩm lạnh giá của đại ngàn để đến với điểm trường Sín Chải A (Trường Mầm non Pa Vệ Sử).

Giữa núi đồi, bỗng tiếng đọc bài "ê", "a" cất lên trong điểm trường mầm non của những em bé người La Hủ dù chưa rõ tiếng phổ thông nhưng đủ phá vỡ sự im lặng của miền cao nguyên lạnh ngắt xám màu đá.

Tiếp chúng tôi với giọng nói hồ hởi, sang sảng, thầy Nguyễn Đình Tình, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Pa Vệ Sử (Tiểu học Pa Vệ Sử) vừa rót chén trà ấm, vừa tâm sự: "Bây giờ có đường đi cũng khá hơn rất nhiều rồi, chỉ cách đây vài năm thôi các thầy cô giáo đến với điểm trường Sín Chải A đều phải vượt qua những con dốc đá dựng đứng, một bên là núi cao, bên kia là vực sâu".

Theo chân thầy Tình, chúng tôi đi từng điểm trường tại xã Pa Vệ Sử nằm lẩn khuất sau những ngọn đồi giữa muôn trùng mây núi. Thầy Tình cho biết, đây là một trong 6 xã vùng biên của huyện Mường Tè, nơi có đỉnh Pu Si Lung. Đây cũng là ngọn núi cao thứ 2 của cả nước sau "nóc nhà" Đông Dương (đỉnh Phan Xi Păng).

Cả xã Pa Vệ Sử có đến 13 điểm trường lẻ nằm rải rác trong các bản trải đều trên diện tích lên tới 244 km2 của xã. Tính bình quân, mật độ dân số chỉ có 6 người/km2.

Bước vào những điểm trường, phòng học khang trang hơn cả là để dành cho những trẻ mầm non sơn màu kem còn mới nổi bật trên triền đá. Ở bên cạnh, những phòng học dành cho các em học sinh tiểu học là những căn nhà gỗ tuềnh toàng hun hút gió.

Dừng chân tại điểm trường Mầm non Sín Chải A, người chào đón chúng tôi là thầy giáo Mào Văn Nước. Thầy Nước quê ở xã Bum Nưa, huyện Mường Tè. Gương mặt trẻ trung của thầy vừa bất ngờ vừa xen lẫn niềm vui vì đón những vị khách tới thăm. Thầy Nước vội cho các em ổn định chỗ ngồi rồi hồ hởi đón tiếp chúng tôi.

"Điểm trường Mầm non Sín Chải A có 30 học sinh, thầy Nước và cô Lù Thị Dòn (vợ thầy Nước) vừa giảng dạy cũng đồng thời phụ trách lớp học. Thực sự với góc độ quản lý, tôi luôn trân trọng tình cảm và sự tận tâm, yêu nghề, mến trẻ của họ. Là địa bàn khó khăn, xa xôi, cách trở, một số chế độ không có song họ đã dành trọn tình yêu nghề, mến trẻ để gắn bó với trường, với lớp, với học trò nghèo nơi đây", thầy giáo Tống Thanh Sơn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè tâm sự.

"Gieo" đam mê "trồng người"

Sau phút giới thiệu thân mật, thầy Nước chia sẻ mình đã có gần 10 năm gieo chữ cho trẻ mầm non. Nhớ lại những năm tháng đầu tiên gắn bó với các em người La Hủ, thầy gặp nhiều khó khăn khi các em không biết tiếng phổ thông, việc dạy những con chữ đầu tiên cũng cần sự kiên trì, tận tâm của người thầy.

Bên cạnh những bài học cho trẻ mầm non, thầy Nước còn đóng vai trò như người cha reo vui cho các con khi cất tiếng hát, điệu múa trên khắp các sườn non của xã Pa Vệ Sử.

Chia sẻ về quyết định chọn nghề mầm non của mình, thầy Nước chỉ cười và nói ngắn gọn: "Thì mình cũng yêu trẻ rồi đến mến rồi chọn nghề thôi, hàng ngày thấy các con khỏe mạnh, ngủ ngon, học được nhiều điều mới mẻ là mình thấy hạnh phúc rồi".

Cũng bởi tình yêu trẻ, mến nghề ấy đã khiến người yêu thuở "thanh mai trúc mã" của thầy Nước là cô Lù Thị Dòn ở cùng xã Bum Nưa. Hai người yêu nhau từ thuở cắp sách tới trường.

Thế rồi thầy Nước, chọn cho mình nghề mầm non, đi học, đi làm rồi say nghề. Thầy Nước đã "gieo" vào người yêu mình niềm đam mê nghề giáo từ khi nào cũng chẳng hay.

"Trước khi đến với nghề em thấy lo lắng bởi cô giáo mầm non đòi hỏi công sức và thời gian rất nhiều cho các con. Em băn khoăn thì được anh Nước động viên "chồng làm được thì vợ cũng sẽ làm được" nên đã quyết tâm chọn nghề theo học và gắn bó", cô giáo Lù Văn Dòn kể lại.

Cùng với sự quyết tâm của thầy giáo mầm non trẻ, cô Dòn cũng vững tin hơn khi đồng hành cùng thầy Nước. Hai người nên duyên vợ chồng. Thầy Nước lên non cao dạy trẻ, chắt chiu dành tiền nuôi vợ theo học sư phạm mầm non. Ngày ra trường, cô Dòn lại theo chồng lên non làm cô giáo nuôi dạy trẻ.

Những năm đầu cô Dòn vào công tác, tuy cùng một xã, song hai vợ chồng như cách xa nhau cả trăm cây số vì cả tuần mới gặp nhau vào mỗi dịp cuối tuần. Từ 2017, được BGH tạo điều kiện, hai vợ chồng được phân công về cùng điểm trường ở bản Sín Chải A công tác. Cũng vì thế mà từ đó đến nay, hai vợ chồng được gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Nói về việc vợ chồng được cùng một bản, cô Dòn bảo mình có cảm thấy may mắn khi hai vợ chồng được gần nhau, cùng làm công việc mà cả hai đã lựa chọn.

"Khó khăn ở đây thì luôn vô vàn, từ vận động học sinh, phụ huynh đưa ra lớp, đến việc bất đồng ngôn ngữ giữa thầy và trò. Để vận động các bậc phụ huynh đưa con đến lớp là một hành trình gian nan khi phải băng rừng, lội suối để đến với bản làng. Vận động bà con hiểu được ý nghĩa của việc học tiếng phổ thông để gửi các con theo học cũng là cả vấn đề. Nhiều khi chúng tôi phải đến tận nhà để đưa đón các con đi học đều đặn", thầy Nước tâm sự.

Mỗi tối, khi gà lên chuồng thì vợ chồng thầy Nước, cô Dòn lại buồn hơn lúc nào hết. Bởi đó là lúc đám trò nhỏ vội vã về tổ ấm. Hai vợ chồng lại đứng trên đỉnh đồi cao, hướng mắt về phía xa xa. Nơi ấy có hai đứa con thơ ở độ tuổi mầm non cũng đang về với ông bà nội ngoại.

"Mỗi lúc giao mùa, bọn trẻ thường bị ốm. Hai cháu nhà tôi cũng thế. Nhiều lúc cứ tủi thân vì hàng ngày vẫn chăm bẵm cho 30 đứa con, trong khi hai đứa mà mình đẻ ra lại chẳng được chăm trọn vẹn vài ngày. Nghĩ mà thương các cháu", cô Dòn nghẹn ngào tâm sự.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc NgọCông an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc Ngọ
08:55:22 21/12/2024
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"
09:10:44 21/12/2024
Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCMThanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM
11:57:46 21/12/2024
CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Vừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến giàVừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến già
09:03:49 21/12/2024
Mẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lạiMẹ chồng bàn kế hoạch Noel, mặt mày tôi xám ngoét, kỉ niệm dịp lễ năm ngoái vẫn khiến tôi run sợ khi nhớ lại
09:15:05 21/12/2024
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷNữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ
11:23:32 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây

Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây

Sao việt

14:29:19 21/12/2024
Mới đây, Hoa hậu Mai Phương khiến cư dân mạng đứng ngồi không yên khi chia sẻ đoạn clip vỏn vẹn chỉ 4 giây trên mạng xã hội.
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ

Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ

Sao châu á

14:25:41 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin cánh paparazzi đã tung clip Lưu Hiểu Khánh bị nhiếp ảnh gia Cổ Kha chặn đường đe dọa sau khi họ xảy ra bất hòa, kiện tụng hậu chia tay.
"Tổ hợp cờ bạc" bên trong nhà lồng chợ ở Vĩnh Long

"Tổ hợp cờ bạc" bên trong nhà lồng chợ ở Vĩnh Long

Pháp luật

14:18:01 21/12/2024
Ngày 21/12, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, vừa kết hợp với Công an huyện Trà Ôn bắt quả tang nhóm người tụ tập mua bán số đề và đánh bài ăn thua bằng tiền.
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?

Tv show

14:13:31 21/12/2024
Trải qua 3 công diễn, Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió (tên gọi của vị trí ra mắt nhóm nhạc năm nay).
"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

"Khoe" thu nhập tháng 110 triệu nhưng khi tiết lộ tiền học cho con, bà mẹ Hải Phòng bị "ném đá": Chị có nhầm không?

Netizen

13:22:35 21/12/2024
Câu hỏi Tiền học cho con bao nhiêu là đủ? thực sự không có câu trả lời chung vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa điểm học, loại hình trường học, chương trình giáo dục, và tình hình tài chính của gia đình.
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng

Hậu trường phim

13:18:47 21/12/2024
Sự nghiệp của nam diễn viên hầu như không còn tác phẩm nào vì bạn diễn đã bị cấm hoạt động nghệ thuật, phim bị gỡ bỏ.
Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Thời trang

12:57:26 21/12/2024
Áo khoác măng tô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho mùa lạnh mà còn là điểm nhấn hoàn hảo, mang đến vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp cho người mặc. Phom dáng tối giản được nâng tầm bởi sự tinh tế trong từng đường cắt may.
5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

Làm đẹp

12:55:41 21/12/2024
Protein có trong sữa chua giúp sợi tóc chắc khỏe, ngăn ngừa chẻ ngọn và hư tổn. Trong khi đó, acid lactic cũng giúp dưỡng ẩm cho tóc và khi gội sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết.
Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Lạ vui

12:45:58 21/12/2024
Khoáng vật nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên hành tinh, từ những vệt lấp lánh trong sỏi hoặc cát cho đến những viên ngọc thực sự được ẩn giấu bên dưới lòng đất.
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Tin nổi bật

12:44:17 21/12/2024
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Sức khỏe

12:43:05 21/12/2024
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, cô bé N.T.N.Y (10 tuổi, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.