Những cách thú vị giúp tạo màu tự nhiên cho món ăn
Các bà nội trợ có thể dùng lá dứa, lá tre tạo màu xanh lá cây cho các loại bánh, lá cẩm nhuộm màu tím hay ruột gấc ngâm gạo nếp giúp xôi màu đỏ chuẩn.
Việc sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu của các bà nội trợ. Thay vì dùng màu tổng hợp bán ngoài hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể tự tạo màu tự nhiên cho các món ăn bằng cách dùng lá cây hay các loại rau củ ăn hàng ngày.
1. Màu xanh lá cây
Lá dứa dễ kiếm lại cho màu xanh lá tuyệt đẹp, thích hợp nhuộm bánh và thạch. Ảnh: dilihouse.
Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, bồ ngót… dùng để nhuộm màu các loại bánh.
- Lá dứa
Loại lá này rất dễ trồng và được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Lá dứa (miền Bắc gọi là lá nếp) cho màu xanh lá cây tươi, dịch chiết suất dễ tan trong nước, có độ bền màu ở nhiệt độ cao với thời gian dài và có mùi thơm rất dễ chịu, đặc trưng. Lá dứa được sử dụng nhuộm màu cho bánh, thạch và một số nước giải khát. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu.
- Lá bồ ngót (còn gọi là bù ngót, hoặc rau ngót)
Màu của loại lá này khá bền với nhiệt, dễ tan trong nước, thường dùng ở dạng tươi, giã vắt lấy nước nhuộm cho các loại bánh.
- Lá tre, mây
Người ta dùng màu xanh của lá tre, mây phối hợp với màu của lá dong để nhuộm màu xanh cho bánh trưng, hoặc dùng nhuộm một số loại bánh, màu nước uống, màu chè, thạch… để món ăn trông đẹp hơn, không có vị lạ lại ít tạp chất.
- Lá khúc
Video đang HOT
Người ta thường lấy lá non, tươi, giã nát, vắt lấy nước, trộn lẫn với gạo nếp để nấu xôi, làm bánh khúc, có màu xanh nhạt rất đẹp, mùi thơm đặc trưng, lại không độc.
2. Màu nâu
Màu nâu thông dụng nhất là màu caramel còn gọi là nước màu, hoặc nước hàng, tạo được khi chúng ta thắng đường, thường dùng trong gia đình để kho, nấu, làm bánh… Ngoài ra, màu nâu còn được lấy từ cà phê, ca cao… Tùy theo nồng độ pha loãng hay đặc của dung dịch caramel, ta có thể tạo ra nhiều màu nâu khác nhau rất thích hợp từ màu nâu sáng đến màu nâu sẫm
3. Màu vàng, cam, đỏ
Ruột gấc và hạt gấc ngâm với gạo nếp tạo màu đỏ tự nhiên cho xôi. Ảnh: Cún Khang.
Chủ yếu được tạo thành nhờ nhóm carotenoid tan trong dầu và nhóm flavonid tan trong nước của các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra còn có thể dùng betalain , cartamin… được chiết suất từ quả dành dành, củ nghệ, hạt điều, củ dền… dùng để nhuộm màu bánh, xôi và một số món nấu trong gia đình
- Hạt điều
Người ta thu hái hạt, cho vào nước nóng khuấy mạnh, chà xát, tách hạt và tạp chất ra rồi thu lấy cơm hạt để lên men tự nhiên, loại bỏ chất nhày và thu lấy màu đỏ lắng xuống, gạn, phơi khô, nén thành từng bánh nhỏ để sử dụng dần.
Màu hạt điều là màu đỏ, có thể dùng ở dạng nguyên hạt khô, nghiền thành bột hoặc được trích thành dầu điều, bán phổ biến ở các chợ. Người ta thường dùng loại này để làm gia vị. Chất màu đỏ trong hạt điều tan trong chất béo, không tan trong nước, không độc, có cấu tạo hóa học là tiền vitamin A
- Gấc
Gấc là loại quả rất phổ biến, ai cũng biết gấc được sử dụng để tạo màu đỏ cho xôi dùng trong các ngày giỗ, tết. Bộ phận dùng nhiều trong quả gấc là ruột gấc tươi và hạt gấc để trộn vào gạo nếp. Hiện nay người ta còn chế biến ruột gấc thành miếng khô hay bột khô, dầu gấc… để tiện bảo quản sử dụng. Màu đỏ cam của màng hạt gấc là do có chứa caroten và lycopen là các tiền vitamin A, là các chất tan trong dầu, rượu, không tan trong nước, do đó khi sử dụng phải ngâm trong rượu, cồn.
- Củ dền
Chủ yếu dùng để nấu canh nhưng có thể dùng để nhuộm màu đỏ cho bánh kẹo, thạch… Màu đỏ của củ dền là nhờ nhóm màu betalains, dễ tan trong nước, lượng màu cao và đẹp, nhưng độ bền với nhiệt kém hơn nên thích hợp tạo màu cho thực phẩm trong gia đình.
- Củ nghệ
Loại này được trồng nhiều nơi ở nước ta. Củ nghệ được dùng ở dạng tươi, giã lấy nước nhuộm màu cho bánh ngọt, bánh xèo, bột cà ri, các món canh…rất đẹp mắt.
- Quả dành dành
Dành dành là loại cây dại mọc ở các vùng đất ẩm. Màu vàng tươi trong quả dành dành không độc, có thể dùng nhuộm màu vàng cho bánh xu xê, bánh thạch, dùng kho cá hoặc các loại bánh ngọt khác…
4. Màu tím
Lá cẩm thường được tín nhiệm để tạo ra sắc tím tía rất đẹp lại không mùi vị, không đọc hại và bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh. Ở dạng phơi khô, lá cẩm vẫn cho màu tím nhưng không đẹp bằng dạng tươi.
5. Màu đen
Gai là loại cây lấy sợi nhưng lá gai được dùng để nhuộm màu đen cho thạch và loại bánh đặc biệt là bánh gai có màu đen nhánh như nhựa đường.
Trần Quỳnh tổng hợp
Theo Ngôi Sao
Lá tre chữa tràn dịch màng phổi
Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời.
Ảnh minh họa: Internet
Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm phế quản cấp tính: trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc diệp 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tràn dịch màng phổi: trúc diệp 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, đại kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).
Chữa viêm bàng quang cấp tính: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.
Chữa đái ra dưỡng chấp: trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa co giật ở trẻ em: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa thủy đậu: trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi tử 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa loét miệng: trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Bài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng. Khi bị say nắng, say nóng cần nhanh...